Cách kiểm tra phụ nữ Trung Quốc thời xưa có còn trinh hay không?

Thời Trung Hoa cổ, người phụ nữ trước đêm động phòng hoa trúc phải là trinh nữ.

Từ những nguồn tài liệu được ghi chép lại, thời Trung Hoa cổ, người ta rất coi trọng sự trong trắng của phụ nữ, đặc biệt là đối với những phụ nữ chưa lập gia đình. Vào thời điểm đó, để kiểm tra xem một người phụ nữ có còn trinh tiết hay không, người ta đã làm một thứ gọi là "thủ cung sa" và đặt nó vào cánh tay của người phụ nữ. Nếu nó biến mất, có nghĩa là người phụ nữ đó đã quan hệ tình dục.

Cach kiem tra phu nu Trung Quoc thoi xua co con trinh hay khong?

Ảnh minh họa.

Thủ cung sa được biết là vết đỏ xuất hiện trên tay của những nữ nhân. Nghe có vẻ hoang đường và phi lý, nhưng thậm chí trong sách "Bác vật chí" còn ghi rằng, thủ cung sa là một bí mật có nguồn gốc từ thời nhà Hán. Vị hoàng đế vì có rất nhiều cung tần mỹ nữ trong cung nên không thể kiểm soát được. Chính vì vậy, một quan đại thần đã hiến kế cho nhà vua dùng một thứ gì đó đánh dấu trên cơ thể người phụ nữ để ngăn các cô gái có hành vi ngoại tình.

Để bào chế ra thủ cung sa, người ta dùng 7 cân chu sa (đây là một loại khoáng vật của thủy ngân có trong tự nhiên, có màu đỏ) để nuôi thạch sùng trong 90 ngày, sau đó cơ thể của thạch sùng sẽ chuyển dần sang màu đỏ máu. Sau 90 ngày, người ta sẽ xay nhỏ chúng để cho ra một hỗn hợp chất lỏng màu đỏ sẫm, đặc sệt. Dùng thứ nước này chấm vào cơ thể các cô gái trinh trắng sẽ tạo ra một vết son đỏ tươi và sẽ không bao giờ biến mất cho đến khi cô gái ấy "chung chăn gối" với nam nhi.

Cach kiem tra phu nu Trung Quoc thoi xua co con trinh hay khong?-Hinh-2

Vậy thủ cung sa có thật sự kì diệu đến như thế? Có rất ít những kiểm nghiệm về sự hữu hiệu của thủ cung sa. Trên thực tế, không có bất cứ ghi chép nào xác minh cho điều này, hầu như chỉ toàn là tưởng tượng của người dân Trung Hoa mà thôi!

Những cách kiểm tra trinh tiết vô căn cứ ở thời cổ đại

Thời xưa, các bà mối xem tướng lông mày và "thủ cung sa" để xác định phụ nữ còn trinh tiết trước khi cưới hay không.

Thời cổ đại, xã hội phong kiến coi trọng công dung ngôn hạnh của người phụ nữ, trong đó trinh tiết được đánh giá là thứ quý giá nhất của người phụ nữ. Nhìn chung, phụ nữ không được quan hệ tình dục trước khi hôn nhân. Nếu vi phạm, không những không có người đàn ông nào muốn cưới mà cả gia đình cũng chịu hổ thẹn, nhục nhã cùng.

Đối với vấn đề này, thời xa xưa, mỗi đám cưới đều có người mai mối chịu trách nhiệm dẫn dắt nhân duyên. Nhà trai thực sự vô cùng quan tâm đến chuyện trong sạch của nàng dâu mới, vì vậy xuất hiện hai phương pháp cơ bản để xác định xem người phụ nữ có còn trinh tiết hay không.

Tại sao khi bị xâm hại phụ nữ thời xưa lại không chống cự?

Thời xưa người ta thường dựa vào “trinh tiết” để đánh giá nhân phẩm của người phụ nữ. Còn những kẻ có hành vi “hiếp dâm” phụ nữ bao giờ cũng bị lên án.

Hơn hai nghìn năm trước, Nho giáo chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Họ đưa ra nhiều quy định nghiêm khắc nhằm hạn chế hành vi của con người. Đặc biệt đối với phụ nữ là phải “tam tòng, tứ đức” nghĩa là “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Hiểu là ở nhà thì theo cha, lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con.

Thậm chí, phụ nữ thời ấy còn không được phép ra ngoài tùy ý. Học chỉ có thể ở nhà giúp đỡ cha mẹ và trông trẻ.

Tin mới