Cách phiến quân Taliban đánh bại quân đội Mỹ bằng vũ khí thô sơ

Cách phiến quân Taliban đánh bại quân đội Mỹ bằng vũ khí thô sơ

Tại sao đội quân được trang bị đến tận răng và được huấn luyện tốt nhất trên thế giới như Mỹ, lại không thể bình định được Afghanistan?

Xem toàn bộ ảnh
Việc  Quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan đã đặt ra câu hỏi, liệu một đội quân du kích, nhưng có mục tiêu, lý tưởng; có thể đánh bại một đối thủ trang bị vũ khí công nghệ cao trong thời đại ngày nay hay không?
Việc Quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan đã đặt ra câu hỏi, liệu một đội quân du kích, nhưng có mục tiêu, lý tưởng; có thể đánh bại một đối thủ trang bị vũ khí công nghệ cao trong thời đại ngày nay hay không?
Một quân đội có công nghệ cao, có thể nhanh chóng “đè bẹp” những quân đội chính quy, được trang bị tương đối mạnh. Ví dụ như quân đội Mỹ và đồng minh chống lại Iraq năm 1991, Nam Tư năm 1999, và giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Mỹ-Iraq lần thứ hai (tháng 4/2003), với sự thất thủ nhanh chóng của Baghdad.
Một quân đội có công nghệ cao, có thể nhanh chóng “đè bẹp” những quân đội chính quy, được trang bị tương đối mạnh. Ví dụ như quân đội Mỹ và đồng minh chống lại Iraq năm 1991, Nam Tư năm 1999, và giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Mỹ-Iraq lần thứ hai (tháng 4/2003), với sự thất thủ nhanh chóng của Baghdad.
Trong những cuộc xung đột trên, quân đội với trang bị công nghệ cao của Mỹ và đồng minh, đã giành được chiến thắng nhanh chóng; dựa vào ưu thế trên không tuyệt đối và sử dụng tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, để giành chiến thắng trên bộ.
Trong những cuộc xung đột trên, quân đội với trang bị công nghệ cao của Mỹ và đồng minh, đã giành được chiến thắng nhanh chóng; dựa vào ưu thế trên không tuyệt đối và sử dụng tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, để giành chiến thắng trên bộ.
Nhưng Mỹ chiếm Iraq và Afghanistan dễ dàng bao nhiêu, thì việc “bình định” xây dựng chính quyền thân Mỹ khó khăn bấy nhiêu. Chúng ta cũng có thể thấy kịch bản này giữa lực lượng NATO ở Libya hay giữa Ả Rập Saudi với lực lượng Hauthis tại Yemen hiện nay.
Nhưng Mỹ chiếm Iraq và Afghanistan dễ dàng bao nhiêu, thì việc “bình định” xây dựng chính quyền thân Mỹ khó khăn bấy nhiêu. Chúng ta cũng có thể thấy kịch bản này giữa lực lượng NATO ở Libya hay giữa Ả Rập Saudi với lực lượng Hauthis tại Yemen hiện nay.
Tại Yemen, Liên quân do Ả Rập Saudi dẫn đầu, với quân đông, vũ khí hiện đại, nhưng luôn bại trận dưới một đội quân du kích, với một số người đàn ông “râu ria xồm xoàm”, mang dép rách, được trang bị phần lớn bằng súng trường tấn công AK-47.
Tại Yemen, Liên quân do Ả Rập Saudi dẫn đầu, với quân đông, vũ khí hiện đại, nhưng luôn bại trận dưới một đội quân du kích, với một số người đàn ông “râu ria xồm xoàm”, mang dép rách, được trang bị phần lớn bằng súng trường tấn công AK-47.
Do đó, chiến thắng của một đội quân công nghệ cao, trong một cuộc xung đột hiện đại, không phải là bất biến. Không phải cứ quân đội trang bị với vũ khí công nghệ cao, là có thể dễ dàng giành chiến thắng trước một đội quân “áo vải, dép lốp”, trang bị vũ khí thô sơ.
Do đó, chiến thắng của một đội quân công nghệ cao, trong một cuộc xung đột hiện đại, không phải là bất biến. Không phải cứ quân đội trang bị với vũ khí công nghệ cao, là có thể dễ dàng giành chiến thắng trước một đội quân “áo vải, dép lốp”, trang bị vũ khí thô sơ.
Dấu hiệu rõ ràng nhất là cuộc chiến thứ hai ở Iraq, kéo dài gần 8 năm - từ tháng 3/2003 đến tháng 12/2011. Nếu trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, Mỹ và đồng minh đã “đánh quỵ” hoàn toàn quân chính quy Iraq. Nhưng sau khi lật đổ chính phủ của Saddam Hussein năm 2003, Quân đội Mỹ đã bị cuốn vào một cuộc chiến du kích tiêu hao.
