Cách phân biệt bệnh tay chân miệng và thủy đậu

Để phân biệt bệnh tay chân miệng và thủy đậu, bạn nên chú ý đến các biểu hiện của nốt ban như vị trí phân bố, sự xuất hiện của ban, tiến triển của ban, kích thước, thời gian tồn tại,...

Cách phân biệt bệnh tay chân miệng và thủy đậu
Bệnh thủy đậu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm trên da, gây ra bởi virus Varicella Zoster. Trong khi đó, bệnh chân tay miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71.
Bệnh thủy đậu và chân tay miệng rất phổ biến ở trẻ em. Cả hai bệnh đều có triệu chứng là nổi các nốt phỏng nước khiến nhiều người nhầm lẫn. Để phân biệt hai bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh nên chú ý đến đặc điểm của nốt ban, cụ thể.
Cach phan biet benh tay chan mieng va thuy dau
 Để phân biệt bệnh tay chân miệng và thủy đậu, chúng ta có thể dựa vào đặc điểm của nốt ban. Ảnh: Bộ Y tế
Về vị trí phân bố của ban, người mắc bệnh thủy đậu có nốt ban mọc rải rác toàn thân, kể cả chân tóc và trong miệng. Hầu như không có nốt ở lòng bàn chân, tay. Thoạt đầu là những ban rát màu đỏ, vài giờ sau thành nốt phỏng nước trong, rất nông như trên mặt da. Sau 24-48 giờ ngả màu vàng. Nốt phỏng nước do bệnh thủy đậu thường gây đau, ngứa và rất khó chịu.
Ở bệnh tay chân miệng, bệnh nhân phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Đặc biệt, chúng có thể mọc ở miệng hoặc họng gây ra tình trạng loét. Nốt phỏng nước do tay chân miệng thường không gây đau, ngứa.
Cach phan biet benh tay chan mieng va thuy dau-Hinh-2
 Nốt ban do tay chân miệng bé hơn ban do thủy đậu, kích cỡ trung bình 2-3mm. Ảnh minh họa
Về kích thích, nốt ban do thủy đậu có kích cỡ trung bình 5-10mm. Kích thước ban do bệnh tay chân miệng nhỏ hơn, trung bình 2-3mm.
Về thời gian tồn tại, ban do thủy đậu có thể kéo dài 1-2 tuần. Các ban sẽ không mọc cùng 1 đợt, thường cách nhau 3-4 ngày. Sau 4-6 ngày phát bệnh, nếu không có biến chứng hay nhiễm trùng, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, bong vẩy và dần hồi phục. Nốt thủy đậu đóng vảy màu nâu sẫm, bong ra sau một tuần.
Ban do tay chân miệng kéo dài dưới 7 ngày. Những nốt ban này có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, dễ vỡ. Khi ban vỡ tạo thành vết loét.
Cach phan biet benh tay chan mieng va thuy dau-Hinh-3
Nốt ban do thủy đậu có kích thước trung bình 5-10mm. Ảnh minh họa 
Về di chứng, ban do thủy đậu có thể để lại sẹo khi bị loét và bội nhiễm. Trong khi đó, ban do chân tay miệng chủ yếu để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
Ngoài dựa vào đặc điểm của ban, chúng ta có thể phân biệt thủy đậu và tay chân miệng thông qua thời điểm bùng dịch. Theo đó, thủy đậu thường xuất hiện vào mùa đông; tay chân miệng xuất hiện nhiều vào tháng 3 đến tháng 5 hoặc tháng 9 đến tháng 11.
Độ tuổi người mắc, thủy đậu thường xuất hiện từ 1-14 tuổi, đặc biệt phổ biến ở độ tuổi từ 2-8. Trong khi đó, tay chân miệng phổ biến với trẻ dưới 5 tuổi.
Về con đường lây nhiễm, thủy đậu lây truyền qua dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí, tiếp xúc trực tiếp với mụn nước. Tay chân miệng lây truyền qua đường miệng, tiếp xúc với dịch tiết ra từ mụn nước, nước bọt hay phân của người bệnh.
Mắc thủy đậu, bệnh nhân có triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau mỏi cơ,... Đối với trẻ nhỏ, bệnh thường không có dấu hiệu cho đến khi các nốt ban xuất hiện. Mắc tay chân miệng, bệnh nhân thường sốt, đau họng, đau chân răng và miệng, chảy nhiều nước bọt, biếng ăn và tiêu chảy.
Người mắc thủy đậu khi khỏi, cơ thể sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Người bị thủy đậu chỉ mắc bệnh một lần. Người mắc tay chân miệng cũng miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần. Lần bị sau là do những chủng virus khác với lần trước.
Nhìn chung, cả hai bệnh đều có khả năng lây. Để chủ động phòng tránh bệnh, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
- Những trường hợp mắc bệnh, cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Bé trai mắc bệnh lạ nguy hiểm sau 2 ngày ăn cua
  

Trẻ bị chân tay miệng nên ăn những món gì tốt cho sức khỏe

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ bị chân tay miệng thường rất biếng ăn nên cần chọn thực phẩm mềm, mịn, mát lạnh tạo cảm giác dễ chịu như bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai...

