Thiếu máu có thể là nguyên nhân dẫn đến cảm giác suy nhược và mệt mỏi. Đây là một vài phương pháp giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe.
Cử Nhân Điều Dưỡng Nguyễn Thị Hồng Hợi
Thiếu máu thường gặp trong điều trị
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng của các tế bào hồng cầu (TBHC). Hầu hết các liệu pháp điều trị ung thư đều phá hủy các tế bào tăng trưởng nhanh. Các tế bào hồng cầu tăng trưởng với tốc độ nhanh và do đó thường bị ảnh hưởng. Một phần quan trọng của TBHC là huyết sắc tố. Chúng là protein vận chuyển oxy khắp cơ thể. Khi huyết sắc tố thấp thì nồng độ oxy sẽ giảm đi. Cơ thể phải làm việc vất vả hơn để tự bù lại. Cuối cùng cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi.
Nồng độ huyết sắc tố bình thường ở phụ nữ thường nằm trong khoảng 12 -16 gm/dL; đối với nam, nồng độ bình thường từ 14 -18 gm/dL. Trong quá trình điều trị ung thư, nồng độ huyết sắc tố có thể giảm thấp hơn mức bình thường. Nồng độ huyết sắc tố của người bệnh sẽ được kiểm tra trong suốt quá trình điều trị. Bất kỳ lúc nào nồng độ huyết sắc tố giảm thấp dưới 10.0 gm/dL sẽ được coi là thiếu máu.
Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu bao gồm:
· Suy nhược hoặc mệt mỏi.
· Hoa mắt chóng mặt.
· Đau đầu.
· Thở nông hoặc khó thở.
· Đánh trống ngực hoặc nhịp tim nhanh.
· Da nhợt nhạt.
· Cảm giác lạnh, đặc biệt là bàn tay và bàn chân.
Làm gì để phòng ngừa thiếu máu?
Không có phương pháp đặc hiệu nào để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu xảy ra. Thiếu máu có thể là nguyên nhân dẫn đến cảm giác suy nhược và mệt mỏi. Đây là một vài phương pháp giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn:
Tiết kiệm năng lượng: Ngủ nhiều; Tránh các hoạt động kéo dài và gắng sức; Tự điều tiết mức độ hoạt động: nghỉ ngơi trong khi hoạt động nếu cảm thấy mệt mỏi. Ngủ ngắn khi cần thiết; Sắp xếp ưu tiên các hoạt động để có đủ năng lượng cho những hoạt động quan trọng hoặc những hoạt động mà bản thân yêu thích nhất; Đề nghị bạn bè và người thân giúp chuẩn bị các bữa ăn hoặc làm việc nhà khi mệt mỏi.
Tránh chấn thương: Hãy thay đổi các tư thế một cách từ từ, đặc biệt khi đang nằm chuyển sang đứng dậy để tránh bị hoa mắt chóng mặt; Khi ra khỏi giường, hãy ngồi ở mép giường một vài phút trước khi đứng dậy.
Cách khắc phục thiếu máu khi điều trị ung thư cho sức khỏe tốt.
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng
- Ăn các loại thực phẩm giàu sắt, bao gồm các loại rau có lá màu xanh đậm, gan, thịt đỏ nấu chín.
- Uống nhiều các loại nước (ví dụ: nước canh, nước hoa quả).
- Tránh dùng caffeine và ăn quá no vào cuối ngày nếu quý vị khó ngủ vào ban đêm.
- Chỉ uống bổ sung thêm sắt khi bác sỹ yêu cầu.
Khi nào nên gọi cho bác sĩ
Hãy gọi cho bác sỹ ngay nếu quý vị có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Hoa mắt chóng mặt.
- Thở nông hoặc khó thở.
- Suy nhược hoặc mệt mỏi quá mức.
- Đánh trống ngực hoặc đau ngực.
Điều trị thiếu máu như thế nào?
Có nhiều cách để điều trị thiếu máu. Bác sĩ có thể cho người bệnh uống viên sắt hàng ngày hoặc chỉ định truyền máu. Ở một số bệnh nhân, bác sĩ cũng có thể chỉ định tiêm yếu tố tăng trưởng, để kích thích sự tăng trưởng của các tế bào hồng cầu. Bằng cách tăng sản xuất các tế bào hồng cầu của cơ thể, yếu tố tăng trưởng này giúp làm giảm nguy cơ thiếu máu, và cũng làm giảm số lần truyền máu trong quá trình điều trị.
