Cách làm nước hầm xương vừa ngon vừa giữ được chất dinh dưỡng
(Kiến Thức) - Nước hầm xương được nhiều người ưa chuộng, được dùng để chế biến, nấu các món như canh, súp… vì không chỉ đem lại vị ngọt thơm ngon cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thảo Nguyên
Xem toàn bộ ảnh
Nước hầm xương được chế biến từ việc đun sôi các loại xương động vật ở nhiệt độ thấp trong một thời gian dài. Trong quá trình hầm với nước, các chất dinh dưỡng quan trọng trong xương như canxi, phospho và collagen sẽ bắt đầu bị phá vỡ và giải phóng ra ngoài.
Về mặt dinh dưỡng, tất cả những khoáng chất có nguồn gốc từ xương rất dễ hấp thu. Không chỉ vậy, trong xương còn chứa nhiều collagen và các hợp chất có khả năng kháng viêm hiệu quả. Uống nước hầm xương sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nước xương hầm có chứa một số chất dinh dưỡng có thể giúp chữa đau khớp, giảm cân, rối loạn giấc ngủ, viêm trong cơ thể... Sau đây là một số món canh xương giúp bạn tăng sức khoẻ.
Những người bị bệnh tuyến giáp nên thêm món canh xương cá trong chế độ ăn uống của họ. Bạn chỉ cần lọc xương từ một con cá để nấu canh. Bạn nên nấu nhỏ lửa trên bếp, tránh nấu trong nồi áp suất.
So với các loại canh khác thì nước hầm xương lợn là món canh phổ biến, rẻ tiền và dễ nấu nhất. Món này cũng khá bổ dưỡng cho sức khỏe.
Nấu nước xương chân gà và ớt cũng là món canh giàu dinh dưỡng. Mặc dù có vẻ không hấp dẫn mấy nhưng nước xương chân gà là sản phẩm hoàn hảo để bổ sung collagen, canxi và glucosamine cho cơ thể.
Nước xương thịt bò không phổ biến cho lắm nhưng lại rất bổ dưỡng. Nước xương thịt bò nấu chín chậm là có thể dùng cho món hầm và súp.
Để phát huy tối đa lợi ích từ nước hầm xương, bạn cần hầm xương gà trong vòng từ 8-24 tiếng. Trong khi đó, xương bò cần nhiều thời gian hơn, từ 12-48 tiếng.
Tuy nước hầm bổ dưỡng nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo những người đang giảm cân không nên dùng nhiều nước hầm xương vì chúng giàu năng lượng. Ảnh: Internet.
Video "Nấu nước hầm xương cho bé là mẹ đang hại trẻ mà chẳng ai ngờ tới". Nguồn: Youtube