Cách bà Lê Diệp Kiều Trang gọi vốn cho dự án xe đạp in 3D

Ngoài nguồn tiền huy động từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhóm phát triển dự án xe đạp in 3D Superstrata còn sử dụng mô hình gọi vốn cộng đồng trên Indiegogo.

Cách bà Lê Diệp Kiều Trang gọi vốn cho dự án xe đạp in 3D

Để có nguồn lực thực hiện Superstrata, startup Arevo do vợ chồng bà Lê Diệp Kiều Trang điều hành quyết định đưa dự án xe đạp in 3D này lên nền tảng gọi vốn cộng đồng Indiegogo vào tháng 7/2020. Chỉ trong thời gian ngắn, chiến dịch này đã có hàng nghìn nhà tài trợ với số tiền thu về vượt 7 triệu USD.

Theo lộ trình đề ra trước đó, chiến dịch gọi vốn cho dự án dự kiến kết thúc vào tháng 10/2020 và chuyển sang giai đoạn thử nghiệm mở rộng quy mô. Arevo cũng kỳ vọng bắt đầu giao những sản phẩm đầu tiên đến tay các nhà tài trợ từ 2 tháng sau đó.

Tuy nhiên, sau 3 năm, Superstrata chính thức dừng hoạt động khi không thể đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư.

Cach ba Le Diep Kieu Trang goi von cho du an xe dap in 3D

Xưởng lắp ráp xe đạp Superstrata. Ảnh: Arevo.

Mô hình đầu tư rủi ro

Gọi vốn cộng đồng hay crowdfunding là hình thức huy động vốn tương đối phổ biến tại các quốc gia trên thế giới. Đây là mô hình chủ yếu áp dụng cho các startup, doanh nghiệp nhỏ nhằm mở rộng số lượng nhà đầu tư, vượt qua phạm vi truyền thống bao gồm chủ sở hữu, người thân và các nhà đầu tư mạo hiểm.

Thông qua các nền tảng như Indiegogo hay Kickstarter, đội ngũ phát triển dự án hoặc nhà sáng lập sẽ tạo chiến dịch gây quỹ tập thể, trong đó mỗi người dùng có thể đầu tư một số tiền tùy vào khả năng.

Đổi lại, dự án sẽ cung cấp những đặc quyền khác nhau cho nhà đầu tư nhưng phổ biến nhất là nhận quà tri ân (rewards based - nhà đầu tư nhận một phần quà tương ứng với giá trị đóng góp); cổ phần (equity based - nhà đầu tư nhận một phần vốn nhỏ của công ty); cho vay (lending based - nhà đầu tư thu lại khoản tiền gốc kèm theo tiền lãi). Cũng có trường hợp dự án không cung cấp bất cứ đặc quyền cho nhà đầu tư do chỉ áp dụng hình thức tài trợ (donation based).

Tại Việt Nam, mô hình gọi vốn cộng đồng từng được nhiều startup triển khai, điển hình nhất là chiến dịch “mang The Kafe trở lại” của cựu CEO The Kafe Đào Chi Anh trên nền tảng GoFundMe. Tuy vậy, sau một tháng, chiến dịch này chỉ thu về hơn 2.200 USD, tương đương 1% mục tiêu ban đầu đầu là huy động 200.000 USD từ cộng đồng.

Cach ba Le Diep Kieu Trang goi von cho du an xe dap in 3D-Hinh-2

Một đoạn khuyến cáo lưu ý "crowdfunding không phải mua sắm" và các rủi ro trước khi người dùng tài trợ cho dự án. Ảnh: Indiegogo.

Quay trở lại Indiegogo, nền tảng được Supertrata sử dụng. Theo giới thiệu, Indiegogo là nền tảng huy động vốn từ cộng đồng trực tuyến, cho phép người dùng khởi chạy, gây quỹ cho chiến dịch hoặc tài trợ cho chiến dịch của người khác.

Chủ sở hữu chiến dịch có thể cung cấp đặc quyền cho người tài trợ như một cách để cảm ơn. Với dự án Superstrata, đặc quyền mà người tài trợ nhận được ở đây chính là quy đổi khoản tài trợ sang sản phẩm là chiếc xe đạp in 3D với mức giá ưu đãi.

Tuy nhiên, Indiegogo cũng nhiều lần nhấn mạnh crowdfunding là hình thức đầu tư có rủi ro. Nền tảng lưu ý tất cả khoản tài trợ mang tính chất tự nguyện, theo quyết định cá nhân và khả năng chấp nhận rủi ro của nhà tài trợ.

“Indiegogo không đảm bảo các chiến dịch sẽ thành công hoặc các đặc quyền sẽ được phân phối hoặc thoả đáng tới người tài trợ. Giống như bất kỳ ai tham gia vào một dự án mới khởi sự, người tài trợ cần chấp nhận rủi ro rằng chiến dịch có thể gặp phải những thay đổi, sự chậm trễ và những thách thức không lường trước, thậm chí chiến dịch và đặc quyền có thể không thành hiện thực”, nền tảng này lưu ý.

Ngoài ra, Indiegogo cũng đề nghị người dùng đánh giá chặt chẽ chiến dịch và tài trợ ở mức có thể chi trả trong trường hợp chiến dịch không thể hoàn thành theo kế hoạch.

