Cách bảo vệ sức khỏe trong tiết trời nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm với đặc điểm nền nhiệt ẩm thấp, không khí ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh phát triển. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?

Theo các chuyên gia độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho các loại tác nhân gây bệnh về đường hô hấp, dị ứng, nhất là đối với trẻ nhỏ và người già. Thời tiết nồm ẩm cũng gây ra nhiều trở ngại cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết này nên áp dụng nhiều cách như sau:

Tránh ra ngoài khi trời mưa phùn
Thời tiết nồm ẩm, lạnh và mưa phùn làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi và các cơ quan, trong đó làm giảm lưu thông máu tới mũi, khiến cho bạn dễ dàng bị cảm cúm, cảm lạnh và viêm xoang. Vì vậy, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cơ thể, tránh cơ thể nhiễm lạnh. Trong trường hợp cần thiết phải ra ngoài, hãy luôn mang theo ô hoặc áo mưa.
Cach bao ve suc khoe trong tiet troi nom am
  Ảnh minh họa/ TTXVN

Ăn thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn chống lại các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C là các loại rau củ quả màu đỏ, cam, vàng, chẳng hạn như bí ngô, khoai lang, ớt chuông, đu đủ, cam, dứa,...

Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt

Khi thời tiết mưa phùn, nồm ẩm, chúng ta nên giữ nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc. Đặc biệt nên rửa tay thường xuyên hoặc khử khuẩn để tránh nhiễm khuẩn.

Uống đủ nước

Dù trong thời tiết nào, bạn nên đảm bảo uống đủ nước. Đừng đợi khi khát mới uống vì có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Uống đủ nước cũng là cách để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Tự nấu ăn tại nhà, đảm bảo đủ dinh dưỡng

Trong những ngày mưa phùn ẩm ướt và lạnh, hãy đảm bảo dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường miễn dịch. Bạn nên tự nấu các món ăn tươi ngon đủ dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn. Đặc biệt, cần vệ sinh nhà bếp sạch sẽ, tránh ẩm mốc.

Không mặc quần áo ẩm

Quần áo khó khô hẳn khi độ ẩm quá cao nên nếu có thể, hãy dùng máy sấy, bàn là ủi đồ trước khi mặc để tránh nấm mốc, các bệnh ngoài da.

Nâng cao sức đề kháng 

Chế độ ăn uống đảm đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, duy trì việc luyện tập thể dục (có thể thực hiện trong nhà nếu ngoài trời mưa) để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng thời tiết nồm ẩm sẽ diễn ra phổ biến ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội từ cuối tháng 2 đến tháng 4 hằng năm. Trong giai đoạn nồm ẩm, độ ẩm không khí tăng cao trên 85% kèm theo mưa phùn, sương mù gây ẩm ướt nhà, các công trình dân dụng và các vật dụng thiết yếu. 

5 việc đừng làm trong nhà khi trời nồm ẩm ướt

Trong thời tiết nồm khó chịu, bạn không chỉ tốn hao sức lực mà còn khiến cho nhà cửa nhếch nhác hơn nếu như tiếp tục làm những việc này đấy.

1. Lau nhà
Trời nồm làm cho mọi thứ trong nhà luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nhiều người nghĩ rằng lau nhà rồi thổi quạt cho khô là vệ sinh và cải thiện được độ ẩm trong nhà nhưng không ngờ càng khiến tình trạng tồi tệ hơn, nhà ẩm càng thêm ẩm.

Thời tiết nồm ẩm, người cao tuổi cần lưu ý điều gì?

Thời tiết nồm ẩm như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển, dễ khiến người cao tuổi đổ bệnh.

Khó thích nghi, dễ đổ bệnh
Trời nồm ẩm, bà Nguyễn Hoàng Yến (77 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) khó ngủ bởi lúc thấy nóng, khi thấy lạnh. "Mới nằm ngủ thì phải đắp chăn nhưng quá nửa đêm thì lại mồ hôi ra đầy lưng và cổ, rất dễ nhiễm lạnh ngược lại cơ thể. Thế nên hai ngày nay tôi bắt đầu húng hắng ho và nghe có đờm. Tôi đang uống bổ phế, nếu không đỡ thì phải tới viện khám", bà Yến cho biết.

Tin mới