Dấu hiệu rõ ràng nhất là cuộc chiến thứ hai ở Iraq, kéo dài gần 8 năm - từ tháng 3/2003 đến tháng 12/2011. Nếu trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, Mỹ và đồng minh đã “đánh quỵ” hoàn toàn quân chính quy Iraq. Nhưng sau khi lật đổ chính phủ của Saddam Hussein năm 2003, Quân đội Mỹ đã bị cuốn vào một cuộc chiến du kích tiêu hao.
Đối thủ của Quân đội Mỹ là vô số các nhóm du kích; trên thực tế, phần lớn không có một ban lãnh đạo duy nhất, không đường lối nhất quán, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của người dân địa phương và chiến đấu bằng các loại vũ khí tương đối thô sơ.
Đối thủ của Quân đội Mỹ là vô số các nhóm du kích; trên thực tế, phần lớn không có một ban lãnh đạo duy nhất, không đường lối nhất quán, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của người dân địa phương và chiến đấu bằng các loại vũ khí tương đối thô sơ.
Những cuộc xung đột “bất đối xứng”, đó là cuộc đối đầu xung quanh “Vùng Xanh” ở Baghdad, nơi đặt trụ sở chính của Quân đội Mỹ tại Iraq; tại đây thường xuyên bị quân nổi dậy Iraq dùng súng cối và rocket tập kích, làm nhiều lính Mỹ và nhà thầu quân sự Mỹ bị thiệt mạng.
Những cuộc xung đột “bất đối xứng”, đó là cuộc đối đầu xung quanh “Vùng Xanh” ở Baghdad, nơi đặt trụ sở chính của Quân đội Mỹ tại Iraq; tại đây thường xuyên bị quân nổi dậy Iraq dùng súng cối và rocket tập kích, làm nhiều lính Mỹ và nhà thầu quân sự Mỹ bị thiệt mạng.
Giai đoạn cam go nhất của cuộc chiến, là sự xuất hiện của các chiến binh của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Iraq, mang những đặc điểm riêng của một tổ chức quân sự thánh chiến, với những xe bán tải gắn súng máy hạng nặng và những lá cờ đen, biểu tượng của thánh chiến.
Giai đoạn cam go nhất của cuộc chiến, là sự xuất hiện của các chiến binh của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Iraq, mang những đặc điểm riêng của một tổ chức quân sự thánh chiến, với những xe bán tải gắn súng máy hạng nặng và những lá cờ đen, biểu tượng của thánh chiến.
Từ cuộc chiến du kích đầu tiên, đã phát triển thành cuộc chiến bán quy ước của những lực lượng thánh chiến, với hàng loạt xe bán tải, lắp đủ các loại vũ khí, từ súng máy phòng không, đến các khối tên lửa không điều khiển và súng không giật, đã trở thành thương hiệu của IS.
Từ cuộc chiến du kích đầu tiên, đã phát triển thành cuộc chiến bán quy ước của những lực lượng thánh chiến, với hàng loạt xe bán tải, lắp đủ các loại vũ khí, từ súng máy phòng không, đến các khối tên lửa không điều khiển và súng không giật, đã trở thành thương hiệu của IS.
Chưa hết, cuộc chiến du kích đã có những bước phát triển mới, với sự tham gia của các loại máy bay không người lái (UAV) hiện đại trên chiến trường. Lần đầu tiên UAV bắt đầu được sử dụng với số lượng lớn trong cuộc xung đột ở Syria vào năm 2011 và ở Donbass kể từ năm 2014.
Chưa hết, cuộc chiến du kích đã có những bước phát triển mới, với sự tham gia của các loại máy bay không người lái (UAV) hiện đại trên chiến trường. Lần đầu tiên UAV bắt đầu được sử dụng với số lượng lớn trong cuộc xung đột ở Syria vào năm 2011 và ở Donbass kể từ năm 2014.
Tuy nhiên, chính ở Afghanistan, việc sử dụng UAV do thám và tiến công đã được phát huy đến mức tối đa. Trên thực tế, Taliban đã sử dụng cho các mục đích riêng của họ các mẫu UAV dạng trực thăng cánh xoay, rất phổ biến và được bán nhiều trong các siêu thị, nhưng với trọng lượng nâng tối thiểu và thời gian bay rất ngắn.
Tuy nhiên, chính ở Afghanistan, việc sử dụng UAV do thám và tiến công đã được phát huy đến mức tối đa. Trên thực tế, Taliban đã sử dụng cho các mục đích riêng của họ các mẫu UAV dạng trực thăng cánh xoay, rất phổ biến và được bán nhiều trong các siêu thị, nhưng với trọng lượng nâng tối thiểu và thời gian bay rất ngắn.
