Cách phi công Mỹ phải tự “sinh tồn” nếu không may bị bắn rơi

Cách phi công Mỹ phải tự “sinh tồn” nếu không may bị bắn rơi

Một phi công máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ làm gì, nếu chẳng may bị bắn hạ? Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến Không quân Mỹ, Tướng Mark Kelly cho rằng, phi công phải tự tồn tại và khả năng tìm kiếm, cứu nạn sẽ rất khó khăn.

Xem toàn bộ ảnh
Ngày 3/8, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến Không quân Mỹ, Tướng Mark Kelly tuyên bố rằng, nhiệm vụ  chiến đấu tìm kiếm và cứu nạn (CSAR) của quân đội Mỹ, sẽ bị thách thức nghiêm trọng, khi chiến đấu với các đối thủ ngang tầm.
Ngày 3/8, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến Không quân Mỹ, Tướng Mark Kelly tuyên bố rằng, nhiệm vụ chiến đấu tìm kiếm và cứu nạn (CSAR) của quân đội Mỹ, sẽ bị thách thức nghiêm trọng, khi chiến đấu với các đối thủ ngang tầm.
Như vậy nhiệm vụ trọng tâm có thể phải huấn luyện cho phi công chẳng may bị bắn rơi, phải biết cách tự sinh tồn; sau đó là tự mình tìm một cách an toàn để trở về.
Như vậy nhiệm vụ trọng tâm có thể phải huấn luyện cho phi công chẳng may bị bắn rơi, phải biết cách tự sinh tồn; sau đó là tự mình tìm một cách an toàn để trở về.
Theo thông tin của Tạp chí Không quân Mỹ vào ngày 4/8, Kelly cho biết tại cuộc hội thảo do Trung tâm Quản lý vòng đời Không quân Mỹ tổ chức, có tính đến khoảng cách xa trên vùng biển rộng lớn của chiến trường Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và khả năng của các đội cứu nạn của Không quân và Hải quân Mỹ hiện nay.
Theo thông tin của Tạp chí Không quân Mỹ vào ngày 4/8, Kelly cho biết tại cuộc hội thảo do Trung tâm Quản lý vòng đời Không quân Mỹ tổ chức, có tính đến khoảng cách xa trên vùng biển rộng lớn của chiến trường Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và khả năng của các đội cứu nạn của Không quân và Hải quân Mỹ hiện nay.
Do tính dễ bị tổn thương và phạm vi hoạt động, nhất là với những đối thủ “đồng cân, đồng lạng” như Nga và Trung Quốc, nên nhiệm vụ chiến đấu tìm kiếm cứu nạn trong tương lai của quân đội Mỹ, sẽ là “một công thức khó có lời giải” và có thể phải thay đổi.
Do tính dễ bị tổn thương và phạm vi hoạt động, nhất là với những đối thủ “đồng cân, đồng lạng” như Nga và Trung Quốc, nên nhiệm vụ chiến đấu tìm kiếm cứu nạn trong tương lai của quân đội Mỹ, sẽ là “một công thức khó có lời giải” và có thể phải thay đổi.
Tướng Kelly nói rằng, Bộ Chỉ huy Chiến đấu trên không đang xem xét “có bao nhiêu phi công nhảy dù có thể thoát ra khỏi nguy hiểm, hoặc tìm đến một nơi mà họ có thể được giải cứu bởi “chính họ”; và làm thế nào lực lượng cứu hộ có thể tiếp cận họ”.
Tướng Kelly nói rằng, Bộ Chỉ huy Chiến đấu trên không đang xem xét “có bao nhiêu phi công nhảy dù có thể thoát ra khỏi nguy hiểm, hoặc tìm đến một nơi mà họ có thể được giải cứu bởi “chính họ”; và làm thế nào lực lượng cứu hộ có thể tiếp cận họ”.
Tướng Kelly tin rằng, nếu phi công Mỹ đang ở một nơi được bảo vệ tốt, yêu cầu máy bay chiến đấu tàng hình F-35 tiếp cận, thì quân đội Mỹ sẽ khó có thể sử dụng thiết bị cứu hộ hiện có (chủ yếu là trực thăng và cường kích A-10), để vào cùng một vùng trời.
Tướng Kelly tin rằng, nếu phi công Mỹ đang ở một nơi được bảo vệ tốt, yêu cầu máy bay chiến đấu tàng hình F-35 tiếp cận, thì quân đội Mỹ sẽ khó có thể sử dụng thiết bị cứu hộ hiện có (chủ yếu là trực thăng và cường kích A-10), để vào cùng một vùng trời.
Trong bối cảnh như vậy, các phi công Mỹ bị bắn rơi, hãy nghĩ cách có thể, hay cách thức và phương pháp phù hợp, để có thể tự mình tiếp cận các địa điểm phù hợp hơn và sau đó hãy nghĩ đến chuyện được giải cứu.
Trong bối cảnh như vậy, các phi công Mỹ bị bắn rơi, hãy nghĩ cách có thể, hay cách thức và phương pháp phù hợp, để có thể tự mình tiếp cận các địa điểm phù hợp hơn và sau đó hãy nghĩ đến chuyện được giải cứu.
