Các bên nói về sổ đỏ cấp cho nhà trẻ tại Hiyori Garden Tower

Sở TN&MT Đà Nẵng cho rằng, việc cấp sổ đỏ cho nhà trẻ đúng quy định. Còn Ban quản trị khẳng định, chưa có hồ sơ điều chỉnh bản vẽ thi công tầng 2 thay đổi sân chơi thành nhà trẻ.

Nhà trẻ chưa được điều chỉnh thiết kế

Như đã phản ánh trong bài viết "Nhà trẻ tại tòa nhà Hiyori Garden Tower không đảm bảo điều kiện PCCC": Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP Đà Nẵng đã có Công văn số 144/PCCC&CNCH-CTPC ngày 02/02/2024 yêu cầu chủ đầu tư tòa nhà là Công ty TNHH MTV Sun Frontier Đà Nẵng và Công ty CP Toàn Tâm (bên thuê diện tích nhà trẻ làm Trường mầm non Việt Nhật) hoàn trả lại nguyên trạng mặt bằng bố trí công năng theo thiết kế đã được cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH có thẩm quyền thẩm duyệt về PCCC (trả lại diện tích sân chơi đang tận dụng làm nhà trẻ).

Tuy nhiên đến nay, 2 công ty này vẫn chây ỳ không trả lại diện tích sân chơi đang tận dụng làm nhà trẻ, gây bức xúc cho cư dân, Ban quản trị và Ban quản lý tòa nhà. Chủ đầu tư thì cho rằng đang lập hồ sơ xin thẩm duyệt điều chỉnh thiết kế đối với tầng 2 của tòa nhà nộp cho cơ quan PCCC và CNCH (Công văn số 38/2024/CV/SFDN-HGT ngày 25/6/2024). Còn Công ty CP Toàn Tâm thì kêu cứu chính quyền, cơ quan chức năng cho tồn tại nhà trẻ đang không đảm bảo điều kiện PCCC và đang chiếm dụng 01 sân chơi cộng đồng diện tích khoảng 300m2...

Cac ben noi ve so do cap cho nha tre tai Hiyori Garden Tower
 Cư dân tòa nhà cho rằng nhà trẻ đang hoạt động trái phép, không đảm bảo an toàn PCCC.

Để đảm bảo quyền lợi của cư dân và an toàn cho tòa nhà, Ban quản trị tòa nhà Hiyori Garden Tower kiến nghị cơ quan chức năng TP Đà Nẵng cưỡng chế dừng hoạt động đối với nhà trẻ tại tầng 2 tòa nhà này. Yêu cầu chủ đầu tư và Công ty CP Toàn Tâm hoàn trả lại phần diện tích sở hữu chung tại tầng 2 được thiết kế làm sân chơi cộng đồng cho cư dân sử dụng đúng mục đích theo công năng thiết kế đã được phê duyệt, cấp phép.

Bên cạnh đó, Ban quản trị cũng đề nghị UBND TP Đà Nẵng và cơ quan chức năng xem xét lại việc cấp GCN QSDĐ số DC 890531 ngày 22/11/2021 (sổ đỏ) cho Công ty TNHH MTV Sun Frontier Đà Nẵng đối với hạng mục nhà trẻ tại công trình Tòa nhà chung cư Hiyori Garden Tower.

Theo Ban quản trị, từ 2019 đến nay, nhà trẻ chưa có hồ sơ điều chỉnh bản vẽ thi công tầng 2 ghi nhận việc thay đổi phần diện tích chơi thành nhà trẻ. Điều này cũng đã nêu rõ tại Kết luận 152/KL-TTr ngày 5/12/2022 của Thanh tra Bộ Xây dựng.

Diện tích theo thiết kế ban đầu của nhà trẻ chỉ 54m2, đã được thẩm định thiết kế cơ sở tại công văn số 88/HĐXD-QLKT ngày 25/1/2017 của Cục quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng. Nhưng Sở TN&MT TP Đà Nẵng cấp sổ đỏ cho nhà trẻ có diện tích đến 350,9m2.

