Các nhà băng báo cáo NHNN kết quả hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19 vào cuối tháng 3

(Vietnamdaily) - Các tổ chức tín dụng báo cáo NHNN kết quả thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới theo quy định đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào ngày 15/3/2020 và ngày 31/3/2020.
 

Ngày 24/2, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành văn bản số 1117/NHNN-TD về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid–19.

Theo nội dung của văn bản trên, hiện nay dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (sau đây viết tắt là dịch Covid 19) diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 

Cac nha bang bao cao NHNN ket qua ho tro khach hang bi anh huong Covid-19 vao cuoi thang 3
 

Ngày 14/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020, trong đó giao “Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới để ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân do ảnh hưởng của dịch”. 

Thực hiện chỉ đạo trên của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị các tổ chức tín dụng xem xét thực hiện khá nhiều nội dung. 

Thứ nhất, các tổ chức tín dụng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng của khách hàng đang vay vốn do dịch Covid-19 để thực hiện: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và có dư nợ gốc và/hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 và đến ngày 31/3/2020, cho đến khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn về vấn đề này; Cho vay mới đối với khách hàng theo quy định để ổn định sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, nội dung của văn bản trên nêu rõ, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng về mức độ thiệt hại, ảnh hưởng, khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ;

Tổ chức tín dụng có hướng dẫn triển khai nội dung này thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể về: tiêu chí xác định khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19; nội dung kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống. Tổ chức tín dụng chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo hướng dẫn tại Công văn này, đảm bảo chặt chẽ, an toàn, đúng đối tượng; phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ chế để phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.

Thứ ba, các tổ chức tín dụng báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) kết quả thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới theo quy định đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào ngày 15/3/2020 và ngày 31/3/2020.

Soi con số nợ xấu hàng nghìn tỷ của các ông lớn ngân hàng Sacombank, VPBank, BIDV và VietinBank

(Vietnamdaily) - Trong nhóm 22 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính năm 2019, có tới 5 nhà băng ghi nhận con số nợ xấu nội bảng trên mức 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính cả nợ xấu đã bán cho VAMC thì lại là một câu chuyện khác.

“Đỉnh” nhất về nợ xấu nội bảng phải kể đến Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, BID) với mức tăng 3,45% lên tới 19.451 tỷ đồng, tức tăng thêm 649 tỷ đồng so với năm 2018.

Con số nợ xấu nội bảng của BIDV gần gấp đôi Vietinbank và gấp 3 lần Vietcombank.

Sars-Cov-2 bùng phát tại Hàn Quốc, các hãng Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo, Jetstar thất thu?

(VietnamDaily) - Lo ngại dịch SARS-CoV-2 đang bùng phát mạnh ở Hàn Quốc, các hãng hàng không Việt Nam đã quyết định giảm tần suất khai thác, hủy chuyến đến Hàn Quốc và ngược lại.

Hôm 24/2, Hàn Quốc đã trở thành ổ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Sars-CoV-2) lớn thứ hai trên thế giới, với tổng số người nhiễm lên tới 763, sau Trung Quốc đại lục.
Sars-Cov-2 bung phat tai Han Quoc, cac hang Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo, Jetstar that thu?
 Máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines. (Ảnh minh họa).
Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện có 4 hãng hàng không của Việt là Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air, Jetstar Pacific khai thác 14 đường bay từ Nha Trang, Đà Lạt, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội và TP HCM đi đến Busan, Incheon, Jeolla-Nam, Gangwon, Cheongwon-gu và Daegu của Hàn Quốc với tổng tần suất 182 chuyến/tuần/chiều.