Các bước để người dân có tài khoản định danh điện tử

Thời gian tới, Bộ Công an sẽ cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân trên phạm vi cả nước.

Thiếu tá Hoàng Văn Dũng, Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết, trong năm 2022 sẽ thực hiện các dịch vụ công bằng phương thức điện tử, thay thế các giấy tờ cá nhân bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp.
Việc cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân sẽ thông qua cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc.
Mọi công dân đều có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử nếu có nhu cầu sử dụng.
Theo Cục C06, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.
Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia do Bộ Công an phát triển.
Cac buoc de nguoi dan co tai khoan dinh danh dien tu
/Uploaded/quocquan/2022_02_23/tu-25-2-bo-cong-an-cap-tai-khoan-dinh-danh-dien-tu-cho-cong-dan_KVTA.jpg
Đăng ký tài khoản định danh điện tử gồm các bước:
Công dân đăng ký với cán bộ công an cấp huyện (cán bộ tiếp nhận giấy tờ làm căn cước công dân gắn chip) các thông tin như số điện thoại, email. Trường hợp công dân muốn đăng ký tích hợp các thông tin hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia các giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,... thì mang thêm các loại giấy tờ gốc để đối chiếu.
Công dân thực hiện làm hồ sơ cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân gắn chip điện tử bao gồm thông tin nhân thân/thân nhân cùng thông tin sinh trắc.
Cán bộ tiếp tục xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân gắn chip theo đúng quy trình cấp căn cước công dân.
Theo Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ có nhiều lợi ích.
“Ví dụ như tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện các giao dịch hành chính công. Công dân có thể thay thế căn cước công dân và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế... Như vậy, khi người dân thực hiện giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo", Thiếu tá Hoàng Văn Dũng cho biết.
Cũng theo Thiếu tá Hoàng Văn Dũng, công dân có thể sử dụng tài khoản định điện tử công dân để thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền...

Đổi sang căn cước công dân gắn chíp, người dân có phải sửa sổ đỏ?

Bạn đọc hỏi: Người dân có bắt buộc phải sửa sổ đỏ không bởi khi làm Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, thông tin về số Chứng minh nhân dân (CMND), CCCD trên sổ đỏ sẽ không còn trùng khớp?

Doi sang can cuoc cong dan gan chip, nguoi dan co phai sua so do?
Công an Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào hoạt động xe ô tô chuyên dụng lưu động cấp Căn cước công dân có gắn chip. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức. 
Về vấn đề này, Báo xin thông tin như sau:

Không có hộ khẩu làm căn cước công dân gắn chíp thế nào?

Bạn đọc hỏi: Tôi đi nghĩa vụ quân sự và đã xuất ngũ. Thời gian tôi tham gia nghĩa vụ quân sự thì bị cắt hộ khẩu. Gia đình hiện tại đã bán nhà, tôi không thể nhập khẩu. Vậy làm thế nào tôi có hộ khẩu và căn cước công dân gắn chíp để xin việc?

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Tin mới