Để khắc phục những thiếu sót kỹ thuật của các thiết bị như vậy, Taliban theo truyền thống của chiến tranh phi đối xứng, đã kết hợp chúng với “biệt đội dã chiến”, sử dụng mô tô và xe gắn máy thông thường, áp sát mục tiêu; từ đó UAV có thể được phóng tới gần kẻ thù.
Để khắc phục những thiếu sót kỹ thuật của các thiết bị như vậy, Taliban theo truyền thống của chiến tranh phi đối xứng, đã kết hợp chúng với “biệt đội dã chiến”, sử dụng mô tô và xe gắn máy thông thường, áp sát mục tiêu; từ đó UAV có thể được phóng tới gần kẻ thù.
Chính lợi thế trinh sát trên không này, đã trở thành chìa khóa dẫn đến thành công, của phiến quân Taliban, trong cuộc tấn công vào các tiền đồn của quân chính phủ. Nói cách khác, chìa khóa thành công là việc sử dụng ồ ạt các thiết bị dân sự giá rẻ, cho các mục đích quân sự.
Chính lợi thế trinh sát trên không này, đã trở thành chìa khóa dẫn đến thành công, của phiến quân Taliban, trong cuộc tấn công vào các tiền đồn của quân chính phủ. Nói cách khác, chìa khóa thành công là việc sử dụng ồ ạt các thiết bị dân sự giá rẻ, cho các mục đích quân sự.
Trong các cuộc tiến công, Taliban đã nhiều lần sử dụng UAV như máy bay ném bom mini, để tấn công các căn cứ Quân đội Chính phủ. Đây là một chiến thuật khá đơn giản, khi UAV thả bom tự chế, binh lính và cảnh sát chạy trốn đến nơi ẩn nấp, và ngay lúc đó các chiến binh bắt đầu một cuộc tấn công liều chết vào công sự.
Trong các cuộc tiến công, Taliban đã nhiều lần sử dụng UAV như máy bay ném bom mini, để tấn công các căn cứ Quân đội Chính phủ. Đây là một chiến thuật khá đơn giản, khi UAV thả bom tự chế, binh lính và cảnh sát chạy trốn đến nơi ẩn nấp, và ngay lúc đó các chiến binh bắt đầu một cuộc tấn công liều chết vào công sự.
Một trong những yếu tố quan trọng, dẫn đến lực lượng Taliban có thể tồn tại và đương đầu với lực lượng quân sự hùng mạnh của Mỹ và đồng minh NATO tại Afghanistan, đó là việc họ tự bảo đảm phần lớn nguồn vũ khí.
Một trong những yếu tố quan trọng, dẫn đến lực lượng Taliban có thể tồn tại và đương đầu với lực lượng quân sự hùng mạnh của Mỹ và đồng minh NATO tại Afghanistan, đó là việc họ tự bảo đảm phần lớn nguồn vũ khí.
Ở chiến trường Trung Đông, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe hơi, được hoán cải thành những chiếc xe chiến đấu bọc thép đơn giản, được chế tạo hết sức thủ công, nhưng không kém phần chết chóc.
Ở chiến trường Trung Đông, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe hơi, được hoán cải thành những chiếc xe chiến đấu bọc thép đơn giản, được chế tạo hết sức thủ công, nhưng không kém phần chết chóc.
Những công binh xưởng vũ khí “tự chế” này, có thể chế tạo rất nhiều loại vũ khí mà không cần đến bản vẽ, không cần tính toán lý thuyết; chỉ cần nó phát nổ và có thể giết được đối phương.
Những công binh xưởng vũ khí “tự chế” này, có thể chế tạo rất nhiều loại vũ khí mà không cần đến bản vẽ, không cần tính toán lý thuyết; chỉ cần nó phát nổ và có thể giết được đối phương.
Vì vậy, ngay cả một đội quân như Mỹ, được trang bị đến tận răng, với những công nghệ tiên tiến nhất, đối đầu với lực lượng du kích như Taliban, những người nhận được ít nhất sự trợ giúp tối thiểu từ bên ngoài và chủ yếu nhận được hưởng sự hỗ trợ của người dân, thì Quân đội Mỹ vẫn sẽ thua. Nguồn ảnh: TA.
Vì vậy, ngay cả một đội quân như Mỹ, được trang bị đến tận răng, với những công nghệ tiên tiến nhất, đối đầu với lực lượng du kích như Taliban, những người nhận được ít nhất sự trợ giúp tối thiểu từ bên ngoài và chủ yếu nhận được hưởng sự hỗ trợ của người dân, thì Quân đội Mỹ vẫn sẽ thua. Nguồn ảnh: TA.
Người Liên Xô cũng từng tốn hàng chục năm ở Afghanistan nhưng cũng không thể bình định được mảnh đất này. Nguồn: TheArchive.

GALLERY MỚI NHẤT