Cái chết bi thương của Trương Cáp, một trong đệ nhất danh tướng Tào Ngụy

Là một lão tướng dày dạn kinh nghiệm, nắm rõ chiến trường, nhưng Trương Cáp lại trúng mai phục và bỏ mạng khiến người đời không khỏi tiếc nuối.

Dẫu Tam quốc diễn nghĩa có vẽ nên một Trương Cáp hữu dũng vô mưu, nhưng trong Tam quốc chí lại nói rằng, ông là một lão tướng dày dạn kinh nghiệm, nắm rõ chiến trường trong lòng bàn tay lại khéo việc bày binh bố trận, chẳng kế gì không tỏ.

Cai chet bi thuong cua Truong Cap, mot trong de nhat danh tuong Tao Nguy

Trương Cáp trong phim dã sử Trung Quốc.

Trương Cáp (167-231), thường bị viết sai thành Trương Hợp, tự là Tuấn Nghệ, là tướng lĩnh nhà Ngụy thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Trương Cáp bắt đầu tham gia chiến trận năm mới 16 tuổi khi có khởi nghĩa Hoàng Cân. Thời Hán mạt ra ứng mộ đánh dẹp Khăn Vàng. Sau khi khởi nghĩa Khăn Vàng tan rã, Cáp là thuộc hạ của Hàn Phức.

Phức giao chiến với Viên Thiệu bại trận, Cáp dẫn binh quy hàng Viên Thiệu. Thiệu lấy Cáp làm Hiệu uý, sai chống cự Công Tôn Toản. Toản bị phá, phần nhiều là công lao của Cáp, Cáp được thăng làm Ninh quốc Trung lang tướng.

Hán Tấn xuân thu chép, khi Tào Tháo đánh nhau với Viên Thiệu ở trận Quan Độ, Cáp thuyết Thiệu rằng: "Chúa công tuy liên tục thắng, nhưng chớ cùng với Tào công chiến đấu, nên mật sai quân khinh kỵ đánh úp tuyệt đường ở phía nam, tất quân kia tự bại vậy”, Thiệu không theo kế ấy.

Thiệu sai tướng là bọn Thuần Vu Quỳnh đôn đốc việc vận lương ở Ô Sào, Tào Tháo tự mình tới đánh gấp. Cáp khuyên Thiệu rằng: "Binh của Tào công tinh nhuệ, hẳn sẽ đánh tan bọn Quỳnh, bọn Quỳnh bị phá, tất việc của tướng quân phải bỏ đi vậy, nên cấp tốc dẫn binh đến cứu ngay”, Quách Đồ nói: "Kế của Cáp không hay. Chẳng bằng đánh vào bản doanh của họ, thế tất họ phải quay về, thế là chẳng cần cứu mà tự giải vây được vậy". Cáp nói: "Tào công doanh trại kiên cố, có đánh hẳn cũng chẳng lấy được, nếu như bọn Quỳnh bị bắt, lũ thuộc hạ chúng ta cũng bị bắt hết cả”, Thiệu chỉ phái quân khinh kỵ đi cứu Quỳnh, mà để trọng binh đánh doanh trại Thái Tổ, không hạ được. Tào Tháo quả nhiên phá được bọn Quỳnh, quân của Thiệu tan vỡ.

Trương Cáp nhiều lần bày mưu và khuyên Viên Thiệu nhưng ông ta không nghe lời. Trận Ô Sào đại bại Cáp bị Quách Đồ gièm pha. Viên Thiệu vốn thiếu quyết đoán tin lời Đồ có ý hại Cáp. Kết quả Trương Cáp và Cao Lãm chạy sang phe Tào Tháo.

Thái Tổ có được Cáp rất mừng, bảo rằng: "Xưa Tử Tư chẳng sớm tỉnh ngộ, bởi thế khiến thân bị nguy, há được như Vi Tử bỏ nhà Ân, Hàn Tín quy nhà Hán đó sao?" Rồi bái Cáp làm Thiên tướng quân, phong tước Đô Đình hầu.

Cáp theo Thái tổ chinh chiến bình định qua bao vùng đất, góp công trong việc xóa sổ nhiều chư hầu thế lực cát cứ từ bé đến lớn, dẹp từ tàn quân hay kẻ cường liệt trên suốt một chiều dài lãnh thổ miền bắc Hoa Hạ.