Mặt khác, Kết luận 152/KL-TTr ngày 5/12/2022 của Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ rõ: nhà trẻ thuộc phần sở hữu chung, phải bàn giao cho Ban quản trị quản lý. Tuy nhiên, Sở TN&MT TP Đà Nẵng cấp sổ đỏ đối với hạng mục nhà trẻ theo hình thức sở hữu riêng của chủ đầu tư…

Sở TN&MT khẳng định sổ đỏ cấp đúng quy định

Mới đây, Sở TN&MT TP Đà Nẵng đã có ý kiến đối với việc cấp GCN QSDĐ số DC 890531 ngày 22/11/2021 cho Công ty TNHH MTV Sun Frontier Đà Nẵng đối với hạng mục nhà trẻ tại công trình tòa nhà chung cư Hiyori Garden Tower.

Cac ben noi ve so do cap cho nha tre tai Hiyori Garden Tower-Hinh-2
Trường mầm non Việt Nhật tại tầng 2 của tòa nhà.

Theo Sở TN&MT, đối với việc điều chỉnh phần sân chơi tại tầng 2 thành nhà trẻ, tăng diện tích nhà trẻ ở tầng 2 từ 54m2 lên thành 351,4m2, Chủ đầu tư đã lập bản vẽ đề xuất và được cơ quan quản lý về việc quản lý hoạt động xây dựng là Sở Xây dựng thống nhất tại Công văn số 11477/SXD-QHKT ngày 26/12/2017.

Đồng thời, ngày 12/12/2019, Sở Xây dựng có Công văn số 9846/SXD-CCGĐ thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình chung cư Hiyori Garden Tower vào sử dụng. Tại mục 2 văn bản, Sở Xây dựng có ý kiến: “Tại thời điểm kiểm tra, công trình đã được thi công hoàn thành cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, qua kiểm tra bằng trực quan chưa phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm về an toàn chịu lực của công trình.

Về công năng sử dụng các tầng: Hiện nay công trình được thi công, bố trí ngăn phòng như bản vẽ đính kèm Giấy phép xây dựng 61/GPXD đã được Sở Xây dựng cấp phép ngày 29/01/2019 và bản vẽ đính kèm Công văn số 11477/SXD-QHKT ngày 26/12/2017 của Sở Xây dựng”.

Cũng theo Sở TN&MT, tại Phụ lục 1 của Hợp đồng mua bán căn hộ (do chủ đầu tư cung cấp khi thẩm tra hồ sơ cấp GCNQSDĐ): khoản VI mục B đã thể hiện văn bản liên quan là Công văn số 9846/SXD-CCGĐ ngày 12/12/2019 của Sở Xây dựng; tại Mục C thể hiện khu vực nhà trẻ tại tầng 2 thuộc sở hữu của bên Bán hoặc được bán cho bên thứ ba.

Theo hồ sơ đo đạc do Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường xác lập ngày 14/9/2020 thì diện tích thực tế của phần Nhà trẻ tại tầng 2 là 350,9m2.

Do đó, theo Sở TN&MT, việc cấp GCNQSDĐ số DC 890531 ngày 22/11/2021 cho chủ đầu tư đối với công trình Nhà trẻ có diện tích 350,9m2; hình thức sở hữu: sở hữu riêng; thời hạn sở hữu: đến ngày 05/9/2066 là đúng với quy với quy định của pháp luật; phù hợp với hồ sơ của dự án.

Sở Xây dựng nói gì?

Khác với quan điểm của Sở TN&MT, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng có văn bản số 3042/SXD-CPXD ngày 6/5/2024 nêu quan điểm liên quan đến việc điều chỉnh công năng công trình để mở rộng nhà trẻ.

Cac ben noi ve so do cap cho nha tre tai Hiyori Garden Tower-Hinh-3
 GCN QSDĐ số DC 890531 ngày 22/11/2021 đối với nhà trẻ. 

Theo Sở Xây dựng, ngày 19/10/2017, chủ đầu tư có công văn số 109/CV đề xuất điều chỉnh thiết kế nhằm đảm bảo tiêu chuẩn hoạt động của nhà trẻ tại tầng 2 của tòa nhà (điều chỉnh giảm 01 sân chơi liền kề để tăng diện tích nhà trẻ từ 54m2 lên thành 351,4m2). Sở Xây dựng đã có Công văn số 11477/SXD-QHKT ngày 26/12/2017 nêu ý kiến cơ bản thống nhất đối với đề xuất mở rộng nhà trẻ, trong đó có lưu ý “chủ đầu tư cần phải liên hệ với các cơ quan chức năng để tiến hành các bước theo đúng quy định”.

Vì nội dung này có sự thay đổi so với hồ sơ bản vẽ thiết kế kèm theo thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở tại công văn số 88/HĐXD-QLKT ngày 25/1/2017 của Cục quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng.

