Cách chế cà pháo thành bài thuốc trị đau răng, viêm lợi, ho lâu năm

(VietnamDaily) - Trong Trung dược học bản thảo có ghi: “Cà có thể chống sưng, cầm đau, làm tan máu bầm, trừ hàn nhiệt và ngũ tạng lao”.

Cà muối kích thích tăng nước bọt, tăng hương vị trong bữa ăn. Bản thân các sản phẩm chuyển hóa của solanin là nhân tố tạo ra hormon có nhân steroid rất cần cho sự sống, nên “một quả cà lợi bằng 3 chén thuốc” với những người chán ăn và ngũ tạng hao tổn.
Cach che ca phao thanh bai thuoc tri dau rang, viem loi, ho lau nam
Cà pháo muối được ưa chuộng hơn món cà sống. Ảnh: Internet. 

100g cà pháo cung cấp 1,5g protein (có đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phospho, 22,1g mg kali, 0,3mg kẽm. Ngoài ra nó còn chứa cả đồng và selen là các vi khoáng quý. Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo. Riêng phần hạt cà đúng là có nhiều sợi lông nhỏ nên có thể là nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào công bố về tác hại này.

Quả cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm hoặc đem xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hàng năm, ăn giòn như nổ trong miệng.

Cà pháo muối được ưa chuộng hơn món cà sống. Cà muối xổi chỉ vài ngày là ăn được, ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ muối chua làm giảm độc tính.

Người Nhật ăn cà, thường ăn sống, đem xắt thành miếng ướp với muối độ ba tiếng đồng hồ, rồi thêm gia vị dùng làm món ăn. Họ cho rằng ăn như vậy sẽ có ích cho trường vị, chất nước của cà, ăn sống lại càng có công hiệu giải độc.

Trong Trung dược học bản thảo có ghi: “Cà có thể chống sưng, cầm đau, làm tan máu bầm, trừ hàn nhiệt và ngũ tạng lao”.

Một số bài thuốc từ quả cà:

Cach che ca phao thanh bai thuoc tri dau rang, viem loi, ho lau nam-Hinh-2
Quả cà muối lâu năm có thể trị đau răng lợi. Ảnh: Internet.  
Trị đại tiện ra máu, tiểu ra máu, chứng thổ huyết (ói ra máu): lấy cà pháo phơi khô, đem nướng cháy, nghiền thành bột để uống, có hiệu quả khá tốt.
Trị đại, tiểu tiện gây chảy máu: cà pháo già sao vàng, tán mịn, mỗi lần dùng 8g, hòa với nước, dấm loãng để uống, ngày 3 lần. Hoặc dùng rễ và cây cà khô 40g sắc uống.
Trị đại tiện ra máu lâu ngày không khỏi: sách thuốc của Trung Quốc có thuật lại cách dùng cà pháo để trị như sau: dùng vài mảnh giấy tập học trò, đem nhúng nước và gói trái cà lại, cho vào miệng dưới của ống lò, nướng cho chín (tức là đợi khi các mảnh giấy đều cháy hết cả), lấy ra lột sạch bên ngoài, chấm với gia vị để ăn.
Trị tỳ vị suy yếu, ăn uống kém: quả cà tươi 250g nấu lên ăn cùng với một số thực phẩm khác theo thói quen như: thịt heo, rau tía tô, hành tỏi, ngò tàu… liên tục trong mấy ngày, có công năng kiện tỳ, hòa vị; thích hợp chữa trị các chứng bệnh vận hóa của tỳ vị kém (ăn uống khó tiêu, đại tiện phân sống…).
Trị khó tiểu: nước hãm lá tươi cà dại hoa trắng, phối hợp với cành lá của cây đơn buốt.
Trị đau răng, viêm lợi: quả cà muối lâu năm, đốt tồn tính, xát than đặt vào răng, lợi.
Trị đau răng, răng lung lay, nha chu viêm: núm cà pháo 1kg, ngâm 1 lít nước muối (100g muối cho 1 lít nước), ngâm một đêm. Sáng ra vớt ra để khô, sao cho khô, tán thành bột. Dùng để xát vào răng. Đây là kinh nghiệm của Ohsawa dựa trên nguyên lý điều chỉnh âm - dương, trong đó, núm cà (âm), muối (dương), ngâm nước (âm), sao khô (dương). Làm thành bột (có âm + dương), trên lâm sàng chúng tôi nhận thấy có kết quả khá tốt.
Trị ho lâu năm không khỏi: cà pháo tươi 30 - 60g nấu chín, cho mật ong vừa đủ, nấu lại, ngày ăn 2 lần.
Đây là kinh nghiệm của Trung Quốc dù kinh nghiệm của Việt Nam lại cho rằng khi ho không ăn cà, nhưng có lẽ cà đã được nấu chín và thêm mật ong sẽ không lo bị lạnh bên trong khi dùng, cho nên có thể dùng trị ho vẫn có kết quả.
Trị mụt nhọt đau đớn khó chịu: trái cà pháo tươi giã nát, cho vào một ít đường đắp ngay chỗ đau, có thể chống sưng, cầm đau nhức.
Trị sâu bọ, kiến cắn mà làm độc: trái cà pháo tươi, giã nát đắp vào có thể chống sưng và không làm mủ.
Trị đinh nhọt và viêm mủ da: giã lá tươi và đắp vào chỗ đau.
Trị ong (vò vẽ) đốt, nứt nẻ ở bàn chân, kẽ chân: quả giã nát với lá lốt, lấy nước bôi.
Trị nhọt lở loét: tai quả cà nấu uống rất tốt.
Trị chân tay bị nứt nẻ và giá lạnh: dùng rễ và cây cà khô nấu nước ngâm rửa.

