Cải cách hiến pháp Thái Lan đề cập đến lĩnh vực nào?

Liên minh do Đảng Tiến bước (MFP) dẫn đầu sau cuộc bầu cử ở Thái Lan vừa qua đã nhất trí về một loạt cải cách hiến pháp về tư pháp, quân đội, chống độc quyền.

Các đảng đối lập Move Forward và Pheu Thai giành đa số ghế trong cuộc bầu cử Hạ viện Thái Lan tuần trước đang tìm cách thành lập một chính phủ liên minh với 6 đảng khác.
Tờ Bangkok Post đưa tin ngày 22/5, tất cả các đảng đều đã ký thỏa thuận về lộ trình cải cách hiến pháp Thái Lan đầy tham vọng. Đây sẽ là hướng dẫn cho các chính sách của chính phủ liên minh tương lai.
Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo của Đảng MFP, cho biết kế hoạch cải cách hiến pháp sẽ không ảnh hưởng đến chế độ quân chủ lập hiến của Thái Lan. Một số nguồn tin cho hay các đảng trong liên minh đã thuyết phục MFP thêm vào thỏa thuận phần bảo vệ hoàng gia.
Cai cach hien phap Thai Lan de cap den linh vuc nao?
Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo của Đảng MFP, tại cuộc họp báo ngày 18/5 ở Bangkok. Ảnh: Reuters. 
Trong giai đoạn tranh cử, MFP đã đề ra chương trình hành động gây tranh cãi, trong đó bao gồm cải cách luật chống khi quân, hay còn gọi là điều 112 trong luật hình sự. Luật này trừng phạt những lời chỉ trích, xúc phạm tới nhà vua và các thành viên của hoàng gia, làm suy yếu chế độ quân chủ.
Hầu hết các chính sách hàng đầu của MFP đều được các đảng ủng hộ, chẳng hạn như thúc đẩy phân cấp quyền lực và ngân sách cũng như "hủy bỏ độc quyền và hỗ trợ cạnh tranh công bằng trong thương mại ở tất cả các ngành".
Ngoài ra, các bên thống nhất cần "cải cách hệ thống công vụ, công an, quân đội, tư pháp theo nguyên tắc dân chủ, minh bạch, hiện đại, hiệu quả, tối đa hóa lợi ích của nhân dân", đồng thời kêu gọi cấm dứt nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Chính phủ liên minh cũng muốn cải cách phúc lợi và giáo dục, chính sách đối ngoại cân bằng và kiểm soát việc sử dụng cần sa đã được hợp pháp hóa vào năm ngoái, cho phép hôn nhân đồng giới.
Về kinh tế, các bên khẳng định sẽ cung cấp các gói hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ ngành công nghiệp và tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm Thái Lan trên thị trường quốc tế, cũng như loại bỏ độc quyền và thúc đẩy cạnh tranh công bằng trong tất cả các lĩnh vực, như công nghiệp sản xuất đồ uống có cồn.
Về đối ngoại, các đảng trong liên minh ủng hộ thực hiện các chính sách duy trì quan hệ quốc tế cân bằng giữa Thái Lan với các cường quốc.
Ông Pita đang là ứng viên sáng giá cho chức thủ tướng Thái Lan sau cuộc bầu cử. Tuy nhiên, ông và MFP phải giành được sự đa số ủng hộ từ Hạ viện và Thượng viện Thái Lan. Liên minh do MFP dẫn đầu hiện đang nắm 313 ghế Hạ viện nhưng họ cần sự ủng hộ của 376 ghế của lưỡng viện.
Thách thức của ông Pita là vận động sự ủng hộ của 250 thành viên của Thượng viện vốn do phía quân đội chỉ định và hậu thuẫn.

Cuộc sống Hoàng tử Thái Lan 14 tuổi khiến ai cũng ngỡ ngàng

(Kiến Thức) - Hoàng tử Dipangkorn Rasmijoti là con trai của Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn với người vợ thứ ba đã ly dị Srirasmi Suwadee. Dù còn nhỏ tuổi, Hoàng tử Rasmijoti đã tích cực tham gia các chương trình từ thiện và hoạt động tình nguyện.

Cuoc song Hoang tu Thai Lan 14 tuoi khien ai cung ngo ngang
 Hoàng tử Dipangkorn Rasmijoti sinh ngày 29/4/2005 tại bệnh viện Siriraj ở thủ đô Bangkok. Cậu là con trai của Quốc vương Thái Lan Maha Maha Vajiralongkorn với người vợ thứ ba Srirasmi Suwadee. Ảnh: Getty.

Sự thật về cuộc sống ở Thái Lan khiến ai cũng ngỡ ngàng

(Kiến Thức) - Hầu hết các ngôi nhà và căn hộ ở Thái Lan không có nhà bếp bên trong. Vì sao vậy?

Su that ve cuoc song o Thai Lan khien ai cung ngo ngang
 Dưới đây là một số nét khác biệt về văn hóa, cuộc sống ở Thái Lan so với các quốc gia khác trên thế giới. Theo BrightSide, kiểu chào ở Thái Lan thể hiện sự tôn trọng dành cho người đối diện. Khi chào, người Thái Lan thường chắp tay như đang cầu nguyện và hơi cúi đầu. (Nguồn ảnh: BrightSide)
Su that ve cuoc song o Thai Lan khien ai cung ngo ngang-Hinh-2
 Bạn có thể thực hiện theo 3 cách khác nhau: Chắp tay và để ngón tay cái chạm vào cằm - chào đồng nghiệp và bạn bè; ngọn tay cái chạm vào mũi - chào những người lớn tuổi hơn bạn; ngón tay cái chạm vào trán - thể hiện sự tôn trọng nhất với người đối diện, chẳng hạn như khi bạn chào Nhà Vua. 
Su that ve cuoc song o Thai Lan khien ai cung ngo ngang-Hinh-3
Ngồi vắt chéo chân để hở lòng bàn chân hay đặt chân lên bàn ghế bị coi là hành vi thể hiện sự thiếu tôn trọng, thậm chí là cử chỉ thô lỗ và xúc phạm, bởi ở Thái Lan, chân bị coi là bộ phận bẩn nhất của cơ thể. Đó là lý do người dân Thái Lan thường rửa chân sạch sẽ khi họ về nhà. 
Su that ve cuoc song o Thai Lan khien ai cung ngo ngang-Hinh-4
 Tại Thái Lan, đầu được coi là bộ phận cơ thể rất thiêng liêng. Do vậy, bạn không nên chạm vào đầu tóc của ai đó, ngay cả khi đó chỉ là một cử chỉ thân thiện hay trêu đùa.
Su that ve cuoc song o Thai Lan khien ai cung ngo ngang-Hinh-5
 Khi mới sinh, những đứa trẻ ở Thái Lan thường được đặt tên đệm "kỳ lạ". Theo quan niệm của người Thái, những linh hồn ma quỷ sẽ không thể làm hại một đứa trẻ nếu không biết tên của nó. Vì vậy, các em nhỏ thường được đặt hai tên. 
Su that ve cuoc song o Thai Lan khien ai cung ngo ngang-Hinh-6
 Trong những năm gần đây, truyền thống này có chút thay đổi. Trẻ em ở Thái Lan thường được đặt tên thứ hai theo một số thương hiệu nổi tiếng hay các từ tiếng Anh phổ biến như Pepsi, Benz, Gold, Bank, Wi-Fi,...

Tin mới