Trẻ bị chân tay miệng nên ăn những món gì tốt cho sức khỏe
Tre bi chan tay mieng nen an nhung mon gi tot cho suc khoe

Khi trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ cần xây dựng một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng cho con để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng.

Tre bi chan tay mieng nen an nhung mon gi tot cho suc khoe-Hinh-2
Trứng là món ăn thơm ngon, mềm và giúp trẻ không đau đớn trong quá trình nhai nuốt. Ngoài ra, bạn có thể chế biến trứng thành nhiều món khác nhau như chiên, luộc, hấp, nấu canh để thay đổi mùi vị cho bé ăn mỗi ngày.
Tre bi chan tay mieng nen an nhung mon gi tot cho suc khoe-Hinh-3
Bé bị chân tay miệng nên ăn các loại cháo loãng, súp để bổ sung năng lượng. Lưu ý, bạn chỉ nên nấu cháo loãng, súp với thịt hoặc một số loại rau củ và tránh cá cũng như đồ ăn có vị tanh.
Tre bi chan tay mieng nen an nhung mon gi tot cho suc khoe-Hinh-4
Đu đủ là loại thực phẩm có vị ngọt và mềm, sẽ không ma sát lên các vết loét trong khoang miệng gây đau khi trẻ ăn mà còn làm dịu chúng. Đồng thời, đu đủ còn giàu vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ.
Tre bi chan tay mieng nen an nhung mon gi tot cho suc khoe-Hinh-5
Dưa hấu là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp ngăn ngừa sự lan rộng của các vết loét trên cơ thể trẻ.
Tre bi chan tay mieng nen an nhung mon gi tot cho suc khoe-Hinh-6
Trường hợp trẻ trên 1 tuổi bị tay chân miệng thì có thể dùng nước dừa để bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể. Theo đó, nước dừa là loại thức uống mát, thơm, dễ uống và có thể làm dịu nhẹ các vết loét. 
Tre bi chan tay mieng nen an nhung mon gi tot cho suc khoe-Hinh-7
Bạn có thể cho trẻ bị tay chân miệng ăn hỗn hợp sữa chua, mật ong cùng một số loại trái cây sẽ rất tốt trong thời gian bé bị bệnh.
Tre bi chan tay mieng nen an nhung mon gi tot cho suc khoe-Hinh-8
Bột sắn dây vốn là một loại thuốc quý, có tác dụng làm dịu làm mát toàn cơ thể.
Tre bi chan tay mieng nen an nhung mon gi tot cho suc khoe-Hinh-9
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành… đều có hàm lượng cao của các vitamin và khoáng chất giúp bổ sung năng lượng, tăng cường sự mạnh mẽ của hệ thống miễn dịch.
Tre bi chan tay mieng nen an nhung mon gi tot cho suc khoe-Hinh-10
Khoai tây là một dạng tinh bột, nó bao gồm vitamin C, vitamin B6, mangan, phốt pho, niacin và acid pantothenic trong thành phần và có thể dùng để thay thế các loại cháo, bột, súp mà con bạn đang dùng. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC14.

BT Y tế chỉ rõ thiếu sót khiến dịch bệnh chân tay miệng nghiêm trọng

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có chuyến khảo sát thực tế tại các bệnh viện nhi đồng ở TP.HCM để thị sát chiến dịch phòng chống tay chân miệng trong thời gian dịch bệnh bùng phát ở các tỉnh và thành phố thuộc khu vực miền Nam.

