Cách nào xác định dị ứng thực phẩm có thể gây tử vong?
(VietnamDaily) - Dị ứng thực phẩm là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, nhận biết rõ về dị ứng thực phẩm và những điểm khác biệt của tình trạng này với không dung nạp thực phẩm và nhạy cảm với thực phẩm là rất quan trọng.
Minh Bùi (Theo Boldsky)
Không dung nạp thực phẩm
Không dung nạp thực phẩm là tình trạng cơ thể thiếu một enzym nhất định để tiêu hóa một thực phẩm cá biệt. Đây là một phản ứng gây ra bởi hệ tiêu hóa, chẳng hạn nhưkhông dung nạp lactose. Khi sự sản sinh enzym lactase ở ruột non không đủ, cơ thể không thể phá vỡ lactose, một dạng đường được tìm thấy trong sữa, gây ra các triệu chứng như đầy bụng và tiêu chảy.
Không dung nạp thực phẩm phổ biến ở trẻ em và cả người lớn tuổi hơn. Nếu không dung nạp đường lactose xảy ra từ lúc nhỏ thì nó có thể sẽ tiếp diễn sau này. Ở người trưởng thành lớn tuổi, không dung nạp lactose xảy ra do các yếu tố liên quan đến tuổi tác. Sự sản sinh enzym lactase trở nên suy yếu do tuổi tác và những người này không thể tiêu hóa được các sản phẩm từ sữa.
Không dung nạp thực phẩm di truyền trong gia đình với ác triệu chứng như đầy bụng, sổ mũi, đau nửa đầu, đau dạ dày, ho, phát ban trên da và tiêu chảy. Các triệu chứng này khác nhau ở mỗi người và có thể bắt đầu sau một vài tiếng hoặc sau 48 tiếng. Thêm vào đó, các triệu chứng có thể kéo dài hàng giờ hoặc hàng tuần. Dù không dung nạp thực phẩm không đe dọa tính mạng nhưng có thể gây khó chịu cho người bị mắc tình trạng này.
Không chỉ do không dung nạp lactose mà cũng có một số nguyên nhân khác gây không dung nạp thực phẩm bao gồm.
Sử dụng chất hóa học: Không dung nạp có thể do các chất nhất định có trong thực phẩm như caffein trong trà, cà phê và chocolate.
Thực phẩm chứa các độc tố: Một số các độc tố có sẵn trong thực phẩm như các loại hạt đậu hay sứa.
Thực phẩm chứa histamine: Một số thực phẩm chứa histamine bao gồm các loại quả họ đậu, dấm táo, sữa chua, phô mai để lâu hoặc lên men, thực phẩm đóng hộp hoặc muối chua có thể gây không dung nạp thực phẩm.
Thực phẩm chứa salicylates: Các loại trái cây như bơ, nho và quả mọng; các loại rau như dưa leo, củ cải; các loại hạt sấy khô như hạt dẻ cười
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm khác với không dung nạp thực phẩm. Đây là sai lầm của hệ miễn dịch của cơ thể với một số thực phẩm nhất định. Dị ứng thực phẩm thường đe dọa đến tính mạng vì chỉ cần một lượng nhỏ thực phẩm gây dị ứng có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng ở người như sốc phản vệ.
Khi một người ăn phải thực phẩm gây dị ứng, hệ miễn dịch nhầm tưởng chúng có hại hoặc là chất lạ. Kết quả, chúng ngay lập tức gây ra phản ứng miễn dịch trung hòa thực phẩm và trong quá trình này gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.
Dị ứng thực phẩm xảy ra phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi. Một số trẻ, tình trạng này trở nên nghiêm trọng trong khi một số khác bị dị ứng nặng hơn khi trẻ lớn. Dị ứng thực phẩm được xem là nguy hiểm tính mạng vì các triệu trứng bắt đầu trong khoảng một vài phút.
Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm bao gồm ngứa trong miệng, nổi mề đay, eczema, sưng môi, sưng miệng và sưng lưỡi, gặp vấn đề thở, buồn nôn, ngất xỉu, và tiêu chảy. Nếu các tác nhân gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây ra sốc phản vệ dẫn đến tụt huyết áp, mạch nhanh và hẹp khí quản.