Cai chet bi thuong cua Truong Cap, mot trong de nhat danh tuong Tao Nguy-Hinh-2

Trương Cáp.

Sau này ông đã trở thành danh tướng nước Ngụy, được xếp vào hàng năm danh tướng của Ngụy. Trong những chiến tích của ông thì trận giao tranh với Trương Phi ở Ba Tây được xem là nổi bật nhất, dù thất bại nhưng cuối cùng Trương Cáp cũng bày kế và giết được Lôi Đồng của Trương Phi.

Lưu Bị đóng quân ở Dương Bình, Cáp đóng quân ở Quảng Thạch. Bị có hơn vạn quân tinh nhuệ, chia làm mười lộ, nhân đêm tối gấp rút tấn công Cáp. Cáp đốc xuất binh tinh nhuệ đánh lại, Bị không thể thắng nổi. Sau đấy Bị tới lũng Tẩu Mã đốt đô ấp ở vùng ngoại vi, Hạ Hầu Uyên tới cứu hoả, đi được nửa đường gặp quân của Bị, giao chiến, binh khí ngắn phải đánh gần. Uyên bị Hoàng Trung giết, Cáp quay về Dương Bình.

Nguỵ lược chép: Uyên tuy làm Đô đốc, Lưu Bị sợ Cáp mà coi thường Uyên. Lúc giết Uyên, Bị nói: "Kẻ ấy đáng được làm đầu sỏ, dùng người như thế sao làm gì được ta!".

Đang lúc bấy giờ, nguyên soái mới mất, sợ Bị thừa cơ đánh, ba quân đều thất sắc. Tư mã của Uyên là Quách Hoài bèn lệnh cho chúng rằng: "Trương tướng quân, là danh tướng quốc gia, Lưu Bị phải kiêng sợ; hôm nay việc nguy cấp, phi Trương tướng quân chẳng ai có thể vỗ yên được”, Bèn suy tôn Cáp lên làm chủ trong quân. Cáp nhận trách nhiệm, ém binh giữ yên trận địa, chư tướng đều vâng theo sự dụng binh của Cáp, bụng dân chúng mới yên. Tào Tháo đến Trường An, phái sứ giả đến ban cho Cáp phù tiết. Tào Tháo thân đến Hán Trung, Lưu Bị giữ trên núi cao không dám đánh. Tào Tháo rút lui toàn quân khỏi Hán Trung, Cáp quay về đóng binh ở Trần Thương.

Năm 231, Tư Mã Ý nắm giữ thủy quân ở Kinh Châu, muốn theo sông Miện tới Trường Giang đánh Ngô, triều đình hạ chiếu cho Cáp đốc chư quân ở Quan Trung tới nhận mệnh điều dụng. Tới Kinh Châu, lúc ấy là mùa đông nước cạn, thuyền lớn không đi được, bèn quay về đóng quân ở Phương Thành.

Gia Cát Lượng lại ra quân, tấn công Trần Thương rất gấp, Tào Duệ sai ngựa trạm tới triệu Cáp về kinh đô. Tào Duệ thân giá lâm thành Hà Nam, bày tiệc rượu tiễn đưa Cáp, phái ba vạn quân sĩ ở các miền nam bắc giao cho Cáp, lại chia quân Hổ bôn đi theo bảo vệ Cáp, nhân đó hỏi Cáp rằng: “Khi tướng quân đến nơi, Lượng đã lấy được Trần Thương hay chưa!” Cáp biết Lượng ít quân không có lương thực, chẳng thể đánh lâu, thưa rằng: “Bỉ thần chưa tới nơi, Lượng đã chạy rồi vậy; Tính ra thì lương thảo của Lượng chẳng còn đủ đến mười ngày”, Cáp tiến quân đêm ngày đến Nam Trịnh, Lượng đã lui binh. Triều đình lại hạ chiếu lệnh cho Cáp về kinh đô, bái làm Chinh tây Xa kỵ tướng quân.

Gia Cát Lượng lại ra Kỳ Sơn, triều đình chiếu mệnh cho Cáp đốc xuất chư tướng ở phía Tây đến Lược Dương, Lượng quay về giữ Kỳ Sơn, Cáp đuổi theo đến Mộc Môn, cùng với quân của Lượng giao chiến, bị loạn tên bắn trúng. Sau khi ông chết được triều đình ban thụy hiệu là Tráng hầu.