Người dùng khó được hoàn tiền

Trước hàng loạt lùm xùm và phản ánh, bà Lê Diệp Kiều Trang mới đây đã có tuyên bố chính thức về dự án Superstrata sau thời gian dài im lặng. Trong đó, cựu Giám đốc Facebook Việt Nam đề cập tình trạng không còn cùng chồng là ông Sonny Vũ điều hành Arevo từ đầu năm.

Trên thực tế sau phát biểu này của bà Trang, Arevo mới gỡ bỏ thông tin về đội ngũ lãnh đạo trên website. Trước đó, ông Sonny và bà Trang vẫn được biết đến với vai trò Giám đốc điều hành và Giám đốc tài chính của startup.

Bên cạnh việc huy động vốn trên Indiegogo, bà Trang cũng tiết lộ Arevo được các quỹ đầu tư mạo hiểm như Khosla Ventures, Founders Fund… rót tiền. Với nhóm này, Arevo có nghĩa vụ công bố báo cáo tài chính đã qua kiểm toán. Mặt khác, vì phải bảo mật thông tin về chi phí, tính cạnh tranh sản phẩm, cá nhân này không thể tự tiện chia sẻ thông tin lên Internet.

Tiền đã đổ hết vào nhà máy sản xuất, phụ tùng xe đạp, chi phí 3 tại chỗ, chi phí vận tải tăng gấp nhiều lần sau Covid-19 khi nhập nguyên liệu đầu vào, lương kỹ sư công nhân…

Bà Lê Diệp Kiều Trang, cựu CFO Arevo

Đáng chú ý, ngoài 7 triệu USD huy động từ cộng đồng, bà cho biết bản thân cùng các nhà đầu tư khác cũng thiệt hại khoảng 20 triệu USD. Lần gần nhất startup Arevo được rót vốn là vào năm 2021 với khoản đầu tư 25 triệu USD do Khosla Ventures dẫn đầu, nâng tổng giá trị huy động lên con số 85 triệu USD.

Khoảng cuối năm 2020, Arevo từng đầu tư dự án sản xuất máy in 3D trị giá 19,5 triệu USD tại Khu Công nghệ cao TP.HCM. Song đến tháng 5 mới đây, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM đã ký văn bản xác nhận công ty Arevo Việt Nam đã ngưng hoạt động.

Trong hơn 3.300 khoản tài trợ trên Indiegogo, bà Trang cho biết nhận được 135 khoản đóng góp từ người dùng có địa chỉ tại Việt Nam. Tất cả người tài trợ tại Việt Nam đã nhận được sản phẩm hoặc chờ xuất khẩu tại chỗ. Trong đó có 4 xe đang chờ khách hàng hoàn tất thủ tục xuất khẩu tại chỗ.

Như vậy, nhiều khả năng không nhà tài trợ nào cho Supertrata trên Indiegogo có thể được hoàn tiền. Theo chính sách, nền tảng chỉ có thể hoàn trả khoản đóng góp trước khi chiến dịch kết thúc hoặc đặc quyền chưa được chủ sở hữu chiến dịch phân loại trạng thái “khoá” (có nghĩa chủ chiến dịch cho biết đặc quyền đã sẵn sàng để gửi đi) hay “đã giao”.

Khởi nghiệp vào mùa Covid, startup trẻ trở thành tỷ phú sau 2 năm

Sau 2 năm thành lập, chú kỳ lân Hopin đã đưa Johnny Boufarhat trở thành tỷ phú ở tuổi 27.

Khởi nghiệp vào mùa Covid, startup trẻ trở thành tỷ phú sau 2 năm
Ý tưởng kinh doanh ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt

Sinh ra trong gia đình gốc Lebanon sống ở Australia, Johnny Boufarhat có một thời thơ ấu “bán du mục”. Anh từng ở nhiều nơi như Dubai, Papua New Guinea và Los Angeles.

Khởi nghiệp sáng tạo giúp doanh nghiệp kết nối toàn cầu

Xu hướng của quốc tế hiện nay đang xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở ở phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm thu hút những tài năng ở phạm vi toàn cầu để giải quyết một vấn đề đủ lớn.

Khởi nghiệp sáng tạo giúp doanh nghiệp kết nối toàn cầu
Khoi nghiep sang tao giup doanh nghiep ket noi toan cau
 Ảnh minh họa, nguồn internet.

TS. Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ): Xu hướng của quốc tế hiện nay đang xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở ở phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm thu hút những tài năng ở phạm vi toàn cầu để giải quyết một vấn đề đủ lớn.

Khởi nghiệp sáng tạo luôn đi cùng rủi ro. Rủi ro đó là gì?

Trên thực tế, các startup hiện đang tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng vô cùng khó khăn, bởi bản thân ngân hàng cũng là doanh nghiệp, họ cần tuân thủ các quy định và cơ chế thị trường.

Khởi nghiệp sáng tạo luôn đi cùng rủi ro. Rủi ro đó là gì?
Khoi nghiep sang tao luon di cung rui ro. Rui ro do la gi?
 Ảnh minh họa, nguồn internet

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế: Trên thực tế, các startup hiện đang tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng vô cùng khó khăn, bởi bản thân ngân hàng cũng là doanh nghiệp, họ cần tuân thủ các quy định và cơ chế thị trường. Đặc biệt, ở Việt Nam, việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế diễn ra rất phổ biến, trong khi đầu tư cho khởi nghiệp lại rủi ro cao, khi xảy ra sự việc mất vốn vay thì cả bên vay và bên cho vay đều gặp vấn đề.

Tin mới