Cách các nhà nghề Ấn Độ thôi miên rắn như nào?

Cách các nhà nghề Ấn Độ thôi miên rắn như nào?

(VietnamDaily) - Trong số các ngành nghề truyền thống nổi tiếng ở Ấn Độ có nghề thôi miên rắn. Những người làm công việc này có thể bắt rắn độc như hổ mang và ''sai khiến'' con rắn nhảy múa theo tiếng nhạc.

Xem toàn bộ ảnh
 Nghề thôi miên rắn tồn tại và phát triển ở Ấn Độ từ nhiều thế kỷ trước. Những người làm công việc này gây chú ý khi có khả năng ''sai khiến'' con rắn nhảy múa theo tiếng nhạc.
Nghề thôi miên rắn tồn tại và phát triển ở Ấn Độ từ nhiều thế kỷ trước. Những người làm công việc này gây chú ý khi có khả năng ''sai khiến'' con rắn nhảy múa theo tiếng nhạc.
Người thôi miên rắn có thể dễ dàng bắt những con rắn độc nguy hiểm khi chúng bò vào trong nhà hay ruộng vườn của người dân.
Người thôi miên rắn có thể dễ dàng bắt những con rắn độc nguy hiểm khi chúng bò vào trong nhà hay ruộng vườn của người dân.
Đối với những người theo đạo Hindu ở Ấn Độ, rắn là loài vật được tôn thờ. Những người làm công việc thôi miên rắn được coi là tín đồ của Thần Shiva. Vị thần quyền năng này được mô tả có làn da màu xanh và thường có một con rắn hổ mang quấn quanh cổ.
Đối với những người theo đạo Hindu ở Ấn Độ, rắn là loài vật được tôn thờ. Những người làm công việc thôi miên rắn được coi là tín đồ của Thần Shiva. Vị thần quyền năng này được mô tả có làn da màu xanh và thường có một con rắn hổ mang quấn quanh cổ.
Thêm nữa, khi nhắc đến loài rắn, người Ấn Độ thường nghĩ ngay đến tổ tiên của loài rắn là rắn thần Naga - con vật nhiều đầu bảo vệ đức Phật ngồi thiền.
Thêm nữa, khi nhắc đến loài rắn, người Ấn Độ thường nghĩ ngay đến tổ tiên của loài rắn là rắn thần Naga - con vật nhiều đầu bảo vệ đức Phật ngồi thiền.
Để trở thành những ''cao thủ'' thôi miên rắn, người ta thường tiếp xúc với loài rắn từ khi còn nhỏ. Những người này thường theo cha chú đi bắt rắn, chạm vào hay vuốt ve những con vật này một cách thuần thục, tự nhiên.
Để trở thành những ''cao thủ'' thôi miên rắn, người ta thường tiếp xúc với loài rắn từ khi còn nhỏ. Những người này thường theo cha chú đi bắt rắn, chạm vào hay vuốt ve những con vật này một cách thuần thục, tự nhiên.
Những người học nghề thôi miên rắn được chỉ dạy phải yêu quý loài vật này giống như một thành viên trong gia đình.
Những người học nghề thôi miên rắn được chỉ dạy phải yêu quý loài vật này giống như một thành viên trong gia đình.
Trước khi đem rắn ra biểu diễn, người ta lấy hết nọc độc của con vật ra để tránh xảy ra tình huống bất chắc.
Trước khi đem rắn ra biểu diễn, người ta lấy hết nọc độc của con vật ra để tránh xảy ra tình huống bất chắc.
Kế đến, người thôi miên rắn sẽ thổi sáo bầu trước các con rắn hổ mang. Con vật hung dữ, nguy hiểm này sẽ ''lắc lư'', di chuyển cơ thể theo điệu nhạc.
Kế đến, người thôi miên rắn sẽ thổi sáo bầu trước các con rắn hổ mang. Con vật hung dữ, nguy hiểm này sẽ ''lắc lư'', di chuyển cơ thể theo điệu nhạc.
Với tài ''điều khiển'' những con rắn theo ý muốn, những người làm công việc này từng kiếm được rất nhiều tiền, giúp họ và gia đình có cuộc sống tốt hơn.
Với tài ''điều khiển'' những con rắn theo ý muốn, những người làm công việc này từng kiếm được rất nhiều tiền, giúp họ và gia đình có cuộc sống tốt hơn.
Ngày nay, nghề thôi miên rắn dần mai một do luật bảo vệ động vật hoang dã được thực thi tại Ấn Độ năm 1991 và tốc độ hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng. Theo đó, còn rất ít người theo đuổi công việc này.
Ngày nay, nghề thôi miên rắn dần mai một do luật bảo vệ động vật hoang dã được thực thi tại Ấn Độ năm 1991 và tốc độ hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng. Theo đó, còn rất ít người theo đuổi công việc này.
Mời độc giả xem video: Vây bắt rắn hổ mang ở Vĩnh Phúc. Nguồn: Minh Đức.

GALLERY MỚI NHẤT