Cách quân đội Mỹ giữ bí mật tuyệt đối siêu cơ F-117A

Cách quân đội Mỹ giữ bí mật tuyệt đối siêu cơ F-117A

Chiếc máy bay ném bom tàng hình đầu tiên của Mỹ là chiếc F-117A, được Quân đội Mỹ giữ bí mật đến mức, nó đã được đưa vào biên chế 6 năm, khi đó Không quân Mỹ mới thừa nhận sự tồn tại của nó.

Xem toàn bộ ảnh
Khả năng của một hệ thống vũ khí tiên tiến, không bao giờ thực sự được biết đến, cho đến khi nó được thử nghiệm trong chiến đấu. Điều này chắc chắn đúng với  máy bay tàng hình F-117 mà Mỹ đã phát triển trong Chiến tranh Lạnh.
Khả năng của một hệ thống vũ khí tiên tiến, không bao giờ thực sự được biết đến, cho đến khi nó được thử nghiệm trong chiến đấu. Điều này chắc chắn đúng với máy bay tàng hình F-117 mà Mỹ đã phát triển trong Chiến tranh Lạnh.
F-117 được phát triển trong giai đoạn căng thẳng nhất của thời kỳ chiến tranh lạnh, khi Liên Xô và Mỹ ngấp nghé bên bờ vực chiến tranh hạt nhân. Nhiệm vụ của Không quân Mỹ là phát triển một loại máy bay ném bom, có khả năng tàng hình, nhằm vượt qua mạng lưới phòng không dày đặc của Liên Xô, để ném bom hạt nhân.
F-117 được phát triển trong giai đoạn căng thẳng nhất của thời kỳ chiến tranh lạnh, khi Liên Xô và Mỹ ngấp nghé bên bờ vực chiến tranh hạt nhân. Nhiệm vụ của Không quân Mỹ là phát triển một loại máy bay ném bom, có khả năng tàng hình, nhằm vượt qua mạng lưới phòng không dày đặc của Liên Xô, để ném bom hạt nhân.
Để phát triển máy bay ném bom F-117, mọi công việc thiết kế, chế tạo và bay thử đều được tiến hành trong điều kiện hết sức bí mật, để tránh sự theo dõi của tình báo Liên Xô. Ngày 18/6/1981, chuyến bay đầu tiên của mẫu YF-117A, được thực hiện tại Hồ Groom, bang Nevada, chỉ 31 tháng sau quyết định phát triển toàn diện.
Để phát triển máy bay ném bom F-117, mọi công việc thiết kế, chế tạo và bay thử đều được tiến hành trong điều kiện hết sức bí mật, để tránh sự theo dõi của tình báo Liên Xô. Ngày 18/6/1981, chuyến bay đầu tiên của mẫu YF-117A, được thực hiện tại Hồ Groom, bang Nevada, chỉ 31 tháng sau quyết định phát triển toàn diện.
Chiếc oanh tạc cơ F-117A được bàn giao lần đầu cho Không quân Mỹ vào năm 1982, khả năng hoạt động được hoàn thiện tháng 10/1983, và chiếc F-117 cuối cùng được bàn giao vào mùa hè năm 1990.
Chiếc oanh tạc cơ F-117A được bàn giao lần đầu cho Không quân Mỹ vào năm 1982, khả năng hoạt động được hoàn thiện tháng 10/1983, và chiếc F-117 cuối cùng được bàn giao vào mùa hè năm 1990.
Mặc dù có lượng điệp viên hùng hậu, nhưng tình báo Liên Xô không hề biết về loại máy bay ném bom tàng hình; được chế tạo cho mục đích chủ yếu là ném bom hạt nhân vào sâu trong lãnh thổ của mình.
Mặc dù có lượng điệp viên hùng hậu, nhưng tình báo Liên Xô không hề biết về loại máy bay ném bom tàng hình; được chế tạo cho mục đích chủ yếu là ném bom hạt nhân vào sâu trong lãnh thổ của mình.
Cho mãi tới tận năm 1988, Không quân Mỹ luôn phủ nhận sự tồn tại của loại máy bay này; chỉ đến tháng 4/1990, một chiếc F-117 mới lần đầu được trưng bày trước công chúng tại Căn cứ Không quân Nellis, bang Nevada, thu hút hàng chục nghìn người tham quan.