Yếu tố tăng trưởng được dùng theo đường tiêm. Người bệnh có thể được tiêm bởi điều dưỡng chuyên khoa ung bướu, hoặc người bệnh hay người thân trong gia đình có thể được dạy cách tiêm tại nhà. Việc tiêm thuốc sẽ chấm dứt ngay sau khi số lượng tế bào hồng cầu trở về mức bình thường.
Trong một vài trường hợp, bác sỹ có thể quyết định trì hoãn điều trị ung thư cho đến khi số lượng tế bào hồng cầu của người bệnh trở về mức bình thường.
Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng Hợi (Khoa Nội Vú, Phụ khoa, Đầu cổ theo yêu cầu, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội)
5 thực phẩm 'cao thủ giàu sắt', ai thiếu máu ăn bổ sung ngay
5 thực phẩm dưới đây cực giàu sắt, rất tốt cho người thiếu máu, suy nhược cơ thể.
Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra tình trạng đau dầu, chóng mặt và nhiều bệnh lý khác. Phụ nữ dễ gặp tình trạng thiếu máu cao hơn do một số đặc trưng về giới tính như kinh nguyệt, mang thai, sinh nở...
Để cải thiện tình trạng thiếu máu, ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mọi người cần điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung chất sắt, vitamin C để tổng hợp huyết sắc tố hiệu quả hơn.
Bị chấy hút máu ký sinh, bé gái cạn máu rồi qua đời
Một bé gái 9 tuổi người Mỹ bị mẹ và bà ngoại bỏ mặc, cuối cùng chết do chấy cắn và hút cạn máu. Hiện, bà ngoại và mẹ của bé gái đã bị bắt.
Chấy là loại ký sinh trùng cực nhỏ, có thể sống ký sinh trên đầu cơ thể con người. Đa số bệnh nhân bị nhiễm chấy là trẻ nhỏ, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Mới đây, một sự việc đau lòng đã xảy ra tại bang Arizona, Mỹ. Một bé gái 9 tuổi bị mẹ và bà ngoại bỏ mặc, cuối cùng chết do chấy cắn và hút cạn máu. Hiện, bà ngoại và mẹ của bé gái đã bị bắt.
Cụ thể, mẹ của bé gái là Sandra Kraykovich, 38 tuổi và bà ngoại Elizabeth Kraykovich, 64 tuổi, đều không quan tâm gì đến cô bé. Điều này khiến cô bé không chỉ thiếu ăn, thiếu mặc mà còn bị nhiễm chấy cực nặng. Tài liệu từ cảnh sát cho thấy, bé gái đã chết khi các nhân viên y tế đến nhà.
Sandra Kraykovich (trái) và Elizabeth Kraykovich.
Tại thời điểm được tìm thấy, trên mặt của bé có một lượng lớn bọ bám vào. Kiểm tra kỹ hơn cho thấy tóc của cô bé có một lượng cực lớn chấy ký sinh. Khám nghiệm tử thi kết luận, bé gái chết do thiếu máu và suy dinh dưỡng vì nhiễm chấy nặng.
Một cuộc điều tra cho thấy, Sandra Kraykovich đã cân nhắc việc đưa con gái đến bệnh viện, nhưng người mẹ này thay đổi quyết định khi trở về nhà và thấy con đang ngủ. Sandra Kraykovich cũng nhắn tin cho bạn trai, chia sẻ về tình hình của con gái, thế nhưng mặc cho người bạn trai này giục giã nên đưa con gái đến bệnh viện, Sandra Kraykovich vẫn không chịu làm theo.
Sandra Kraykovich cũng liên lạc với mẹ mình, mong mẹ đưa con gái đi cấp cứu nhưng không nhận được phản hồi. Kết quả, bé gái 9 tuổi chết thảm vì chấy cắn trong khi mẹ và bà ngoại bỏ mặc.
Nhà chức trách ban đầu bắt hai mẹ con cô Sandra vì tội lạm dụng trẻ em, nhưng hiện tại cả hai bị kết tội giết người cấp độ một.
Được biết, ngoài bé gái 9 tuổi đã mất, Sandra còn có 2 đứa con 11 và 13 tuổi cũng bị chấy rận.