BT Y tế chỉ rõ thiếu sót khiến dịch bệnh chân tay miệng nghiêm trọng
BT Y te chi ro thieu sot khien dich benh chan tay mieng nghiem trong
Bộ trưởng Y tế Trần Thị Kim Tiến phát động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018 (ảnh: Mai Huyên). 
Sáng 12/10, bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” tại Nhà văn hóa thiếu nhi quận Thủ Đức. Tham dự buổi lễ có hơn 1000 đại biểu đến từ bộ Y tế, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương…
Chiến dịch nhằm phát động toàn dân chung tay phòng chống dịch bệnh với các hoạt động trọng tâm như: rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng để bảo vệ bản thân, trẻ em, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm qua đường tiếp xúc, đặc biệt là bệnh tay - chân - miệng -một loại bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc điều trị, chưa có vaccine phòng. Bên cạnh đó là tăng cường kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học nhằm bảo vệ sức khỏe học sinh và cộng đồng, đặc biệt là với 2 loại bệnh rất dễ lây lan là sởi và tay - chân - miệng.
Theo báo Giao thông, phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trước bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ gia tăng tại nhiều nước trên thế giới và Việt Nam thời gian qua, ngành y tế đã nỗ lực làm tốt công tác phát hiện ca bệnh, điều trị, quản lý, cách ly, vệ sinh phòng bệnh và tiêm chủng.
Hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn, không ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam như bệnh MERS-CoV, bệnh cúm A(H7N9). Các bệnh dịch lưu hành trong nước đã được khống chế và kiểm soát tốt, số mắc các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm dần qua các năm.
Trong năm 2018, số mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với cùng kỳ năm 2017 và giai đoạn 2013 - 2017, các loại bệnh truyền nhiễm khác như bệnh dại, sốt rét, bạch hầu, ho gà... cũng ghi nhận số ca mắc phải giảm và có tỷ lệ mắc thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào nước ta, thì các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết luôn tiềm ẩn bùng phát cục bộ.
Hiện tại, hoạt động phòng, chống dịch bệnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: việc giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch chưa triệt để; tỷ lệ tiêm chủng còn thấp; chưa quyết liệt trong các hoạt động dự phòng; kinh phí đầu tư cho phòng, chống dịch còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là xem thường dịch bệnh, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), còn phó mặc cho ngành y tế.
BT Y te chi ro thieu sot khien dich benh chan tay mieng nghiem trong-Hinh-2
Bộ trưởng Y tế cho rằng người dân cần ngăn ngừa bệnh, chứ không để bệnh rồi mới đến cơ sở y tế (ảnh: Trịnh Thiệp) 
Riêng đối với dịch bệnh tay chân miệng, VOV.VN cho biết, Bộ trưởng chỉ ra vấn đề trong công tác truyền thông về điều trị. Nguyên tắc lọc bệnh, cách ly vẫn chưa được chú trọng, dẫn đến các bệnh viện lớn luôn quá tải nhưng lại tăng thêm nguy cơ lây lan bệnh. Để khắc phục tình trạng này cần giải thích cho các bậc phụ huynh hiểu rõ về mức độ của căn bệnh từ đó đưa con đến các bệnh viện ở cấp dưới để chữa trị thay vì tập trung tại bệnh viện tuyến cuối làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm.
“Đừng có vào tuyến cuối, tuyến cuối toàn bệnh nặng, lây nhiễm chéo rất nhiều. Trong đó đủ virus tại sao mang con đang khỏe mạnh vào chỗ nặng làm gì. Bác sỹ điều trị phải thông minh, phải lọc bệnh và cách li. Dứt khoát bệnh nhẹ không cho nhập viện, bệnh nặng mới cho nằm, bệnh vừa thì theo dõi trong ngày cho về và chuyển xuống các tuyến quận, huyện. Phải tuyên truyền người dân, vào trong này lây các bệnh nặng và biến chứng”, Bộ trưởng Kim Tiến nhấn mạnh.
BT Y te chi ro thieu sot khien dich benh chan tay mieng nghiem trong-Hinh-3
Không nên tập trung ồ ạt tại các bệnh viện lớn dễ dẫn đến lây chéo vô cùng nguy hiểm (ảnh: Hoàng Lê).  
Theo báo Kinh tế Đô Thị, ngay sau lễ phát động chiến dịch, Bộ trưởng bộ Y tế đã có một buổi thị sát thực tế việc thực hành vệ sinh khử khuẩn tại khu học tập, vui chơi của trẻ tại trường Mầm non Hoàng Yến (phường Linh Trung, quận Thủ Đức).
Đoàn cũng đã tiến hành kiểm tra công tác tiêm vét vaccine phòng sởi cho trẻ tại Trạm Y tế phường Linh Trung; thăm, kiểm tra các hộ gia đình tại khu phố 2, phường Linh Trung về thực hành các biện pháp loại trừ lăng quăng (bọ gậy) phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và kiểm tra các hoạt động phòng, chống bệnh tay chân miệng ở hộ gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
BT Y te chi ro thieu sot khien dich benh chan tay mieng nghiem trong-Hinh-4
Bộ trưởng Bộ Y tế thăm trường Tiểu học Hoàng Yến (ảnh: Mai Huyên). 


Cứu sống 2 bé bị tay chân miệng độ 4 biến chứng

Ngày 14/11, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, vừa tiếp nhận cấp cứu và điều trị thành công cho 2 bệnh nhi nguy kịch do mắc tay chân miệng độ 4, đều được chuyển đến từ các bệnh viện tuyến dưới.

Cứu sống 2 bé bị tay chân miệng độ 4 biến chứng

Tin mới