Cách bảo quản quả vải tươi ngon được lâu

(Kiến Thức) - Quả vải chỉ cần để vài giờ đã bị khô cứng. Bạn cần biết cách bảo quản quả vải để nó tươi ngon được trong thời gian tương đối dài. 

Hỏi: Mấy ngày nay khi mua quả vải về để vài tiếng đã thấy vỏ bị khô, cứng lại. Nguyên nhân vì sao và có cách bảo quản quả vải để tươi ngon được lâu? - Nguyễn Thị Hồng (Hà Nội).
Bạn cần biết cách bảo quản quả vải để nó tươi ngon được trong thời gian tương đối dài.
  Bạn cần biết cách bảo quản quả vải để nó tươi ngon được trong thời gian tương đối dài. 
TS Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Dung dịch Hoạt hóa Điện hóa & Đèn tiết kiệm điện năng: Mấy hôm nay thời tiết nắng nóng, quả vải mua về để trong thời gian ngắn đã thấy vỏ bị khô là điều dễ hiểu, bởi nhiệt độ cao, bốc hơi nhanh nên phần vỏ nhanh chóng bị mất nước. Cách tốt nhất là bảo quản lạnh
Đối với quả vải, người dân cần lưu ý: Khi mua nhớ chọn quả đồng đều về kích thước, độ chín, lành lặn, không có sâu bệnh, không bị dập. Khi mua về dùng kéo cắt hết cành, lá, sau đó rửa sạch dưới vòi nước rồi vớt ra để thật ráo mới cho đưa vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Ngoài ra, người dân cũng cần lưu ý, vải là loại quả có thời gian bảo quản ngắn nên ăn đến đâu mua đến đấy chứ đừng mua theo kiểu tích vào tủ lạnh để ăn dần. 

Những tác dụng tuyệt vời của quả vải

(Kiến Thức) - Chứa nhiều chất có lợi, quả vải được chứng minh là có tác dụng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là tác dụng của quả vải với bệnh ung thư.  

Tac dung cua qua vai voi benh ung thu
Tác dụng tuyệt vời của quả vải với bệnh ung thư được nhiều chuyên gia công nhận.

Tuyệt chiêu ăn quả vải thỏa thích mà không bị nóng

(Kiến Thức) - Nếu bạn không dám ăn quả vải vì sợ nhiệt thì nên biết rằng, việc ăn vải đúng cách sẽ khiến bạn không bị nóng, ngay cả khi dùng hơi nhiều. 

Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong
Vải là loại trái cây phổ biến ở nước ta vào mùa hè. Là trái cây có hương vị đậm đà, thơm ngon, và nhiều tác dụng chữa bệnh nên vải là sự lựa chọn của rất nhiều người. Tuy nhiên, vải là loại quả nóng, nếu không ăn đúng cách sẽ không tốt cho thể. Ăn quá nhiều vải còn có thể gây ra chứng “say vải”, thậm chí bị ngộ độc. Vậy thế nào là ăn vải đúng cách? Ảnh: webphunu 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-2
Ăn vải tươi, lành lặn. Không nên quả vải bị giập nát, sâu đầu. Chỗ bị úng trên quả vải thường phát sinh vi khuẩn gây hại, khiến cơ thể bị nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí tiêu chảy. Ảnh: hoinongdan 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-3
Ăn lúc sáng sớm. Sáng sớm khi sương còn chưa ráo, ăn quả vải được vặt từ trên cây xuống sẽ không bị sinh hỏa. Lí do là lúc này vải được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng giảm đi rất nhiều. Đây là thời điểm quả vải đều ở trạng thái tươi ngon nhất, ăn nhiều cũng không sợ bị nóng. Ảnh: thongtinthoidai 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-4
Ăn lớp màng trắng. Khi ăn nhiều người có thói quen bỏ lớp màng trắng bọc bên ngoài cơm vải đi. Tuy vậy, ăn cả lớp màng trắng sẽ không bị sinh hỏa. Dù có vị chát nhưng khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Ảnh: bacsytructuyen 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-5
 Ăn quả vải ở cây phía đông. Người thích ăn vải ngọt thường vặt quả vải ở phía tây. Tuy nhiên, vải “chín nhờ nắng phía tây” bổ nhưng mà nóng. Những người sợ sinh hỏa sẽ thường ăn vải ở phía đông. Quả vải “chín nhờ nắng phía đông” không ngọt sắc nhưng không nóng. Ảnh: vtc
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-6
Ngâm muối. Đem vải đã bóc hết vỏ (không bóc lớp màng trắng) ngâm vào nước muối 30% trước khi ăn khoảng 1 giờ cũng có thể giảm được phần lớn tính hỏa trong quả vải. Hoặc có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, chè đậu xanh trước khi ăn vải. Đây cũng là phương pháp phòng trừ sinh hỏa hiệu quả. Ảnh: thucphamantoan 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-7
Tránh ăn quá nhiều cùng một lúc. Nếu ăn nhiều vải có thể gây nóng, làm rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây ra chứng “say vải” rất khó chịu lưỡi họng đau rát, buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt. Ảnh: suckhoenhi 
Bi quyet an vai dung cach de khong bi nong-Hinh-8
 Các chuyên gia khuyến cáo, khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3 - 4 quả 1 lần. Đặc biệt bệnh nhân đái tháo đường phải cẩn trọng khi ăn vải. Ảnh: media

Tin mới