Các thuốc và nội tiết tố có thể gây ung thư

Người ta thấy các kiểu hóa trị ung thư khác nhau rõ ràng đã làm tăng nguy cơ bệnh bạch cầu ở những bệnh nhân còn sống hơn một năm sau khi được chẩn đoán.

Các thuốc và nội tiết tố có thể gây ung thư
Các thuốc chống ung thư quan trọng khác như adriamycin và cisplatin cũng có tính sinh ung thư ở động vật thực nghiệm, nhưng cho đến nay vẫn không thấy có tính sinh ung thư ở người. Mặc dù nguy cơ bệnh bạch cầu tăng cao sau khi điều trị một số ung thư chọn lọc nhưng người ta vẫn so sánh điều này với thuận lợi điều trị hóa chất các bệnh như bệnh bạch cầu limphô ở trẻ em, bệnh hodgkin và ung thư tinh hoàn loại tế bào mầm.
Dùng thuốc nội tiết không đúng cách có thể gây ung thư vú.
 Dùng thuốc nội tiết không đúng cách có thể gây ung thư vú. 
Tuy nhiên, quan trọng là sự quan tâm nguy cơ mắc bệnh ác tính thứ hai khi đánh giá trong một thời gian dài các phác đồ hóa trị ung thư và tìm kiếm các cách điều trị xen kẽ làm giảm mối nguy cơ này.
Hình ảnh thận bình thường (trái) và ung thư thận (phải).
 Hình ảnh thận bình thường (trái) và ung thư thận (phải). 
Vấn đề áp dụng đặc biệt cho các bệnh như là hodgkin vì loại bệnh này có tiên lượng rất tốt với cách điều trị hiện nay.
Các ung thư phụ khác được báo cáo ở bệnh nhân sống sót lâu dài sau hóa trị ung thư như limphô không hodgkin sau bệnh hodgkin, ung thư phổi và bàng quang sau điều trị bằng cyclophosphamid bệnh limphô không hodgkin.
Các loại thuốc khác gây ung thư ở bệnh nhân được điều trị là các hỗn hợp giảm đau chứa phenacetin, chúng làm tăng nguy cơ ung thư thận và ung thư biểu mô đường niệu khác; thuốc ức chế miễn dịch azaathioprien gây các u da, limphô không hodgkin và các bệnh ác tính hiếm gặp khác; và sự phối hợp 8 - methoxypsoralen và tia cực tím loại A có thể gây ung thư da sau khi dùng để điều trị các rối loạn ở da như bệnh vẩy nến.
Sự ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép cơ quan cũng làm bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, vai trò sinh ung của các thuốc dùng để làm ức chế miễn dịch vẫn còn được bàn cãi.
Một số loại nội tiết tố được dùng trong các lĩnh vực thực hành y khoa khác nhau, thực tế một số nhóm nội tiết tố làm tăng nguy cơ ung thư sau khi dùng chúng. Người ta xác định rằng, thuốc diethylstillbestrol (DES) đã từng được dùng rộng rãi vào đầu thai kỳ để giảm cơn buồn nôn và ngừa dọa sẩy thai thì có thể gây ung thư âm đạo ở các con gái của bệnh nhân được điều trị và làm tăng nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cho các con trai của họ.
Điều trị thay thế estrogen người ta dùng để giảm các triệu chứng mãn kinh, để giảm nguy cơ bệnh tim do mạch vành bằng cách làm tăng lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao và để bảo tồn nồng độ muối khoáng trong xương ngừa chứng loãng xương và gãy xương. Liệu pháp này làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Việc sử dụng thuốc ngừa thai uống có gây ung thư vú hay không vẫn còn đang bàn cãi, mặc dù có vẻ nguy cơ ung thư vú tăng cao ở các phụ nữ trẻ và phụ nữ sớm sử dụng thuốc ngừa thai đường uống loại phối hợp trong đời sống sinh dục của họ.

Thành phố Hồ Chí Minh:

Thương tâm cảnh: Vợ ung thư vú chăm chồng ung thư phổi

Thương tâm cảnh: Vợ ung thư vú chăm chồng ung thư phổi
25 năm sống chung, 11 năm chăm chồng ốm

Giải mã những hiểu nhầm về ung thư vú

(Kiến Thức) - Việc hiểu đúng về các triệu chứng cũng như cách điều trị ung thư vú là hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Giải mã những hiểu nhầm về ung thư vú
Ung thư vú chỉ xảy ra ở phụ nữ
Trái ngược với những gì hầu hết mọi người tin rằng chỉ phụ nữ mới có nguy cơ bị ung thư vú, đàn ông cũng là đối tượng dễ mắc bệnh. Tuy nhiên tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới.
Do đó, các quý ông đừng coi thường việc tự kiểm tra vú thường xuyên để có thể phòng ngừa và chẩn đoán sớm nếu không may bị bệnh.

Cảnh giác viêm gan vì săm trổ

(Kiến Thức) - Nhiều người cứ nghĩ virus viêm gan lây qua đường truyền máu; mình chưa từng truyền máu bao giờ thì không nhiễm virus được... nhưng thực ra, virus viêm gan lây "tinh vi" hơn nhiều.

Cảnh giác viêm gan vì săm trổ
Thời gian gần đây, anh Tuấn (ở Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội) thấy mệt mỏi, chán ăn, lại hay buồn nôn và tức bụng, đi khám anh ngỡ ngàng biết mình bị viêm gan virus B. Anh băn khoăn vì mình chưa từng truyền máu thì làm sao lại nhiễm virus? Tuy nhiên, khi bác sĩ nhìn thấy những hình săm trổ trên người anh, giải thích về các đường lây đôi khi không phải từ truyền máu mà có thể từ các dụng cụ không đảm bảo đưa vào cơ thể; bản thân anh lại chưa tiêm phòng viêm gan... thì anh im lặng.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Theo ThS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng phòng Virus ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, nhiều người cứ nghĩ virus viêm gan lây qua đường truyền máu; mình chưa từng truyền máu bao giờ thì không nhiễm virus được... nhưng thực ra, virus viêm gan lây "tinh vi" hơn nhiều. 

Tin mới