Cai chet bi thuong cua Truong Cap, mot trong de nhat danh tuong Tao Nguy-Hinh-3

Cuối cùng Cáp bị trúng kế của Gia Cát Lượng ở Kiếm Các và bỏ mạng.

Nguỵ lược viết: Quân Lượng lui về, Tư Mã Ý sai Cáp đuổi theo, Cáp nói: "Quân pháp dạy, vây thành tất phải mở lối thoát cho giặc, quân địch chạy chớ nên đuổi theo”, Ý không nghe. Cáp bất đắc dĩ, phải tiến binh. Vì quân Thục bố trí mai phục trên núi cao, cung nỏ bắn loạn xạ, Cáp bị trúng tên vào bắp đùi và bỏ mạng”.

Trong Tam quốc chí ghi rằng Tư Mã Ý khuyên Trương Cáp không nên đuổi theo quân Thục Hán nhưng ông không nghe nên bị phục kích, nhưng trong các ghi chép khác thì Trương Cáp lúc đó là lão tướng nhiều kinh nghiệm nên không đuổi theo Gia Cát Lượng, nhưng Tư Mã Ý hoặc là vì thiếu hiểu biết hoặc là cố ý hại ông để tranh quyền nên ra lệnh cho ông đuổi theo. Trương Cáp được phong tước Hầu sau khi chết.

Tam Quốc: Hai cao thủ “ẩn tàng” một văn một võ

Thời kỳ Tam Quốc vẫn còn hai bậc thầy một văn một võ, đến hết đời cũng không xuất sơn, để rồi bị lu mờ giữa thời đại loạn thế anh hùng.

Cuộc đấu tranh giữa ba nước Ngụy - Thục - Ngô vào thời kỳ Tam Quốc có thể nói theo một cách khác là cuộc so tài giữa các mưu thần võ tướng.

Tào Ngụy dựa vào mưa trí của Tuân Úc, Quách Gia, Cổ Hử cùng với hàng ngàn võ tướng như Hạ Hầu Uyên, Trương Liêu, Trương Hợp để đối đầu với Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân của Thục Hán, đồng thời còn có tài trí của Chu Du, Lỗ Túc, Lục Tốn chỉ huy những mãnh tướng Lăng Thống, Cam Ninh, Chu Hằng của Đông Ngô.

Tam Quoc: Hai cao thu “an tang” mot van mot vo

Thủy Kinh tiên sinh Tư Mã Huy

Người đầu tiên đó là Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy, một kỳ tài thời Đông Hán Hoàn Đế. Ông từng rất muốn báo ơn quốc gia, nhưng nhìn thấy Hoàng đế ngày đêm hoan lạc tửu sắc, đại thần tranh quyền đoạt lợi, vì vậy Thủy Kính tiên sinh mới từ bỏ ý niệm làm quan, trở về Kinh Châu mở một lớp học. . Mục đích không chỉ là truyền thụ tư tưởng trị quốc và tài năng của bản thân, mà còn để đào tạo một thế hệ kiệt xuất mới có thể giải cứu triều đại Đông Hán.

Ngoài Ngọa Long Gia Cát Lượng và Phượng Sồ Bàng Thống, lứa học trò kiệt xuất của ông còn rất nhiều cái tên nổi tiếng khác như Từ Thứ, Thôi Châu Bình hay Thạch Quảng Nguyên.

Tam Quoc: Hai cao thu “an tang” mot van mot vo-Hinh-2

Phượng Sồ Bàng Thống và Ngọa Long Gia Cát Lượng là hai đệ tử xuất sắc nhất của Thủy Kinh tiên sinh.

Từ Thứ chính là người khiến Lưu Bị hiểu được tầm quan trọng của một quân sư trong quân đội, là người giúp Lưu Bị có những chiến thắng và giành được địa bàn đầu tiên trong sự nghiệp. Từ Thứ sau vì bất đắc dĩ mà đầu quân cho Tào Tháo, tuy không giúp Tào đánh Lưu Bị nhưng là người đào tạo ra thiếu niên thiên tài Tào Sung. Sau khi Tào Sung chết yểu, Từ Thứ trở thành một thành viên của quân Tây Lương, chính vì sự tồn tài của Từ Thứ mà tộc Hung Nô và tộc Khương không dám vượt biên.