Cho mãi tới tận năm 1988, Không quân Mỹ luôn phủ nhận sự tồn tại của loại máy bay này; chỉ đến tháng 4/1990, một chiếc F-117 mới lần đầu được trưng bày trước công chúng tại Căn cứ Không quân Nellis, bang Nevada, thu hút hàng chục nghìn người tham quan.
Sau đó, với sự giải thể của Hiệp ước Warsaw, có vẻ như loại máy bay như F-117, sẽ không bao giờ được sử dụng trong chiến đấu thực tế. Từ năm 1982 đến tháng 7/1990, Công ty Lockheed Martin đã hoàn thành bàn giao 59 máy bay chiến đấu F-117 cho Không quân Mỹ.
Sau đó, với sự giải thể của Hiệp ước Warsaw, có vẻ như loại máy bay như F-117, sẽ không bao giờ được sử dụng trong chiến đấu thực tế. Từ năm 1982 đến tháng 7/1990, Công ty Lockheed Martin đã hoàn thành bàn giao 59 máy bay chiến đấu F-117 cho Không quân Mỹ.
F-117 được phát triển để giải quyết các mối đe dọa từ Liên Xô; nhưng khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nó có vẻ như thể hàng tỷ USD đã chi ra chẳng dùng vào việc gì cả.
F-117 được phát triển để giải quyết các mối đe dọa từ Liên Xô; nhưng khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nó có vẻ như thể hàng tỷ USD đã chi ra chẳng dùng vào việc gì cả.
Nhưng cuối cùng, F-117 cuối cùng đã được đưa vào sử dụng vào tháng 12/1989, trong Chiến dịch Just Cause ở Panama; khi một cặp F-117 ném bom mục tiêu bên ngoài doanh trại của Lực lượng Phòng vệ Panama. Nhưng thực tế, trận chiến đấu này, chưa thể chứng minh được khả năng của F-117, vì phòng không Panama quá yếu.
Nhưng cuối cùng, F-117 cuối cùng đã được đưa vào sử dụng vào tháng 12/1989, trong Chiến dịch Just Cause ở Panama; khi một cặp F-117 ném bom mục tiêu bên ngoài doanh trại của Lực lượng Phòng vệ Panama. Nhưng thực tế, trận chiến đấu này, chưa thể chứng minh được khả năng của F-117, vì phòng không Panama quá yếu.
Nhiều câu hỏi đặt ra, liệu F-117 có thể vượt qua được lưới lửa phòng không, với một đối phương được chuẩn bị tốt hơn hay không?. Sau đó một năm, F-117 thực sự có cơ hội thể hiện tiềm năng của mình, khi nó được sử dụng ném bom các vị trí của Iraq, trong giai đoạn đầu của Chiến tranh vùng Vịnh.
Nhiều câu hỏi đặt ra, liệu F-117 có thể vượt qua được lưới lửa phòng không, với một đối phương được chuẩn bị tốt hơn hay không?. Sau đó một năm, F-117 thực sự có cơ hội thể hiện tiềm năng của mình, khi nó được sử dụng ném bom các vị trí của Iraq, trong giai đoạn đầu của Chiến tranh vùng Vịnh.
Ngay từ đêm đầu tiên của cuộc tấn công, F-117A đã được sử dụng để ném bom các sở chỉ huy, đài radar, trận địa tên lửa phòng không, các trung tâm liên lạc quan trọng, cơ sở nghiên cứu và phát triển, sản xuất và lưu trữ vũ khí hạt nhân và hóa học của Iraq.
Ngay từ đêm đầu tiên của cuộc tấn công, F-117A đã được sử dụng để ném bom các sở chỉ huy, đài radar, trận địa tên lửa phòng không, các trung tâm liên lạc quan trọng, cơ sở nghiên cứu và phát triển, sản xuất và lưu trữ vũ khí hạt nhân và hóa học của Iraq.
Để chuẩn bị cho F-117 xuất kích, lực lượng phục vụ có thể mất sáu giờ và thời gian bay từ Căn cứ Không quân al Udeid ở Qatar đến Baghdad là hai giờ nữa. Không giống như nhiệm vụ ở Panama, F-117 phải bay vào sâu bên trong khu vực giao tranh, với tên lửa và pháo phòng không dày đặc để thực hiện nhiệm vụ.
Để chuẩn bị cho F-117 xuất kích, lực lượng phục vụ có thể mất sáu giờ và thời gian bay từ Căn cứ Không quân al Udeid ở Qatar đến Baghdad là hai giờ nữa. Không giống như nhiệm vụ ở Panama, F-117 phải bay vào sâu bên trong khu vực giao tranh, với tên lửa và pháo phòng không dày đặc để thực hiện nhiệm vụ.
