Các Cách cách của vua Khang Hy: Người vắn số, người lận đận hôn nhân

Rất nhiều nàng Cách cách đã phải sống trong ấm ức, sầu muộn đến mức chết yểu. Những người sống đến tuổi trưởng thành thì cũng chẳng khá hơn.

Vua Khang Hy sinh được 20 nàng công chúa hay còn gọi là các Cách cách. Khi còn ở trong cung với vua cha, họ được ví như những bông hoa tỏa hương ngào ngạt với áo váy là lượt, được cưng chiều lên xe xuống ngựa đầy tớ cung phụng. Họ được ăn ngon mặc đẹp, được học hành đủ lễ nghi, nhưng nỗi thống khổ của họ ít ai hiểu được.

Các nàng Cách cách và những cuộc hôn nhân sắp đặt

Vua Khang Hy cho con gái xuất giá rất muộn, người nào sớm nhất thì là 19 tuổi còn không thì cũng phải khoảng 22 tuổi. Việc này chứng tỏ vua cha Khang Hy rất yêu thương và không muốn các nàng sớm rời xa hậu cung để tiện bề chăm sóc.

Tuy vậy, ở một góc độ khác, hoàng đế lại đẩy những đứa con gái của mình vào vai trò "tốt thí" trong các cuộc hôn nhân nhuốm đầy màu sắc chính trị. Các nàng hầu hết đều bất hạnh vô cùng trong sự cô đơn, gò bó ở gia đình nhà chồng. Tương truyền, rất nhiều nàng Cách cách đã phải sống trong ấm ức, sầu muộn đến mức chết yểu. Thêm vào đó, hầu hết các Cách cách nhà Thanh đều không có con.

Cac Cach cach cua vua Khang Hy: Nguoi van so, nguoi lan dan hon nhan
 Vua Khang Hy có tất cả 20 vị Cách cách nhưng số phận của họ thì mỗi người một vẻ.

Hoàng đế thông qua hình thức gả con gái của mình để đạt được liên minh quân sự chính trị với các nước hoặc các bộ tộc, các Cách cách trở thành các sứ giả của vương triều. Theo thống kê, có 8 nàng công chúa đến tuổi trưởng thành đều được gả chồng vì mục đích chính trị của triều đình.

Thường thì họ sẽ chỉ được biết tên phò mã tương lai cho đến tận ngày cưới. Và một khi đã được chọn, phò mã không thể chối từ và Cách cách cũng không thể nại ra bất cứ lý do gì để phản đối cuộc hôn nhân sắp đặt này.

Về nghi lễ, hôn lễ trong dân gian thường diễn ra theo "lục lễ": từ Nạp Thái, Vấn sanh, Nạp cát, Nạp lệ, Thỉnh kỳ rồi cuối cùng là Nghinh hôn. Cứ nhân sự phức tạp này lên bốn năm lần may ra hiểu được cái phức tạp của việc gả chồng cho các Cách cách, và sự xa xỉ trong việc chi tiêu cho "hỷ sự quốc gia" này cũng là vô kể!

Cac Cach cach cua vua Khang Hy: Nguoi van so, nguoi lan dan hon nhan-Hinh-2

Các cô công chúa chính là công cụ để vua cha đạt được ý đồ quân sự.

Thân phận bọt bèo của các Cách cách sau khi lấy chồng

Cố Luân Cách cách - công chúa thứ 3, mẹ là thứ phi Mã Giai Thị tức Vinh Phi, nàng sinh ngày mùng 6.5.1673 tức năm thứ 12 Khang Hy. Đến tháng Giêng năm 1691 được phong là Hòa Thạc Vinh Hiến Cách cách và gả cho Ô Nhĩ Cổn của dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Trì, bộ tộc Ba Lâm Mông Cổ khi mới tròn 19 tuổi.

Cách cách thứ 5, mẹ là là quý phi Triệu giai thị, sinh ngày mùng 6.5.1674 tức năm thứ 13 Khang Hy, đến năm 1692 được phong là Hòa Thạc Đoan Tĩnh Cách cách, tháng 10 cùng năm được gả cho Cát Nhĩ Tang - con thứ của Đỗ Lăng vương của bộ tộc Khách Lạt Sấm Mông Cổ.

Cố Luân Cách cách, công chúa thứ 6, mẹ là quý nhân Quách Lạc La thị sinh ngày 27.5.1679, đến năm 19 tuổi được phong là Hòa Thạc Cách cách được gả cho Đa Bố Đa Nhĩ Tế, Khách Nhĩ Khách quận vương, dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Trì, Mông Cổ.

Cac Cach cach cua vua Khang Hy: Nguoi van so, nguoi lan dan hon nhan-Hinh-3

Các nàng phải nghe theo sự sắp đặt của vua cha.

Cách cách thứ 9, mẹ là Đức phi Ô Nhã thị, tức Cung Nhân Hoàng hậu, năm thứ 39 Khang Hy nàng tròn 18 tuổi được phong là Hòa Thạc Ôn Hiến Cách cách và được gả cho Đông Thị Thuấn An Nhan.

Công chúa thứ 10, Cố Luân Cách cách mẹ là thứ phi Nạp Lạt thị tức Thông phi, sinh ngày 16.2.1685 tức năm thứ 24 Khang Hy đến năm 22 tuổi được phong là Hòa Thạc Thuần Khác Cách cách và cùng năm được gả cho Khách Nhĩ Khách Đài Cát Sách Lăng, dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Trì, Mông Cổ.

