Cái giá phải trả cho vị trí trùm xã hội đen Yakuza

Ngày nay những ông trùm Yakuza phải chịu trách nhiệm cao nhất cho mọi hành động của thuộc hạ, từ việc quỵt tiền mua bánh hay thủ tiêu đối thủ.

Ngày nay, nhiều người lầm tưởng các ông trùm giới giang hồ phải tốn nhiều tiền để mua chức vị "đại ca". Tuy nhiên, đôi khi họ phải trả 2 triệu USD cho chính quyền khi cảnh sát bắt các thuộc hạ của họ. Vòng xoáy đó xuất phát từ việc một Yakuza ngờ nghệch ăn chặn tiền một bánh hamburger ở Kyoto vài năm về trước.
Trùm Yakuza phải chịu trách nhiệm lớn nhất
Cai gia phai tra cho vi tri trum xa hoi den Yakuza
Những ông trùm Yakuza phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong mọi hành động của thuộc hạ. Ảnh: The Guardian 
Yamaguchi-gumi là tổ chức Yakuza lớn nhất Nhật Bản với số thành viên chiếm 50% tổng số mafia. Năm 2006, một gia đình thường dân vô tình trở thành nạn nhân trong một cuộc thanh trừng của băng đảng Yamaguchi-gumi. Những thành viên sống sót đã thuê một nhóm gồm 25 luật sư và đệ đơn kiện vào lên tòa án. Họ yêu cầu số tiền bồi thường là 187.000.000 yen (tương đương 2,4 triệu USD). Tadamaso Goto, nguyên phó trùm của băng đảng, đã phải bồi thường cho gia đình khoản tiền đó theo yêu cầu của tòa án.
Năm 2012, các thám tử của Sở cảnh sát Tokyo cho biết họ đã áp giải nhân chứng quan trọng trong một vụ giết người từ Thái Lan về Nhật Bản và xác định gã đã phạm tội lái xe không có giấy phép trong thời gian trước đó. Cảnh sát quyết định lập ban chuyên án và hỏi cung gã về các tình tiết của vụ án.
Một số phần tử mafia giấu tên kể rằng động thái của cảnh sát khiến tất cả những kẻ liên quan đến vụ án cảm thấy lo sợ. Goto, cựu thủ lĩnh của băng đảng Goto-gumi tách ra từ Yamaguchi-gumi, là người chưa có tiền án, tiền sự. Sau khi cảnh sát bắt một thuộc hạ của trong băng đảng, hắn huy động tất cả các mối quan hệ để chạy tội và khẳng định hắn sẵn sàng thương lượng với chính quyền.
Tuy nhiên, ông trùm của Yamaguchi-gumi lúc bấy giờ, Shinobu Tsukasa, mới là người phải chịu thiệt hại nhiều nhất. Vào thời điểm vụ giết người xảy ra, Tsukasa đang ở trong tù vì tội sở hữu súng trái phép và không biết về kế hoạch giết người của lũ thuộc hạ. Ông ta không muốn phải trả tiền cho tội ác mà ông không tham gia hay sai người làm. Giới phân tích nhận định, vụ việc gây ảnh hưởng đến công việc của Yamaguchi vì sự uy tín là điều vô cùng quan trọng khi các Yakuza làm ăn. Nếu tòa án quyết định xử vụ kiện, nó sẽ trở thành một tiền lệ pháp lý xấu cho "Liên hiệp Yakura".
Theo thông tin từ những người trong cuộc, trong năm 2006, một nhân viên bất động sản tên là Kazuo Nozaki đã tranh chấp pháp lý với Goto-gumi quyền sở hữu một tòa nhà trị giá 26 triệu USD tại phường Shibuya, Tokyo. Vào tháng 5.2006, ba thành viên của băng đảng Goto-gumi đâm chết Nozaki bằng một con dao làm bếp khi anh ta đi bộ xuống đường trong khu căn hộ cao cấp Kita-Aoyama, Tokyo. Cảnh sát cho hay mặc dù họ đã bắt hai trong ba hung thủ nhưng họ không phát hiện bằng chứng nào liên quan đến Goto.
Giới truyền thông đưa tin, tòa mở phiên điều trần đầu tiên trong tháng 9.2012 nhưng thủ lĩnh băng đảng Yamaguchi-gumi đã dùng tiền để dàn xếp bản án.
“Chúng tôi không muốn đưa vụ việc ra tòa vì nó có thể tạo một tiền lệ xấu. Nếu nó là vụ kiện của Apple với Samsung, chúng tôi muốn giống Samsung”, một Yakuza của Yamaguchi cho biết.
