Cách điều trị nào chuẩn đối với bệnh sốt xuất huyết?

(VietnamDaily) - Ngày 24/8, BV Bạch Mai cho biết, cách đây 1 tuần Khoa Cấp cứu A9 đã tiếp nhận nam thanh niên 17 tuổi mắc sốt xuất huyết bị ngừng tim do sốc khi truyền dịch tại nhà. Đây là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ biến chứng rất cao.

Bệnh nhân 17 tuổi được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết và truyền dịch tại nhà mà không vào viện điều trị.
Cach dieu tri nao chuan doi voi benh sot xuat huyet?
Người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết, tâm lý chủ quan không theo dõi sát diễn biến, không đi khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn cách tự chăm sóc tại nhà; trong khi bệnh có thể trở nặng rất nhanh chóng rất dễ nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh minh họa. 

Khi được người nhà đưa đến Khoa Cấp cứu, bệnh nhân đã ngừng tim 30 phút, được tiến hành cấp cứu, ép tim và tim đã đập trở lại, sau đó lại ngừng tim lần 2. Với nỗ lực cao nhất, các bác sĩ đã hồi sức tim cho bệnh nhân thành công và tiến hành đặt ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo). Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng, bệnh nhân đã tử vong 2 ngày sau đó do suy đa tạng.

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà, khi nào cần đưa đi viện?

Nói về bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết: “Người lớn mắc bệnh, tâm lý chủ quan không theo dõi sát diễn biến, không đi khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn cách tự chăm sóc tại nhà; trong khi bệnh có thể trở nặng rất nhanh chóng rất dễ nguy hiểm đến tính mạng”.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thường gặp và gia tăng trong khoảng thời gian từ tháng 6-9, hay phát thành dịch.

Đặc điểm của bệnh là sốt, xuất huyết, thoát huyết tương có thể dẫn đến sốc, giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu. Nếu không chẩn đoán và xử lý kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng ngừa.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, tùy theo mức độ nặng nhẹ, sốt xuất huyết chia làm 4 độ khác nhau.

Độ I: Sốt kéo dài 2-7 ngày kèm theo các dấu hiệu như nhức đầu, đau người, chân tay nhức mỏi.

Độ II: Như độ I nhưng kèm theo có những nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ, mí mắt.

Độ III: Có sốt kèm theo dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹt mạch nhanh, yếu, da lạnh, người bứt rứt vật vã, sốc.

Độ IV: Sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân tay lạnh.

Để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết, Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội), cho biết có thể dựa vào các yếu tố lâm sàng, đặc biệt chú ý trong 3 ngày đầu tiên.

- Ngày 1: bệnh nhân sốt cao, đột ngột liên tục, sốt không sợ lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau.

- Ngày 2: bệnh nhân tiếp tục sốt cao liên tục. Có thể tìm các nốt sốt xuất huyết trên cơ thể như dưới da, trên bụng, tay chân, mi mắt, cổ,… Nếu không thấy các nốt xuất huyết, ta có thể làm thủ thuật dấu hiệu thắt dây dương tính nghĩa là lấy máy đo huyết áp đo cho người bệnh, sau đó để ở khoảng cách trung bình giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu giữ trong 5 phút. Khi bỏ dây thắt đo huyết áp ra nếu thấy có 5 nốt chấm xuất huyết trên 1 cm2 của da tại vị trí dây thắt đo huyết áp, ta xác định bệnh nhân đó bị sốt xuất huyết.

- Ngày 3: nếu có các dấu hiệu xuất huyết trở nên rõ ràng, bệnh nhân vẫn còn sốt cao, ngoài ra có thể chảy máu mũi, chân răng, kinh nguyệt ở phụ nữ ra bất thường, cảm giác khó chịu, đau bụng,… Nếu qua xét nghiệm thấy khối lượng hồng cầu tăng 10-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3, trên 90% khả năng bệnh nhân đã mắc sốt xuất huyết.

- Ngày thứ 4-5: bệnh nhân sẽ có triệu chứng rõ nhất là còn sốt, có các dấu hiệu sốt huyết ở niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới màng tiếp hợp, đi tiểu ra máu, phụ nữ kinh nguyệt sớm kỳ, kéo dài, có thể xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đại tiện ra máu. Khi có triệu chứng sốt xuất huyết tiêu hóa là bệnh thường diễn biến nặng.

“Chú ý cần theo dõi sốt, nếu sốt cao liên tục kéo dài rất dễ dẫn đến sốc. Sốc là biến chứng nặng dễ tử vong, do đó cần đưa bệnh nhân đi viện ngay lập tức. Hiện tượng sốc thường hay sảy ra vào ngày thứ 3-6 của bệnh, nhiệt độ hạ xuống đột ngột, da lạnh tím tái, bệnh nhân vật vã li bì, đau bụng cấp. Sốt xuất hiện nhanh chóng với mạch nhỏ, nhanh, da lạnh, huyết áp hạ hoặc kẹt. Các trường hợp này rất dễ tử vong.

Các trường hợp trên xếp theo mức độ sốt độ III, IV nên phải nằm viện theo dõi cấp cứu điều trị Tây y. Riêng Đông y chỉ điều trị sốt xuất huyết cấp độ I-II”, lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh.

Cach dieu tri nao chuan doi voi benh sot xuat huyet?-Hinh-2
Người mắc sốt xuất huyết cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi sát tại nhà, có thể đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết (nếu có thể). 
Hiện nay chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, khi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn thuộc thể nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm và có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi sát tại nhà, có thể đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết (nếu có thể).
Phòng ngừa sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường trung gian là muỗi vằn, chính vì thế, biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ hiệu quả nhất chính là:
Vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
Không nên trữ nước trong nhà.
Tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi.
Phát quang bụi rậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.
Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ biến chứng rất cao, do vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu thì mỗi người hãy chủ động tìm hiểu về căn bệnh này và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Kinh hoàng hai em nhỏ bị sét đánh khi chơi điện thoại lúc trời mưa

(VietnamDaily) - Đang sử dụng điện thoại trong lúc trông nương ngô vào lúc trời mưa, hai em nhỏ bị sét đánh trúng phải nhập viện cấp cứu.

Sự việc xảy ra vào rạng sáng ngày 8/6, tại khu vực xã Thào Chư Phìn (Si Ma Cai). Hai em nhỏ đã sử dụng điện thoại khi đang ở lán trông ngô thì bất ngờ bị sét đánh trúng phải nhập viện cấp cứu.

Ca tử vong thứ 10 vì nhiễm COVID-19 ở Đà Nẵng

(Vietnamdaily) - Chiều 6/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã công bố ca tử vong thứ 10 là bệnh nhân 718. Bệnh nhân tử vong vì đa u tủy tương bào ác tính, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết và COVID-19.

Bệnh nhân 718 (BN 718): nữ, 67 tuổi, quê quán: Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Tiền sử: Đa u tủy tương bào ác tính, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết.