Các bên tại Sudan nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo

SAF và RSF đã ký thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo tại thành phố Jeddah của Saudi Arabia và có hiệu lực từ 21h45 ngày 22/5 (giờ địa phương) và kéo dài 7 ngày.

Các bên tại Sudan nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo
Cac ben tai Sudan nhat tri ve mot thoa thuan ngung ban nhan dao
Người dân sơ tán tránh xung đột tại Khartoum, Sudan, ngày 14/5/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN) 

Theo TASS, kênh tin tức Al Arabiya đưa tin các bên tham gia cuộc xung đột vũ trang ở Sudan - Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Các lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), ngày 20/5 đã nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo có hiệu lực từ 21h45 ngày 22/5 (giờ địa phương) và kéo dài 7 ngày.

Theo Al Arabiya, SAF và RSF đã ký thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo tại thành phố Jeddah của Saudi Arabia. Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực sau 48 giờ đồng hồ kể từ khi ký kết.

Thỏa thuận cũng quy định "thành lập một ủy ban đặc biệt để thực hiện thỏa thuận ngừng bắn, ủy ban này sẽ bao gồm đại diện của các bên hòa giải - gồm Saudi Arabia và Mỹ, cũng như SAF và RSF."

Thỏa thuận ngừng bắn yêu cầu các bên rút "tất cả nhân viên có vũ trang khỏi các cơ sở y tế của đất nước để tạo cơ hội bắt đầu sửa chữa nhà ở và hệ thống tiện ích."

Đây là thỏa thuận dài hạn thứ hai về ngừng bắn nhân đạo mà SAF và RSF đạt được kể từ khi xung đột nổ ra. Thỏa thuận đầu tiên, lẽ ra phải được duy trì trong 10 ngày, song nhanh chóng bị đổ vỡ.

Tình hình ở Sudan leo thang trong bối cảnh bất đồng giữa người đứng đầu quân đội, Abdel Fattah al-Burhan, người cũng đứng đầu Hội đồng Chủ quyền cầm quyền, và người đứng đầu RSF Mohamed Hamdan Dagalo (còn được gọi là Hemedti), cấp phó của Tướng al-Burhan trong Hội đồng Chủ quyền.

Những vấn đề bất đồng chính giữa hai bên liên quan đến thời gian và phương pháp thống nhất các lực lượng vũ trang của Sudan, cũng như việc bổ nhiệm tổng tư lệnh quân đội.

[LHQ kêu gọi tài trợ bổ sung để giúp người chạy trốn xung đột ở Sudan]

Đêm 19 và sáng 20/5, giao tranh vẫn tiếp diễn giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) đối địch.

Nhiều cuộc không kích đã xảy ra ở các khu vực lận cận thủ đô Khartoum trong bối cảnh nhiều dân thường đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến và cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng nghiêm trọng khi xung đột đã bước sang tuần thứ sáu liên tiếp.

Các nhân chứng cho biết không kích đã xảy ra ở Omdurman và Bahri. Đây là hai thành phố nằm dọc sông Nile, gần sát thủ đô Khartoum. Một số cuộc không kích xảy ra gần đài truyền hình quốc gia ở Omdurman.

Các nhân chứng ở Khartoum cho biết tình hình tương đối yên tĩnh mắc dù thỉnh thoảng vẫn nghe thấy tiếng súng nổ.

Cuộc xung đột bắt đầu nổ ra từ ngày 15/4 đã khiến hơn 1,1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán hoặc di tản sang các nước láng giềng. Khoảng 705 người đã bị thiệt mạng và gần 5.300 người đã bị thương.

Chính phủ Mỹ đang đóng vai trò trung gian giữa quân đội Sudan và RSF.

Phía Mỹ cho biết hai bên đã đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao các mặt hàng viện trợ nhân đạo và bảo vệ thường dân khi hai bên gặp nhau tại Saudi Arabia vào đầu tháng này.

Quân đội Sudan và RSF đã đồng ý thỏa thuận ngừng bắn nhiều lần, nhưng các trận đánh vẫn tiếp diễn.