Hơn nữa, tòa nhà Hiyori Garden Tower thuộc công trình cấp 1 nên hồ sơ thiết kế điều chỉnh thay đổi công năng nêu trên thuộc đối tượng phải thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh và thẩm quyền thẩm định Báo cáo này thuộc cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng.

Sở Xây dựng nhấn mạnh, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 thì hạng mục công trình điều chỉnh công năng nêu trên thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép xây dựng điều chỉnh “khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường”.

Sau khi có thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh của Bộ Xây dựng thì Sở Xây Dựng mới hướng dẫn các thủ tục pháp lý tiếp theo để cấp Giấy phép xây dựng điều chỉnh theo quy định.

Tại văn bản này, Sở Xây dựng cũng lưu ý: việc điều chỉnh thiết kế công trình chung cư có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các đối tác, khách hàng và các chủ sở hữu căn hộ chung cư tại dự án. Vì vậy, trước khi nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh, Sở Xây dựng yêu cầu các chủ đầu tư phải tổ chức lấy ý kiến thống nhất về nội dung điều chỉnh công năng nêu trên của tất cả các đối tác, khách hàng và các chủ sở hữu căn hộ chung cư tại dự án để tránh tranh chấp, khiếu kiện về sau.

Căn cứ hướng dẫn của Sở Xây dựng, hiện nay chủ đầu tư mới đang làm thủ tục để điều chỉnh công năng, diện tích… phần mở rộng nhà trẻ. Nhưng việc điều chỉnh này không được sự thống nhất, đồng tình của cư dân tòa nhà.

Vậy, việc cấp GCNQSDĐ số DC 890531 ngày 22/11/2021 cho hạng mục nhà trẻ có đúng quy định không? Trường mầm non Việt Nhật hoạt động từ 2019 đến nay có trái quy định không? Chủ đầu tư có chiếm dụng diện tích sân chơi làm nhà trẻ không?... Câu trả lời xin nhường lại cho cơ quan chức năng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Xây Dựng số 1 tỉnh Điện Biên vi phạm PCCC đầu tư những công trình nào?
 

Sở hữu chung cư, nhà đất ở các nước ra sao?

Mỗi nước có những khác biệt về quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư cũng như quy định về sở hữu đất đai, và hầu hết các Chính phủ đều nắm vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý đất đai.

Sở hữu chung cư, nhà đất ở các nước ra sao?
Sau khi Bộ Xây dựng đề xuất quy định thời hạn sử dụng chung cư chỉ từ 50-70 năm thay vì lâu dài như trước, người dân cũng như các nhà đầu tư bất động sản đã có phản ứng đa chiều. Tuy nhiên, không riêng gì ở Việt Nam, nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng hình thức này, điển hình là Trung Quốc, Singapore, Thái Lan...

Đại biểu Quốc hội đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn

ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, chính vì sở hữu chung cư không thời hạn nên khi người dân không đồng ý thì không thể phá dỡ. Tuy nhiên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa không đồng tình.

Đại biểu Quốc hội đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn
Nguyên nhân sâu xa của không thể phá dỡ chung cư
Thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho biết, có nhiều điểm trong dự thảo Luật Nhà ở sẽ gây tranh luận. Chẳng hạn, điều kiện như thế nào được phá dỡ chung cư, tỷ lệ số hộ đồng ý phá dỡ ra sao, phá dỡ như thế thì tái định cư như thế nào, tạm cư ra làm sao, ngân sách có chịu trách nhiệm gì vào đây không?

Thấy gì từ việc nguyên Trưởng Ban quản trị chung cư Miếu Nổi bị bắt?

Lần đầu tiên, cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam nguyên trưởng ban quản trị chung cư vì chiếm đoạt tiền quỹ. Đây là lời cảnh tỉnh cho ai muốn “kiếm ăn” từ việc tham gia BQT nhà chung cư.

Mới đây, Công an quận Bình Thạnh (TP HCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt giam Phạm Phương, nguyên Trưởng ban quản trị và Đinh Việt Cường, Phó Ban quản trị chung cư Miếu Nổi, Phan Dương Đại, nhân viên Công ty thang máy Đại Tiến cùng về tội “Tham ô tài sản”.
Từ vụ việc trên, Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm cho biết, việc thành viên ban quản trị nhà chung cư bị xử lý về tội tham ô tài sản đã được ông cảnh báo tại nhiều hội thảo trước đó.

Tin mới