Cách thải độc đường ruột cấp tốc, ai cũng làm được
(Kiến Thức) - Thải độc đường ruột được cho là cách hiệu quả giúp bạn cảm nhận cơ thể vận hành tốt hơn từng ngày. Tùy vào thể trạng cơ thể, bạn có thể tham khảo những cách làm dưới đây.
Tâm An (Theo Sohu)
Xem toàn bộ ảnh
Uống nước muối loãng. Buổi sáng sớm, uống một cốc nước muối pha loãng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, làm sạch đường ruột. Làm được điều này bởi môi trường của thận và dạ dày khác nhau nên muối nhạt sẽ đưa các chất cặn bã tồn đọng trong dạ dày xuống ruột, từ đó bạn sẽ dễ dàng thải phân đen, đưa mùi hôi ra khỏi cơ thể.
Không chỉ tốt cho việc thải độc đường ruột, uống nước muối pha loãng trước khi bắt đầu thể dục cũng mang lại lợi ích, tránh tình trạng suy nhược cơ thể do mất nước.
Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi pha. Bạn chỉ nên dùng 5g muối biển hòa với 2l nước ấm. Bắt đầu uống 1 cốc rồi sau đó nằm nghiêng về bên phải khoảng 30 phút để hỗ trợ cho nước muối đi qua sạch ruột non.
Việc uống nước muối buổi sáng đôi khi khiến bạn cảm thấy đau bụng hoặc tiêu chảy. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi triệu chứng đó là bình thường. Nó sẽ giảm dần trong vòng từ 1 - 2 tiếng. Tốt hơn, khi bắt đầu bạn nên uống từ từ để cho cơ thể thích nghi dần. Đối với người có vấn đề về thận, kích thích tiêu hóa cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Cháo yến mạch bí ngô. Cháo yến mạch bí ngô nên ăn vào buổi tối để tận dụng tối đa khả năng thải độc đường ruột. Có được lợi ích tuyệt vời này là bởi yến mạch và bí ngô đều chứa nhiều chất xơ thô, có tác dụng làm sạch chất nhờn trong dạ dày. Một khi đi vào đường ruột, nó còn thúc đẩy quá trình bài tiết độc tố, chất thải, thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
Đặc biệt, cháo yến mạch bí ngô còn có tác dụng gây no lâu. Nó rất thích hợp đưa vào thực đơn của những người giảm cân.
Nước gạo lứt. Nếu như cháo yến mạch bí ngô tốt khi ăn vào buổi tối thì nước gạo lứt được khuyên nên dùng cho bữa sáng. Khi đi vào cơ thể, thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt góp phần thải độc đường ruột, cân bằng độ ẩm ruột. Muốn thay đổi thực đơn với nước gạo lứt, bạn có thể kết hợp với sữa đậu nành hoặc nấu cháo, cơm vẫn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại hạt này.
Trà lá sen. Không phân biệt sáng tối, trà lá sen có thể uống bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Ngoài tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nhuận tràng, trà lá sen còn tốt cho người có cơ địa nóng trong.
Sữa chua. Nghiên cứu chỉ ra rằng, probiotics có trong sữa chua tỏ ra hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và điều trị ưng thư ruột kết. Đặc biệt, probiotics trong sữa chua có thể ức chế sự phát triển, sinh sản của vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, probiotics còn có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giảm táo bón, giúp chống viêm và cải thiện sức khỏe đường ruột.
Uống nhiều nước. Lười uống nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến táo bón. Uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày là cách đơn giản mà hiệu quả để cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài việc uống nước lọc, bạn có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều nước như dưa chuột, bí xanh, dưa, cà chua, dâu tây...
Mời độc giả xem video: Giải thích về hiện tượng ngáp lấy sức khỏe. Nguồn - Zing.