Những món hàng bình dân ở Việt Nam được bán giá “trên trời” ở Nhật

Những sản phẩm bình dân, quen thuộc của Việt Nam đang được bày bán nhiều tại siêu thị, trang bán hàng điện tử của Nhật với giá cao "ngất ngưởng".

Ở Việt Nam, hạt mít thường bị vứt đi. Tuy nhiên, khi được xuất đi nước ngoài, nó lại trở thành mặt hàng khá "hot". Ở Nhật Bản, hạt mít được đóng gói trong bao bì cẩn thận, được bày bán khá nhiều tại siêu thị và có giá khá đắt, 200.000 đồng/kg. Ảnh: Vietnamnet.
 Ở Việt Nam, hạt mít thường bị vứt đi. Tuy nhiên, khi được xuất đi nước ngoài, nó lại trở thành mặt hàng khá "hot". Ở Nhật Bản, hạt mít được đóng gói trong bao bì cẩn thận, được bày bán khá nhiều tại siêu thị và có giá khá đắt, 200.000 đồng/kg. Ảnh: Vietnamnet.
Ở Nhật Bản, một khúc thân chuối có chiều dài khoảng 10 cm được bày bán trong siêu thị với giá 1.400 Yên Nhật (tương đương 280.000 đồng). Trong khi đó, tại Việt Nam, thân cây chuối thường được một số người chăn nuôi xin về băm nhỏ ra cho lợn, gà vịt ăn. Ảnh: Vietnamnet.
 Ở Nhật Bản, một khúc thân chuối có chiều dài khoảng 10 cm được bày bán trong siêu thị với giá 1.400 Yên Nhật (tương đương 280.000 đồng). Trong khi đó, tại Việt Nam, thân cây chuối thường được một số người chăn nuôi xin về băm nhỏ ra cho lợn, gà vịt ăn. Ảnh: Vietnamnet.
Ở Việt Nam, tầm bóp là cỏ dại mọc đầy ruộng, bờ rào, thường xuyên phải nhổ bỏ đi. Nhưng ở đất nước mặt trời mọc, tầm bóp lại có giá tới 700.000 đồng/kg. Ảnh: Vietnamnet.
 Ở Việt Nam, tầm bóp là cỏ dại mọc đầy ruộng, bờ rào, thường xuyên phải nhổ bỏ đi. Nhưng ở đất nước mặt trời mọc, tầm bóp lại có giá tới 700.000 đồng/kg. Ảnh: Vietnamnet.
Sản phẩm bình dân quả tầm bóp được coi là "thần dược", rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Vietnamnet.
Sản phẩm bình dân quả tầm bóp được coi là "thần dược", rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Vietnamnet.
Mì ăn liền Hảo Hảo - 1 món ăn nhanh phổ biến ở Việt Nam được rao bán trên trang thương mại điện tử Amazon của Nhật với giá 550.000 đồng/thùng 30 gói, cao gấp 5 lần so với giá tại Việt Nam. Ảnh: Amazon.
 Mì ăn liền Hảo Hảo - 1 món ăn nhanh phổ biến ở Việt Nam được rao bán trên trang thương mại điện tử Amazon của Nhật với giá 550.000 đồng/thùng 30 gói, cao gấp 5 lần so với giá tại Việt Nam. Ảnh: Amazon.
