Các biến chứng nguy hiểm chết người của cúm mùa

Cúm mùa tuy lành tính nhưng dễ biến chứng viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não... gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Tổn thương mất chức năng phổi vì cúm mùa
Hiện cúm mùa không chỉ bùng phát tại Nhật Bản mà tại Việt Nam nhiều bệnh nhân cũng nguy kịch do cúm mùa. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc Cúm nặng, hầu hết phải thở máy, có người phải đặt ECMO.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính hàng năm cúm mùa tấn công 5-20% người lớn và 20-30% trẻ em, gây ra các mức độ bệnh tật, nhập viện và tử vong.
Bệnh nặng và tử vong xảy ra chủ yếu ở những nhóm người có nguy cơ cao như trẻ em, người già trên 65 tuổi và người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, béo phì, suy giảm miễn dịch…
Th.S BS Phạm Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh: nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị sẽ rất khó khăn. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị cúm sớm là vô cùng quan trọng.
Những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm. Bệnh cúm có thể trở nên nguy hiểm, dẫn đến tổn thương phổi lan tỏa, bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy đa tạng và thậm chí tử vong.
TS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo: Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do vi rút cúm gây ra. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau đầu, sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ khớp và nói chung là cảm giác khó chịu. Bệnh cúm thường nặng hơn cảm lạnh đơn thuần mặc dù bệnh cũng có thể nhẹ.
Cac bien chung nguy hiem chet nguoi cua cum mua
Chạy ECMO cho bệnh nhân mắc cúm A tại bệnh viện Nhiệt đới TƯ - Ảnh BVCC 
Mức độ nghiêm trọng của bệnh từ các triệu chứng nhẹ đến viêm phổi nặng, viêm não và nhiễm trùng toàn thân, có thể đe dọa tính mạng. Những biểu hiện nghiêm trọng này có thể là do bản thân vi-rút cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn / vi-rút khác xảy ra sau nhiễm cúm làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể.
Bệnh nặng hơn thường gặp ở người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.
Tuy nhiên, nhiễm trùng nặng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào có thể trạng sức khỏe tốt. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hàng năm. Vắc-xin ngừa cúm có khả năng bảo vệ tốt, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tiến triển nặng.
Theo nghiên cứu của WHO, trẻ em lẫn người lớn đều có thể mắc cúm, đặc biệt vào mùa lạnh và cần tiêm vaccine hằng năm để phòng bệnh chủ động cũng như tránh biến chứng nguy hiểm.
Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm.Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.
Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, hàng năm ước tính có 5-20% người trưởng thành và 20-30% trẻ em mắc cúm. Dịch cúm gây ra 3-5 triệu ca cúm nặng và 250.000-500.000 ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm.
Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 - 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi do cúm.
Cac bien chung nguy hiem chet nguoi cua cum mua-Hinh-2
 Bệnh nhân nhiễm cúm A nặng tại bệnh viện Nhiệt Đới TƯ - Ảnh BVCC
Dễ lây lan và thành dịch bệnh nguy hiểm
TS Trần Thị Hải Ninh, cảnh báo, cúm mùa thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi cơ thể không đáp ứng được các thay đổi của thời tiết. Nếu người bệnh không điều trị sớm và đúng cách thì có thể để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C
Đặc biệt, trong 3 tuýp cúm mùa A,B,C thì cúm tuýp A có nguy cơ gây bệnh rầm rộ hơn và nhanh chóng lây lan thành dịch. Cần lưu ý, virus cúm A có đặc điểm rất đặc trưng như tính cảm thụ cao, thời gian ủ bệnh rất ngắn từ 1- 2 ngày, cơ chế lây truyền, khả năng tồn tại lâu dài khiến bệnh cảnh diễn biến nhanh chóng, gây ra biến chứng nặng nề, thời gian điều trị kéo dài và tốn kém chi phí.
Bệnh cúm A lây lan rất nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn nhỏ từ cơ thể người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với đồ vật, bề mặt có virus, bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
Cúm có tốc độ lây lan cực nhanh: Người lớn có thể lây virus cúm cho người khác bắt đầu từ 1 ngày trước khi có triệu chứng và khả năng lây kéo dài từ 5-7 ngày sau khi nhiễm bệnh. Một hành khách trên máy bay có triệu chứng nhiễm cúm có thể lây bệnh cho 72% số người còn lại. Trong khi đó, môi trường làm việc như công sở có nguy cơ lây nhiễm cúm cao thứ 2 chỉ sau bệnh viện.
Virus cúm tồn tại khắp nơi, virus có thể bắn xa và lây trong phạm vi 2m. Chính vì vậy, bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người lớn tuổi.
Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Những đối tượng có nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc cúm A là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền như phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ gan, bệnh tim mạch…
Cac bien chung nguy hiem chet nguoi cua cum mua-Hinh-3
 Thăm khám cho bệnh nhi nhiễm được hô hấp - Ảnh BVCC
Nguy cơ tử vong ở nhóm nguy cơ cao
Các chuyên gia cảnh báo, hiện người dân chủ yếu mắc cúm A và bị biến chứng của bệnh. Triệu chứng ban đầu của bệnh cúm A tương tự các bệnh cúm mùa nói chung và nhiễm các virus gây viêm đường hô hấp khác như: Sốt kèm cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức cơ, ăn không ngon; cơ thể suy nhược, đau họng, viêm họng, ho khan; hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, có thể tiêu chảy,…

"Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để ngừa bệnh cúm. Tiêm ngừa vaccine cúm hàng năm mang lại những lợi ích to lớn, giúp trẻ em và người lớn giảm tối đa tỷ lệ mắc bệnh, nguy cơ biến chứng nặng, nhập viện và tử vong do cúm"

Điểm khác là trẻ thường sốt cao 39-40 độ C, da mắt, họng bị sung huyết. Trẻ nhỏ có thể mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, khi bệnh nặng có cảm giác khó thở, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…
Khi có những triệu chứng cảnh báo trên, trẻ em và người lớn cần được đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, chăm sóc thích hợp. Bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu bị biến chứng gồm viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản sẽ được nhập viện.
Bệnh cúm mùa không điều trị hoặc điều trị quá muộn khiến bệnh chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp.
Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng trẻ em, người già trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu.
Một số trường hợp bệnh cúm có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ.
Nếu có các biểu hiện bất thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm mùa là hội chứng Reye (gây phù ở gan và não) rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong rất cao.
Thai phụ bị cúm có thể gây ra biến chứng phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, không gây quái thai.
Để chủ động phòng chống bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc người nghi ngờ mắc bệnh.
- Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người như siêu thị, bệnh viện, công viên...
- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao đề kháng
- Tiêm vaccine phòng cúm

Biến chứng nguy hiểm viêm phổi, suy hô hấp do cúm mùa

Những ngày thời tiết chuyển lạnh sâu, tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) ghi nhận số ca mắc cúm mùa có xu hướng gia tăng, trong đó có nhiều ca diễn biến nặng.

Khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Bãi Cháy từ đầu mùa đông xuân đến nay nay ghi nhận khoảng 100 trường hợp mắc cúm mùa ở mọi lứa tuổi, trong đó 50% bệnh nhân cần phải nhập viện điều trị. Đáng chú ý, thời điểm này, Khoa đã tiếp nhận điều trị cho những trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi hoặc người không có bệnh lý nền mạn tính mắc biến chứng viêm phổi, suy hô hấp do cúm mùa.

Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa Nhật Bản

Chiều 5/1, Bộ Y tế đã thông tin liên quan đến đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản cũng như tại một số khu vực trên thế giới.

Theo dữ liệu công bố ngày 31/1/2025 của Viện Truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản (từ ngày 2/9/2024 đến 26/1/2025) tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa, trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 đã ghi nhận hơn 317 nghìn trường hợp.

Đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản hiện nay chủ yếu do cúm A gây ra, nhưng vẫn còn nguy cơ bùng phát dịch do cúm B.

Trước đó, ngày 7/1/2025, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông tin, tại nhiều quốc gia ở bắc bán cầu, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng theo mùa vào thời điểm cuối năm do các tác nhân gây bệnh hô hấp như virus cúm mùa, RSV và các virus phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae.

Theo WHO, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm (ILI) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) ở một số quốc gia ở bắc bán cầu đã tăng lên trong những tuần cuối năm 2024 và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường.

Ngoài ra, theo kết quả giám sát cúm trên thế giới, bệnh cúm mùa cũng gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu Âu (xuất hiện tất cả các phân nhóm của virus cúm), Bắc Mỹ (chủ yếu là cúm A), Trung Mỹ và Caribbean (chủ yếu là cúm A/H3N2), Tây Phi (chủ yếu là cúm B), Bắc Phi (chủ yếu là cúm A/H3N2), Đông Phi (chủ yếu là cúm B) và nhiều quốc gia ở châu Á (chủ yếu là cúm A/H1N1 pdm09), phù hợp với xu hướng điển hình trong thời điểm cuối năm.

Bo Y te thong tin ve dot bung phat dich cum mua Nhat Ban
 Nhiều bệnh nhân mắc cúm nặng nhập viện. (Ảnh: BS/baotintuc)

Với điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan, Bộ Y tế sẽ theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp phòng chống phù hợp, kịp thời.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, nhưng không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh.

Để chủ động phòng, chống cúm mùa hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Ngoài ra, người dân nên đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi); Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

Cùng với đó, tiêm vắc xin cúm mùa để phòng bệnh. Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm vi rút cúm; Tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Chia sẻ với báo Tin Tức, ThS. BS Phạm Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng nhấn mạnh: Những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm. Bệnh cúm có thể trở nên nguy hiểm, dẫn đến tổn thương phổi lan tỏa, bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy đa tạng, thậm chí gây tử vong.

Theo đó, nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương cơ thể ở mức độ nghiêm trọng. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị sẽ rất khó khăn. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị cúm sớm là vô cùng quan trọng.

Bác sĩ cũng lưu ý, đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần đi khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa để điều chỉnh thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, người mắc các bệnh lý nền cần tiêm vaccine phòng cúm hàng năm. Bệnh nhân cũng cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ cá nhân, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

Tin mới