Ngày càng có nhiều lo ngại cho rằng cuộc xung đột này có thể gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan đến các quốc gia xung quanh Sudan vì chưa có dấu hiệu cho thấy có khả năng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài./

Mỹ thừa nhận hệ thống Patriot ở Ukraine "bị hư hại nhẹ"

Sau cuộc tấn công vào rạng sáng ngày 16/5 vào thủ đô Kiev của Ukraine, Mỹ đã thừa nhận hệ thống Patriot của mình bị "hư hại nhẹ" và vẫn hoạt động được.

 Mỹ thừa nhận hệ thống Patriot ở Ukraine "bị hư hại nhẹ"
My thua nhan he thong Patriot o Ukraine

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, hệ thống Patriot của nước này đã bị "hư hỏng nhẹ" nhưng vẫn hoạt động được. Thông tin trên được đưa ra, sau khi phía phía Nga công bố đã đánh trúng một tổ hợp Patriot của Mỹ, kèm theo đó là nhiều đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội Nga và Ukraine, ghi lại toàn bộ cuộc đối đầu giữa hệ thống phòng không Mỹ với tên lửa Nga. Ảnh cắt từ clip/nguồn BM.

Cuộc chạm trán đầu tiên giữa lính Đức với xe tăng KV Liên Xô

Quân Đức bất ngờ và hoảng sợ trước sức mạnh của những chiếc xe tăng KV, những chiếc xe tăng này đã giúp Liên Xô có thêm lợi thế trong thời gian đầu của Thế chiến.

Cuộc chạm trán đầu tiên giữa lính Đức với xe tăng KV Liên Xô

Khi bắt đầu chiến dịch Barbarossa, quân Đức không hề biết đến hai loại xe tăng mới này. Do đó, họ đã rất ngạc nhiên khi chạm trán chúng lần đầu tiên trong các trận chiến vào tháng 6/1941. Các loại vũ khí chống tăng tiêu chuẩn của quân Đức được cho là không hiệu quả trước những chiếc xe tăng mới này, trong khi những gì họ biết là lực lượng xe tăng của Liên Xô vốn chỉ có những chiếc T-26 và BT cũ kĩ.

Đến ngày 22/6/1941, Hồng quân đã cho triển khai gần 1.000 xe tăng T-34 và hơn 500 chiếc KV, tập trung thành 5 trong tổng số 29 quân đoàn cơ giới của họ. Tính đến cuối tháng 12/1941, Liên Xô đã mất 2.300 xe tăng T-34 và hơn 900 KV, chiếm 15% trong tổng số 20.500 xe tăng bị mất trong năm đó.

“Hơn nửa tá súng chống tăng bắn liên hồi vào nó (chiếc T-34), âm thanh vang lên như tiếng trống dồn. Nhưng nó vẫn cứ lướt băng băng qua phòng tuyến của chúng tôi... Điều đáng chú ý là xe tăng của trung úy Steup đã bắn trúng một chiếc T-34, một lần ở cự ly 20 mét và bốn lần ở cự ly 50 mét, bằng Panzergranate 40 (loại đạn pháo có đường kính 5 cm), mà chẳng có kết quả gì cả, một báo cáo trận chiến của Đức cho biết.

Cuoc cham tran dau tien giua linh Duc voi xe tang KV Lien Xo
Xe tăng KV-1. Ảnh: History.

Mục tiêu mồi nhử ADM-160B Mỹ viện trợ cho Ukraine lợi hại thế nào?

Mỹ vừa viện trợ cho Ukraine mục tiêu “mồi nhử” trên không ADM-160B MALD, nhằm đánh lừa các hệ thống phòng không của Nga để tăng khả năng đột phá qua các hệ thống phòng không của Nga.

Mục tiêu mồi nhử ADM-160B Mỹ viện trợ cho Ukraine lợi hại thế nào?
Muc tieu moi nhu ADM-160B My vien tro cho Ukraine loi hai the nao?
 

Mỹ viện trợ mục tiêu giả cho Ukraine để đánh lừa phòng không Nga

Tin mới