Cùng với Từ Thứ, Thôi Châu Bình và Thạch Quảng Nguyên là những người bạn thân từ nhỏ của Gia Cát Lượng. Thôi Châu Bình không tham gia vào thế sự nhưng không vì thế mà tài năng của ông bị đánh giá thấp. Ông thích ngao du tự tại, kết giao và cùng đàm đạo với các anh hùng trong thiên hạ. Khi Lưu Bị "Tam cố thảo lư" đã có dịp thỉnh giáo Thôi Châu Bính, ông cũng đã có ý thăm dò Lưu Bị nhưng chỉ tiếc Lưu Bị lúc đó một lòng hướng về Gia Cát Lượng.

Còn Thạch Quảng Nguyên thì sớm đã ra sức giúp Tào Tháo, tài năng của ông sớm được trọng dụng và thăng tiến đến chức Thứ sử Thanh Châu. Thiết nghĩ có thể đào tạo ra một thế hệ toàn những văn thần mưu sĩ quái kiệt như vậy, đủ để chứng minh sự uyên bác của Thủy Kính tiên sinh như thế nào. Chỉ tiếc ông một đời an phận giảng đạo, sau cũng ung dung nhắm mắt tại chính giảng đường của mình.

Tam Quoc: Hai cao thu “an tang” mot van mot vo-Hinh-3

Thương pháp đại sư Đổng Uyên

Nhân vật còn lại là Thương pháp đại sư Đổng Uyên, từ trẻ ông đã bắt đầu ngao du giang hồ hành hiệp trượng nghĩa. Có lần Đổng Uyên đặt chân đến Tịnh Châu, nhìn thấy quân Hung Nô cướp bóc dân Hán, ông đơn thương độc mã xông vào giữa đại quân Hung Nô, giết thủ lĩnh của chúng.

Những tướng lĩnh khác thấy vậy liền xông lên tấn công Đổng Uyên nhưng bị ông vung thương lần lượt đoạt mạng từng tên một, khiến quân Hung Nô hoảng sợ tháo chạy. Cũng sau sự kiện này, Đổng Uyên nghĩ rằng sức lực con người có hạn, cần thêm nhiều người như ông mới đủ để bảo vệ bá tánh. Ông quyết đi tìm những đứa trẻ có tư chất thiên phú và truyền dạy cho chúng tinh hoa võ nghệ cả đời của ông.

Tam Quoc: Hai cao thu “an tang” mot van mot vo-Hinh-4

Triệu Vân là một trong 3 đệ tử chân truyền của Thương pháp đại sư Đổng Uyên.

Đại đệ tử của ông là Bắc Địa thương vương Trương Tú. Sau khi xuất sư, Trương Tú trở về quê nhà Tây Lương gia nhập quân đội báo quốc. Võ nghệ cao cường lại gan dạ trung nghĩa, Trương Tú được tướng lĩnh cao cấp quân Tây Lương là Trương Tế nhận làm nghĩa tử. Sau khi Trương Tế chết, Trương Tú kế thừa quân đội, từng chém chết con trưởng Tào Ngang và ái tướng Điển Vị của Tào Tháo tại Uyển Thành, Tào Tháo suýt chút nữa cũng bỏ mạng tại đây.

Đệ tử thứ hai của Đổng Uyên là Trương Nhậm, được coi là đệ nhất đại tướng Xuyên Thục, sau khi xuất sư thì được Lưu Chương chiêu mộ, chỉ trong một thời gian ngắn đã đạt được vị trí cấp cao trong quân đội. Khi Lưu Bị công đánh Thành Đô đã gặp không ít khó khăn với Trương Nhậm, đến Phượng Sồ Bàng Thống cũng mất mạng tại trận chiến này. Sau khi Lưu Chương đầu hàng, Trương Nhậm cũng tự vẫn để làm chọn chữ "nghĩa".

Đệ tử thứ 3 của Đổng Uyên là một nhân vật rất quen thuộc, Thường Sơn Triệu Tử Long hay còn gọi là Triệu Vân. Sự tích về Triệu Vân có lẽ không cần phải giới thiệu vì quá nổi tiếng. Sau khi Triệu Vân xuất sư không lâu thì Đổng Uyên cũng qua đời ở trên núi.. 

10 điển tích nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam Quốc Diễn Nghĩa được viết theo phương thức bảy thực ba hư, với việc thêm nhiều tình tiết hư cấu để tô vẽ tính cách và hình tượng nhân vật cho sâu sắc, đậm nét hơn.

Kết nghĩa đào viên
10 dien tich noi tieng trong Tam Quoc Dien Nghia

Tin mới