Các tổ chức tín dụng cho Vietnam Airlines vay được tái cấp vốn tối đa 4.000 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Tổng số tiền giải ngân tái cấp vốn các tổ chức tín dụng tối đa 4.000 tỷ đồng. Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm.

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của Covid-19.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn bằng đồng Việt Nam, không có tài sản bảo đảm trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng và số tiền cho vay của các khoản cho vay của tổ chức tín dụng đối với Vietnam Airlines.

Tổng số tiền giải ngân tái cấp vốn các tổ chức tín dụng tối đa 4.000 tỷ đồng. Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm; lãi suất áp dụng đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn thực hiện theo quy định tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Thời hạn tái cấp vốn theo đề nghị của tổ chức tín dụng, tối đa bằng thời hạn của khoản cho vay và không vượt quá 364 ngày. Khoản tái cấp vốn được tự động gia hạn 2 lần tại thời điểm đến hạn đối với dư nợ gốc tái cấp vốn còn lại; thời gian gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn; tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 3 năm.

Cac to chuc tin dung cho Vietnam Airlines vay duoc tai cap von toi da 4.000 ty dong
 

Ngân hàng Nhà nước giải ngân tái cấp vốn theo đề nghị của tổ chức tín dụng và đảm bảo số dư gốc khoản tái cấp vốn sau khi giải ngân không vượt quá dư nợ gốc khoản cho vay của tổ chức tín dụng; trong thời gian tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn, trường hợp dư nợ gốc khoản tái cấp vốn vượt quá dư nợ gốc khoản cho vay của tổ chức tín dụng theo Nghị quyết, tổ chức tín dụng có trách nhiệm chủ động hoàn trả lại Ngân hàng Nhà nước số tiền vượt này theo quy định tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước dừng giải ngân tái cấp vốn khi giải ngân hết 4.000 tỷ đồng nhưng không muộn hơn ngày 31/12/2021.

Đối với tổ chức tín dụng, xem xét và quyết định cho Vietnam Airlines theo Nghị quyết và quy định của pháp luật; theo dõi riêng khoản vay của Vietnam Airlines theo Nghị quyết; thoả thuận với Vietnam Airlines về lãi suất, số tiền, thời hạn vay, hình thức bảo đảm tiền vay... phù hợp với khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, tài sản bảo đảm của Vietnam Airlines và tình hình tài chính của Vietnam Airlines đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệng Covid-19; chịu trách nhiệm về quyết định cho vay đối với Vietnam Airlines.

Tổ chức tín dụng cũng trả nợ tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước đầy đủ, đúng hạn và thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Đối với Vietnam Airlines, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ và phương án sử dụng vốn của Vietnam Airlines để vay vốn tại các tổ chức tín dụng đã được Uỷ ban Quản lý vốn có ý kiến đồng ý, Vietnam Airlines xác định khoản vay và thông báo để tổ chức tín dụng cho vay biết sau khi xác định; đảm bảo tổng số tiền vay của các khoản vay tối đa 4.000 tỷ đồng. 

Trước đó, Vietnam Airlines đề xuất được hỗ trợ 12.000 tỷ đồng, gồm 4.000 tỷ đồng thông qua cho vay và tăng vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng. 

Vietnam Airlines chính thức được 'giải cứu'

(Vietnam Daily) - Vietnam Airlines đề xuất được hỗ trợ 12.000 tỷ đồng gồm 4.000 tỷ đồng thông qua cho vay và tăng vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng. 

Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Theo đó, Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Vì sao Bamboo và VietJet lãi lớn, còn VNA lỗ hơn 11.000 tỷ đồng?

(VietnamDaily) - Trong khi hãng bay Bamboo và Vietjet báo lãi năm 2020, Vietnam Airlines báo lỗ hơn 11.000 tỷ đồng.

Mới đây, hãng hàng không Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết cho biết, năm 2020, Bamboo Airways đạt lợi nhuận trước thuế ước khoảng hơn 400 tỷ đồng, tăng gần 34% so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục nằm trong nhóm ít ỏi các hãng hàng không trên thế giới có lợi nhuận năm qua.
Theo đại diện Bamboo Airways, đối phó với COVID-19, hãng đã kịp thời tái hoạch định mạng đường bay theo hướng tập trung khai thác thị trường nội địa, mở các đường bay đến những điểm đến tiềm năng, đặc biệt là đường bay ngách và các đường bay có thể kết hợp với hệ sinh thái của FLC.