Nguyên nhân gây dị ứng phẩm chủ yếu bao gồm:
Protein trong thực phẩm: như đậu hà lan, cá, trứng, đậu nành và hải sản
Các thực phẩm chứa phấn hoa: như quả đào, lê, mận, thảo dược, táo và hạnh nhân
Dị ứng thực phẩm do tập thể dục: xảy ra khi một người tập thể sau khi ăn một số thực phẩm nhất định
Nhạy cảm với thực phẩm
Đây là tình trạng nghiêm trọng hơn so với không dung nạp thực phẩm và nhẹ hơn so với dị ứng thực phẩm. Nhạy cảm với thực phẩm cũng do phản ứng miễn dịch nhầm lẫn với một số thực phẩm nhất định. Tuy nhiên, các triệu chứng không nghiêm trọng như dị ứng thực phẩm và cần thời gian lâu hơn để biểu hiện, trong khi dị ứng thực phẩm có thể xảy ra sau ít phút.
Vẫn có những tranh cãi quay quanh về nhạy cảm thực phẩm và cách nó phát triển. Các triệu chứng của nhạy cảm với thực phẩm không đe dọa tính mạng nhưng gây ra các tổn thương như đau khớp, “sương mù não”, đau đầu và các vấn đề về tiêu hóa. Tình trạng nhạy cảm với thực phẩm sẽ từ từ biến mất do sự thay đổi của hệ vi sinh vật đường ruột. Vào một thời điểm nào đó trong đời, một người có thể ăn phải các thực phẩm gây dị ứng nhất định mà không có bất cứ triệu chứng nào.
Chế độ ăn loại trừ
Chế độ ăn loại trừ là chế độ ăn kiêng mà các thực phẩm được cho là gây các tác dụng nghiêm trọng sẽ được loại bỏ. Tóm lại, đây là dạng thử nghiệm ăn kiêng để xác định được dị ứng thực phẩm, nhạy cảm thực phẩm và không dung nạp thực phẩm qua chế độ ăn.
Chế độ ăn này được thực hiện bằng cách loại bỏ một số thực phẩm nhất định ra khỏi chế độ ăn trong một thời gian đặc biệt và sau đó, bổ sung lại các thực phẩm này để xác định xem chúng có gây các triệu chứng nhẹ hay các vấn đề nghiêm trọng không?
Mời quý độc giả theo dõi video: 5 dấu hiệu dị ứng thực phẩm
Anh Đ.A.D bị khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa, kèm theo ngứa, nổi mẩn đỏ toàn thân sau khi ăn sá sùng - một loại hải sản biển chỉ khoảng 30 phút.
Khó thở, ngạt mũi sau 30 phút ăn sá sùng
Bệnh nhân Đ.A.D. (nam, 26 tuổi, Hà Nội), được cấp cứu tại BV Đa khoa Medlatec trong tình trạng khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa, kèm theo ngứa, nổi mẩn đỏ toàn thân sau khi ăn sá sùng - một loại hải sản biển chỉ khoảng 30 phút.
Bệnh nhân D. cho biết có tiền sử dị ứng với hải sản, thuốc giảm đau chứa Codein, hen phế quản, nhưng không tái phát, đã ngừng điều trị duy trì hơn một năm.
Tại Phòng Cấp cứu, qua thăm khám ban đầu xác định bệnh nhân bị phản vệ nặng (độ II) do dị ứng thức ăn. Lúc đó, bệnh nhân có da và niêm mạc đỏ hồng, xuất hiện sần và phù rải rác toàn thân, mạch nhanh nhưng thân nhiệt bình thường và còn tỉnh táo.
Xét nghiệm phân tích máu cho thấy các chỉ số bạch cầu lympho, men gan, và dị ứng đều tăng. Vì vậy, bác sĩ cho người bệnh nằm tư thế đầu thấp chân cao, tiến hành tiêm bắp Adrenalin, truyền dịch tinh thể và thở oxy mask.
Sá sùng vốn là món hải sản quý hiếm, tuy nhiên lại có nguy cơ cao gây sốc phản vệ với người có cơ địa dị ứng.
Tuy nhiên, sau 30 phút theo dõi, bệnh nhân có dấu hiệu chuyển sang sốc phản vệ nguy kịch (độ III) với các dấu hiệu kích thích, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh 140 lần/phút, huyết áp tụt, khó thở.
Liên tục nhuộm tóc, cô gái phải trả cái giá quá đắt
(VietnamDaily) - Sau khi dị ứng thuốc nhuộm, thể chất của cô gái trẻ đã chuyển biến xấu, chuyển thành thể chất dị ứng, thường bị phát ban, nổi mề đay do ánh sáng mặt trời hay còn được gọi là chứng dị ứng ánh nắng mặt trời.