Theo báo cáo, chiến dịch giải cứu chiến trường mà quân đội Mỹ triển khai là sử dụng máy bay cường kích A-10 bay trên không, để yểm trợ và chỉ huy chung các lực lượng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và tìm kiếm cứu nạn ra vào khu vực phi công bị nạn.
Theo báo cáo, chiến dịch giải cứu chiến trường mà quân đội Mỹ triển khai là sử dụng máy bay cường kích A-10 bay trên không, để yểm trợ và chỉ huy chung các lực lượng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và tìm kiếm cứu nạn ra vào khu vực phi công bị nạn.
Ông Kelly cho biết, tại chiến trường Afghanistan và Iraq, A-10 “xuất sắc” trong vấn đề này và cứu sống nhiều phi công; nhưng đó không phải là cách để xây dựng lực lượng Không quân Mỹ trong tương lai.
Ông Kelly cho biết, tại chiến trường Afghanistan và Iraq, A-10 “xuất sắc” trong vấn đề này và cứu sống nhiều phi công; nhưng đó không phải là cách để xây dựng lực lượng Không quân Mỹ trong tương lai.
Do không có khả năng tàng hình, nên cường kích A-10 không thể bay vào khu vực mà chiến đấu cơ tàng hình F-35 và các máy thế hệ thứ năm khác có thể xâm nhập. Đây là một thực tế rất khó khăn và chưa có lời giải.
Do không có khả năng tàng hình, nên cường kích A-10 không thể bay vào khu vực mà chiến đấu cơ tàng hình F-35 và các máy thế hệ thứ năm khác có thể xâm nhập. Đây là một thực tế rất khó khăn và chưa có lời giải.
Lý do khiến số lượng cường kích A-10 của Mỹ ở Trung Đông hiện nay bằng 0, là do khoảng cách từ căn cứ của Mỹ ở Trung Đông đến Afghanistan và những nơi khác quá xa.
Lý do khiến số lượng cường kích A-10 của Mỹ ở Trung Đông hiện nay bằng 0, là do khoảng cách từ căn cứ của Mỹ ở Trung Đông đến Afghanistan và những nơi khác quá xa.
Thứ hai là lực lượng phòng không Nga và các hệ thống phòng không ở Syria phần lớn là đồ “hạng nặng”, vì vậy Mỹ đã phải đưa các máy bay tấn công mặt đất này về nước.
Thứ hai là lực lượng phòng không Nga và các hệ thống phòng không ở Syria phần lớn là đồ “hạng nặng”, vì vậy Mỹ đã phải đưa các máy bay tấn công mặt đất này về nước.
Tướng Kelly nói rằng, nếu xét đến khoảng cách và mối đe dọa, việc áp dụng cường kích A-10 cho một nơi như ở chiến trường Châu Á - Thái Bình Dương, khoảng cách sẽ xa hơn và mối đe dọa sẽ trở nên khó lường; điều này cho thấy rằng, A-10 không thể đảm nhiệm việc tìm kiếm và cứu hộ trong khu vực.
Tướng Kelly nói rằng, nếu xét đến khoảng cách và mối đe dọa, việc áp dụng cường kích A-10 cho một nơi như ở chiến trường Châu Á - Thái Bình Dương, khoảng cách sẽ xa hơn và mối đe dọa sẽ trở nên khó lường; điều này cho thấy rằng, A-10 không thể đảm nhiệm việc tìm kiếm và cứu hộ trong khu vực.
Mặc dù không hạ thấp “hiệu suất phi thường” của A-10, nhưng để có thể đáp ứng yêu cầu mới, Không quân Mỹ cũng đang nâng cấp 218 chiếc A-10 (nhiều hơn 34 chiếc so với tiêm kích tàng hình F-22). Tuy nhiên số cường kích A-10 này cũng không có thể nâng cấp sâu.
Mặc dù không hạ thấp “hiệu suất phi thường” của A-10, nhưng để có thể đáp ứng yêu cầu mới, Không quân Mỹ cũng đang nâng cấp 218 chiếc A-10 (nhiều hơn 34 chiếc so với tiêm kích tàng hình F-22). Tuy nhiên số cường kích A-10 này cũng không có thể nâng cấp sâu.
Và nếu có nâng cấp, A-10 cũng khó đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, vì nó ra đời đã 40 năm và tốc độ tối đa chỉ có 390 km/h; nên khó có thể bay vào khu vực, được bảo vệ bởi những hệ thống phòng không mạnh của Nga hay Trung Quốc, để thực hiện các màn giải cứu phi công như ở Iraq hay Afghanistan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Và nếu có nâng cấp, A-10 cũng khó đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, vì nó ra đời đã 40 năm và tốc độ tối đa chỉ có 390 km/h; nên khó có thể bay vào khu vực, được bảo vệ bởi những hệ thống phòng không mạnh của Nga hay Trung Quốc, để thực hiện các màn giải cứu phi công như ở Iraq hay Afghanistan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cường kích cơ A-10 của Mỹ tới nay đã hoạt động hơn 40 năm nhưng vẫn chưa kiếm được kẻ xứng tầm để kế thừa. Nguồn: USAF.

GALLERY MỚI NHẤT