Những chiếc "Chim ưng đen" nhỏ bé, phải bay qua hệ thống phòng thủ radar của Iraq và nó đã đúng giờ được hẹn, để đến bầu trời thủ đô Baghdad, khi cuộc không chiến bắt đầu lúc 3 giờ sáng và ném bom vào các mục tiêu; trong khi lực lượng phòng không Iraq không biết bom nổ từ đâu.
Những chiếc "Chim ưng đen" nhỏ bé, phải bay qua hệ thống phòng thủ radar của Iraq và nó đã đúng giờ được hẹn, để đến bầu trời thủ đô Baghdad, khi cuộc không chiến bắt đầu lúc 3 giờ sáng và ném bom vào các mục tiêu; trong khi lực lượng phòng không Iraq không biết bom nổ từ đâu.
Điều đáng chú ý về số F-117 là chỉ có 36 chiếc, được triển khai trong chiến dịch Bão táp sa mạc; chiếm 2,5% trong tổng số 1.900 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tham gia trong toàn chiến dịch.
Điều đáng chú ý về số F-117 là chỉ có 36 chiếc, được triển khai trong chiến dịch Bão táp sa mạc; chiếm 2,5% trong tổng số 1.900 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tham gia trong toàn chiến dịch.
Tuy nhiên những chiếc F-117 đã thực hiện hơn một phần ba số phi vụ ném bom trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Tổng cộng trong suốt quá trình hoạt động, F-117 đã thực hiện hơn 1.250 phi vụ và thả hơn 2.000 tấn bom trong các nhiệm vụ kéo dài tổng cộng 6.900 giờ bay.
Tuy nhiên những chiếc F-117 đã thực hiện hơn một phần ba số phi vụ ném bom trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Tổng cộng trong suốt quá trình hoạt động, F-117 đã thực hiện hơn 1.250 phi vụ và thả hơn 2.000 tấn bom trong các nhiệm vụ kéo dài tổng cộng 6.900 giờ bay.
Đáng chú ý là hệ thống phòng không của Iraq, bao gồm khoảng 3.000 khẩu pháo phòng không với 60 khẩu đội tên lửa đất đối không bảo vệ thủ đô, nhưng không bắn hạ được chiếc F-117 nào trong cuộc xung đột. Việc này làm truyền thông phương Tây đưa F-117 lên tận mây xanh.
Đáng chú ý là hệ thống phòng không của Iraq, bao gồm khoảng 3.000 khẩu pháo phòng không với 60 khẩu đội tên lửa đất đối không bảo vệ thủ đô, nhưng không bắn hạ được chiếc F-117 nào trong cuộc xung đột. Việc này làm truyền thông phương Tây đưa F-117 lên tận mây xanh.
Nhưng một chiếc F-117 đã bị bắn hạ trong chiến đấu, bởi các lực lượng phòng không Serbia (Nam Tư) trong Chiến tranh Kosovo. Ngày 27/3/1999, một đơn vị tên lửa phòng không S-125 Neva-M, đã bắn hạ chiếc F-117A bằng một quả tên lửa Neva-M.
Nhưng một chiếc F-117 đã bị bắn hạ trong chiến đấu, bởi các lực lượng phòng không Serbia (Nam Tư) trong Chiến tranh Kosovo. Ngày 27/3/1999, một đơn vị tên lửa phòng không S-125 Neva-M, đã bắn hạ chiếc F-117A bằng một quả tên lửa Neva-M.
Sự kiện này đã gây chấn động, khi lần đầu tiên, loại máy bay tàng hình hiện đại bậc nhất của Mỹ, lại bị kiểu tên lửa phòng không đã lạc hậu như S-125 bắn hạ. Chiến tích của lực lượng phòng không Nam Tư, đã hạ bệ "thần tượng bất bại" của Không quân Mỹ, trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Sự kiện này đã gây chấn động, khi lần đầu tiên, loại máy bay tàng hình hiện đại bậc nhất của Mỹ, lại bị kiểu tên lửa phòng không đã lạc hậu như S-125 bắn hạ. Chiến tích của lực lượng phòng không Nam Tư, đã hạ bệ "thần tượng bất bại" của Không quân Mỹ, trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Sức mạnh của máy bay F-117 Nighthawk khiến cả thế giới từng phải ngả mũ thán phục. Nguồn: Smithsonia.

GALLERY MỚI NHẤT