Nước mắm Nam Ngư tại Nhật có giá xấp xỉ 140.000 đồng/chai, cao gấp 6 lần giá bán tại Việt Nam. Ảnh: Amazon.
 Nước mắm Nam Ngư tại Nhật có giá xấp xỉ 140.000 đồng/chai, cao gấp 6 lần giá bán tại Việt Nam. Ảnh: Amazon.
Mít sấy có giá 800.000 đồng/combo 5 gói, tính ra một gói có giá 160.000 đồng, cao gấp 3-4 lần giá ở Việt Nam. Ảnh: Amazon.
 Mít sấy có giá 800.000 đồng/combo 5 gói, tính ra một gói có giá 160.000 đồng, cao gấp 3-4 lần giá ở Việt Nam. Ảnh: Amazon.
Một chiếc lá chuối tươi được rao bán trên trang Amazon Nhật Bản với giá 2.280 yên, tương đương gần 500.000 đồng, trong khi ở Việt Nam người dân đa phần toàn chặt bỏ đi. Ảnh: Amazon.
 Một chiếc lá chuối tươi được rao bán trên trang Amazon Nhật Bản với giá 2.280 yên, tương đương gần 500.000 đồng, trong khi ở Việt Nam người dân đa phần toàn chặt bỏ đi. Ảnh: Amazon.
Một chai nước tương Chinsu ở Nhật có giá 160.000 đồng, cao gấp 8-9 lần so với giá bán tại Việt Nam. Ảnh: Amazon.
 Một chai nước tương Chinsu ở Nhật có giá 160.000 đồng, cao gấp 8-9 lần so với giá bán tại Việt Nam. Ảnh: Amazon.
Cà pháo - món ăn bình dân ở Việt Nam cũng trở thành đặc sản cao cấp của Nhật với giá bán gần 200.000 đồng/lọ nhỏ. Ảnh: Amazon.
 Cà pháo - món ăn bình dân ở Việt Nam cũng trở thành đặc sản cao cấp của Nhật với giá bán gần 200.000 đồng/lọ nhỏ. Ảnh: Amazon.
Cà phê Việt Nam cũng đắt đỏ hơn hẳn khi được "xuất ngoại". 1 combo 5 hộp G7 được Amazon rao bán với giá trên 1.000.000 đồng, tính ra 200.000 đồng/hộp 16 gói. Ảnh: Amazon.
 Cà phê Việt Nam cũng đắt đỏ hơn hẳn khi được "xuất ngoại". 1 combo 5 hộp G7 được Amazon rao bán với giá trên 1.000.000 đồng, tính ra 200.000 đồng/hộp 16 gói. Ảnh: Amazon.

Khám phá ấn tượng về quả cà pháo quen thuộc

(Kiến Thức) - Quả cà pháo là món ăn dân dã quen thuộc trong các bữa cơm ngày hè của người dân Việt Nam.
 

Kham pha an tuong ve qua ca phao quen thuoc
 Quả cà pháo có tên khoa học là Solanum torum. Đây là loại cây nhỏ có hoa màu trắng, quả màu trắng và đổi màu vàng khi chín. (Nguồn Cooky)
Kham pha an tuong ve qua ca phao quen thuoc-Hinh-2
 Cà pháo chứa hàm lượng vitamin E, vitamin P cao. Ngoài ra, nó còn chứa protein, canxi, sắt, phốt pho, ma giê,… đặc biệt chứa chất Nightshade soda - một chất có tác dụng chống ung thư. (Nguồn Lamsao)