Cách kiểm tra tuyến giáp có đang "kêu cứu" hay không

Hãy lấy một cốc nước lọc rồi thực hiện bài kiểm tra tuyến giáp cực dễ dàng dưới đây!

So với các loại ung thư khác thì ung thư tuyến giáp hiếm gặp và khó phát hiện hơn bởi nó thường không gây ra triệu chứng lâm sàng điển hình và thường được phát hiện một cách tình cờ trên siêu âm hoặc CT khi đi khám những bệnh khác không mấy liên quan đến tuyến giáp.

Dù là loại ung thư nào, các bác sĩ cũng đều khuyên bệnh nhân nên phát hiện sớm bệnh để có thể tăng khả năng chữa bệnh và giảm thiểu rất nhiều chi phí điều trị.

Đối với ung thư tuyến giáp, dù không có triệu chứng điển hình nhưng vẫn có cách để tự phát hiện ra nó. Đôi khi, bệnh nhân có thể tự phát hiện thấy u vùng cổ khi soi gương, đóng khuy cổ áo hoặc đeo dây truyền, uống nước.

Cach kiem tra tuyen giap co dang

Một báo cáo năm 2017 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho thấy bằng hành động sờ nắn cổ, 11,6% trường hợp bệnh đã có thể phát hiện các nốt tuyến giáp. Dù việc kiểm tra cổ tại nhà không thể đem lại hiệu quả chính xác 100% nhưng bất cứ sự bất thường nào ở cổ cũng nên được quan tâm để đề phòng những vấn đề sức khỏe khác.

CÁCH TỰ KIỂM TRA UNG THƯ TUYẾN GIÁP TẠI NHÀ

Bước 1. Đứng trước gương

Khi đứng trước gương, bạn có thể quan sát rất rõ phần cổ của mình. Hãy nhớ loại bỏ tất cả mọi thứ vướng víu như khăn quàng, cà vạt, đồ trang sức hoặc áo cao cổ... để có thể quan sát một cách cụ thể nhất.

Cach kiem tra tuyen giap co dang

Bước 2: Ngẩng cổ cao

Bây giờ, hãy nhẹ nhàng ngẩng cổ lên cao để mở rộng phần cổ, hơi hướng cằm về phía trần nhà để bạn có thể kéo dài tầm nhìn của cổ.

Bước 3: Nhấp một ngụm nước lọc

Bạn hãy uống một ngụm nước và nuốt. Hành động này sẽ khiến thanh quản của bạn phải di chuyển về phía trước, điều này sẽ cho phép bạn quan sát rõ hơn về hình dạng của tuyến giáp, nhận ra rất nhanh được những bất thường.

Cach kiem tra tuyen giap co dang

Bạn hãy nhớ: Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ, hình con bướm nằm ở phía dưới cổ, nằm ngay phía trên xương đòn của bạn và bên dưới thanh quản (nơi tạo ra giọng nói).

Bước 4. Quan sát cổ khi bạn nuốt

Trong quá trình bạn nuốt xuống, hãy cố gắng nhìn thật kỹ xem có khối u hay vật lồi lên ở cổ hay không. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất hãy lặp lại hành động uống nước và quan sát nhiều lần cho thật chính xác.

Nếu ở cổ xuất hiện các nốt tuyến giáp, bạn sẽ thấy những nốt sưng hình tròn. Thậm chí, khi nuốt cũng thấy cũng nốt này di chuyển.

Bước 5. Dùng tay cảm nhận

Bạn hãy dùng tay nhẹ nhàng chạm vào khu vực xung quanh tuyến giáp và sờ nắn xem có bất kỳ sự tăng trưởng hay khối u cục nào lồi ra.

Cach kiem tra tuyen giap co dang

Bước 6. Đến gặp bác sĩ

Nếu bạn xác định mình ở phần tuyến giáp có các cục u hoặc phần lồi ra, bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra cụ thể.

Bạn không nên quá lo lắng bởi không phải cứ co u, hạch ở tuyến giáp nghĩa là bạn bị ung thư mà rất có thể là các bệnh tuyến giáp lành tính khác. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Radiology học thuật đã kết luận rằng chỉ có khoảng 8% các nốt tuyến giáp là ung thư.

Với cách kiểm tra đơn giản trên bạn sẽ biết được phần tuyến giáp của mình có đang gặp vấn đề hay không. Tuy nhiên, đây vẫn là một cách kiểm tra mang nhiều hạn chế bởi có những u, hạch quá nhỏ không thể nào quan sát bằng mắt thường hay bằng ngón tay. Cách kiểm tra an toàn và chính xác nhất vẫn là đi khám sức khỏe định kỳ với các bác sĩ chuyên khoa.

5 bệnh ung thư người Việt Nam mắc phải nhiều nhất hiện nay

(Kiến Thức) - Theo công bố mới nhất của WHO, 5 loại ung thư có tỉ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam gồm: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư đại tràng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, Việt Nam xếp vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp 19 châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á.
Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.

Người đàn ông mắc 3 loại ung thư cùng lúc, bác sĩ chỉ mặt thủ phạm

Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện ông Trịnh mắc 3 loại ung thư cùng một lúc là: ung thư thực quản, ung thư phổi và ung thư ruột. Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân gây bệnh đến từ thói quen của chính bệnh nhân.

Hơn 1 tháng trước, ông Trịnh 60 tuổi, sống tại Chiết Giang, Trung Quốc khi đang ăn cơm đột nhiên cảm thấy khó nuốt, nhưng vì cho rằng đó là triệu chứng bình thường của người lớn tuổi nên cũng không để ý nhiều.

Tin mới