Các lãnh đạo lâm thời Mali từ chức

Ngày 26/5, hai nhà lãnh đạo của chính phủ lâm thời Mali, Tổng thống Bah Ndaw và Thủ tướng Moctar Ouane đã từ chức.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh các nỗ lực trung gian hòa giải đang được triển khai sau khi 2 quan chức này bị một nhóm binh sĩ bắt giữ hôm 24/5.
Ông Baba Cisse - cố vấn đặc biệt của Đại tá Assimi Goita - 1 trong 2 nhân vật "đầu não" trong vụ binh biến lật đổ Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita ngày 18/8/2020, xác nhận Tổng thống Bah Ndaw và Thủ tướng Moctar Ouanevà đã tuyên bố từ chức trước nhà hòa giải trung gian. Ông Cisse cho biết các cuộc đàm phán về việc trả tự do cho hai nhà lãnh đạo này và việc thành lập chính phủ mới đang được tiến hành.
Cac lanh dao lam thoi Mali tu chuc
Tổng thống Mali Bah Ndaw (phía trước) tại lễ tuyên thệ nhậm chức ở Bamako ngày 25/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN. 
Ngày 24/5, các binh sĩ Mali bất mãn về việc cải tổ chính phủ đã bắt giữ tổng thống và thủ tướng chính phủ lâm thời và đưa đến một doanh trại quân đội ở ngoại ô thủ đô Bamako sau khi danh sách thành viên nội các mới được công bố.
Vụ việc này đã làm dấy lên lo ngại về vụ đảo chính thứ hai tại Mali khi Chính phủ lâm thời nước này đang trong quá trình kiện toàn nhân sự sau vụ binh biến hồi tháng 8/2020.
Cac lanh dao lam thoi Mali tu chuc-Hinh-2
Thủ tướng Mali Moctar Ouane. Ảnh: AFP/TTXVN 
Ông Bah Ndaw, một đại tá nghỉ hưu, đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Mali ngày 25/9/2020, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình chuyển tiếp này dự kiến kéo dài 18 tháng. Tuy nhiên, tiến trình xây dựng bộ máy nhà nước Mali đang đứng trước nhiều thách thức do bất bình về vai trò chi phối của quân đội và các chương trình cải cách chậm được triển khai.
Ngoài ra, Mali cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn về an ninh, hậu cần, trong khi các phần tử thánh chiến không ngừng chống phá.

Thảm sát ở Mali, gần 100 người thiệt mạng

Giới chức Mali cho biết khoảng 100 người đã thiệt mạng khi các tay súng tấn công trong đêm nhằm vào ngôi làng của cộng đồng người Dogon.

Ngày 10/6, giới chức Mali cho biết khoảng 100 người đã thiệt mạng trong một vụ thảm sát ở Mali nhằm vào ngôi làng của cộng đồng người Dogon.
Tham sat o Mali, gan 100 nguoi thiet mang
 Phụ nữ thuộc cộng đồng người Dogon năm 2013.

Sự thật bất ngờ về đất nước Mali vừa xảy ra binh biến

(Kiến Thức) - Mali vừa xảy ra một cuộc binh biến lật đổ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita. Dưới đây là một số sự thật bất ngờ về quốc gia Tây Phi này.

Su that bat ngo ve dat nuoc Mali vua xay ra binh bien
 Đất nước Mali giành được độc lập vào năm 1959 cùng với Senegal, và thành lập Liên bang Mali. Một năm sau, Liên bang Mali tan rã và Mali trở thành một quốc gia độc lập. Ảnh: AJ. 
Su that bat ngo ve dat nuoc Mali vua xay ra binh bien-Hinh-2
Mali được chia làm tám vùng và phần lớn diện tích nước này nằm trong khu vực sa mạc Sahara. Thủ đô của Mali là Bamako. Ảnh: CC.  
Su that bat ngo ve dat nuoc Mali vua xay ra binh bien-Hinh-3
 Mali là một quốc gia không giáp biển ở Tây Phi. Mali giáp biên với Algeria về phía bắc, Niger về phía đông, Burkina Faso và Cote d’Ivoire về phía nam, Guinea về phía tây nam, Senegal và Mauritania về phía tây. Ảnh: CNN. 
Su that bat ngo ve dat nuoc Mali vua xay ra binh bien-Hinh-4
Với diện tích 1.240.000 km2, Mali là quốc gia có diện tích đứng hàng thứ 24 trên thế giới và lớn thứ 8 châu Phi. Ảnh: Wikipedia.  
Su that bat ngo ve dat nuoc Mali vua xay ra binh bien-Hinh-5
Theo Factcity, Nhà thờ Hồi giáo Djenne, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, là công trình xây dựng bằng gạch bùn lớn nhất thế giới. Ảnh: FF.  
Su that bat ngo ve dat nuoc Mali vua xay ra binh bien-Hinh-6
 Mali là một trong những quốc gia nóng nhất thế giới. Quốc gia này đối mặt với tình trạng hạn hán triền miên và lượng mưa không đáng kể. Ảnh: Wikipedia. 
Su that bat ngo ve dat nuoc Mali vua xay ra binh bien-Hinh-7
 Mali là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mali là 30%. 80% dân số nước này làm nông nghiệp và 20% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Ảnh: AJ. 
Su that bat ngo ve dat nuoc Mali vua xay ra binh bien-Hinh-8
 Tuổi thọ trung bình của người dân Mali là 58,45 tuổi (vào năm 2017). Ảnh: AJ. 
Su that bat ngo ve dat nuoc Mali vua xay ra binh bien-Hinh-9
 Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Mali nhưng Bambara là ngôn ngữ được nói phổ biến nhất tại nước này. Ảnh: Wikipedia. 
Su that bat ngo ve dat nuoc Mali vua xay ra binh bien-Hinh-10
 Các mặt hàng xuất khẩu chính của Mali là bông, vàng và gia súc. Ảnh: FC.
Su that bat ngo ve dat nuoc Mali vua xay ra binh bien-Hinh-11
 Môn thể thao phổ biến nhất ở Mali là bóng đá. Ngoài ra, bóng rổ cũng là một môn thể thao chính ở đất nước này. Ảnh: Wikipedia.

Tin mới