Cac Cach cach cua vua Khang Hy: Nguoi van so, nguoi lan dan hon nhan-Hinh-4

Không ai có quyền được đòi hỏi cuộc sống theo ý mình.

Công chúa thứ 13 có mẹ thứ phi Chương Giai Thị tức Kính Mẫn hoàng quý phi, nàng sinh ngày 27.11.1687 tức năm thứ 26 Khang Hy, năm 20 tuổi nàng được phong là Hòa Thạc Ôn Khác Cách cách và được gả cho Thương Tân Đỗ Lăng quận vương, dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Trì , bộ tộc Ông Ngưu Đặc, Mông Cổ.

Công chúa thứ 14, mẹ là quý phí Viên thị, sinh ngày mùng 7.12.1689 tức năm thứ 28 Khang Hy, đến năm 18 tuổi ( năm 1706) được phong là Hòa Thạc Khác Tĩnh Cách cách và được gả cho Thừa Vận cháu trai của Tán Trật đại thần nhất đẳng.

Công chúa thứ 15, mẹ là thứ phi Chương Giai thị, tức Kính Mẫn Hoàng quý phi, nàng sinh ngày mùng 6.1.1691 tức năm thứ 30 Khang Hy và được phong là Hòa Thạc Đôn Khác Cách cách, đến năm 18 được gả cho Đài Cát Đa Nhĩ Tế, dòng họ Bác Nhĩ Tế Cát Trì, bộ tộc Khoa Nhĩ Sấm Mông Cổ.

Cac Cach cach cua vua Khang Hy: Nguoi van so, nguoi lan dan hon nhan-Hinh-5

Các công chúa nhà Thanh tuy được sống sung túc từ bé nhưng vẫn phải chịu cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.

Cách cách "ế" và chết yểu

Thường có câu "con vua không sợ không lấy nổi chồng" nhưng có vẻ như thực tế vẫn chứng minh điều ngược lại khi cũng có rất nhiều nàng Cách cách nhà Thanh phải chịu cảnh "ế". Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do số mệnh các nàng Cách cách quá ngắn hoặc không có chàng trai nào chiều chuộng nổi các nàng.

Được sinh ra trong hoàng gia, được ăn uống chăm sóc tốt nhất, có kẻ hầu người hạ, điều kiện y tế tốt nhất thì tuổi thọ phải cao hơn người bình thường chứ tại sao các Cách cách lại chết sớm như vậy? Có giả thiết cho rằng, họ phần lớn đều chết vì tương tư sầu muộn.

Trong số 20 Cách cách của vua Khang Hy chỉ có 8 nàng sống được đến tuổi trưởng thành còn lại đều chết trẻ. Có nàng công chúa thứ 18 chết yểu khi chưa đầy tháng. Những nàng Cách cách trưởng thành cũng chỉ có hai người qua 50 tuổi đó là công chúa thứ 6 thọ 57 tuổi và công chúa thứ 3 được 56 tuổi. Nếu làm phép tính thì tuổi thọ bình quân của các Cách cách của Khang Hy chỉ có 17 tuổi mà thôi.

Cac Cach cach cua vua Khang Hy: Nguoi van so, nguoi lan dan hon nhan-Hinh-6

Nỗi u sầu tương tư là nguyên nhân chính khiến tuổi thọ của các Cách cách không được cao.

Trong số 8 nàng đó, chỉ duy có Cách cách Tuyên Tông lấy phò mã Phù Trân là được hạnh phúc vì nàng là người dám đấu tranh, dám nói ra điều ấm ức của mình với phụ hoàng và được ủng hộ. Chính vì thế nàng và phò mã đã có cuộc sống hôn nhân viên mãn và sinh được 8 người con.

Như vậy, chuyện tình của các nàng Cách cách đời nhà Thanh xưa không hề lung linh như những câu chuyện trong phim ảnh. Dù là Hoàng tộc và có địa vị đứng trên vạn người, họ cũng không thể tự quyết định số phận của mình.

Bí mật chưa từng giải mã bên dưới lăng mộ hoàng đế Khang Hy

Sau khi băng hà, hoàng đế Khang Hy được chôn cất trong Thanh Cảnh lăng. Từng bị trộm đột nhập, lăng mộ hoàng gia này ẩn chứa bí mật lớn nên đến nay vẫn chưa mở cửa đón khách.

Bi mat chua tung giai ma ben duoi lang mo hoang de Khang Hy
 Hoàng đế Khang Hy là một trong những vị vua nổi tiếng nhất của nhà Thanh trong lịch sử phong kiến. Giống như nhiều bậc đế vương, vua Khang Hy sớm chuẩn bị lăng mộ cho bản thân.

Khai quật lăng mộ Khang Hy, chuyên gia tái mặt hô lớn: "Phải niêm phong!"

Sau khi băng hà năm 1772, vua Khang Hy được mai táng trong Thanh Cảnh Lăng. Khác với nhiều lăng mộ, Thanh Cảnh Lăng được các chuyên gia khảo cổ vội vã niêm phong suốt nhiều thập kỷ và chưa từng đón khách tham quan.

Khai quat lang mo Khang Hy, chuyen gia tai mat ho lon:
 Vua Khang Hy là một trong những hoàng đế nổi tiếng có tài trị quốc trong lịch sử nhà Thanh. Ông lên ngôi khi 8 tuổi và chính thức nắm quyền cai trị đất nước khi 14 tuổi.

Tin mới