Thế giới ngầm nhận định đây là một vụ kiện không bình thường. Theo nguồn tin từ cảnh sát, Tsukasa là ông trùm Yakuza đầu tiên bị khởi tố với các tội danh sau khi chính quyền sửa đổi và áp dụng bộ luật “Xử phạt tội phạm có tổ chức” vào năm 2008. Các ông trùm phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của thuộc hạ trước tòa án.
Akihiko Shiba, một cựu sĩ quan Cơ quan cảnh sát quốc gia kiêm luật sư, cho biết, chứng minh trách nhiệm hình sự của những tên đầu sỏ Yakuza là việc rất khó nên các vụ kiện chỉ là phương thức để các thường dân nhìn thấy sự thực thi công lý.
“Bộ luật về xử phạt tội phạm có tổ chức là bộ luật xử lý hành chính, không phải luật hình sự. Luật mà Quốc hội sửa đổi năm 2008 trở nên rõ ràng hơn. Các nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động như một công ty và người đứng đầu “công ty” phải chịu mọi trách nhiệm cho người lao động của họ”, ông Shiba giải thích thêm.
Theo thống kê, từ năm 2008, ít nhất 3 vụ kiện nhằm vào những ông trùm yakuza do hành động của các thuộc hạ được giải quyết ngoài tòa án. “Việc áp dụng các vụ kiện dân sự chống lại các kẻ cầm đầu nhóm Yakuza chắc chắn có tác dụng kìm hãm thế lực của các băng đảng”, Shiba cho hay.
Sự đồng tình của dư luận
Ngày nay, thế lực của các ông trùm Yakuza không còn như trước. Họ có thể liên đới trong tất cả mọi việc. Chính quyền Nhật Bản khẳng định phương pháp tiếp cận các tổ chức tội phạm lớn, gồm 22 nhóm, là điều phối hoạt động của chúng chứ không phải là cấm. Yakuza hiện hữu ở những tòa văn phòng, danh thiếp và ngay cả trong những bài hát của công ty vì chúng là “tập đoàn tội phạm”. Vì thế, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong mọi hành động của các thuộc hạ.
Vào tháng 8.2008, ba tháng sau khi luật sửa đổi có hiệu lực, ông trùm Yamaguchi-gumi lại vướng vào rắc rối do một thuộc hạ 38 tuổi quỵt tiền tại một cửa hàng ăn nhanh McDonal. Hắn lấy bánh rồi phàn nàn bánh ướt trong mưa. Các nhân viên tại cửa hàng cho biết, hắn lái xe khi trong tay vẫn giữ chiếc bánh hamburger và không trả tiền. Vài ngày sau đó, một người quản lý của McDonald đã gửi hóa đơn tới trụ sở của Yamaguchi-gumi ở thành phố Kobe. Sau đó, băng đảng buộc phải thanh toán cho hành động ngu ngốc của tên đó.
Việc bồi thường bánh chỉ là khởi đầu của một loạt các vấn đề pháp lý của Yamaguchi-gumi và nhiều nhóm Yakuza khác. Với sự giải thích rõ ràng của tòa án cùng luật sửa đổi, những ông trùm Yakuza phải chịu “trách nhiệm sử dụng lao động” ngày càng nặng nề. Một ông trùm có thể phải chịu trách nhiệm cho mọi thiệt hại mà tay chân của ông ta gây ra trong quá trình hoạt động “kinh doanh”, bao gồm cả tống tiền.
“Nếu cảnh sát đưa vụ sát hại Nozaki ra tòa và bị cáo thua kiện thì nó sẽ là một trở ngại lớn cho các Yakuza. Vụ việc sẽ dẫn tới một làn sóng khởi kiện những vụ án từng xảy ra trước khi luật sửa đổi. Thậm chí luật còn có thể được áp dụng với những trường hợp mà luật hình sự bộc lộ sự hạn chế”, một cảnh sát với thâm niên 20 năm điều tra tội phạm có tổ chức ở Sở cảnh sát Tokyo cho biết.
Một chuyên gia về Yakuza và tác giả một tựa sách về nhóm tội phạm này, ông Tomohiki Suzuki, tỏ ra đồng tình. Ông nói: “Vụ kiện này sẽ ảnh hưởng lớn tới thế giới ngầm. Mặc dù nó không đủ khả năng chặn đứng những tội ác của Yakuza nhưng nó sẽ khiến chúng phải cân nhắc trước khi giết một cá nhân”.
Tuy nhiên, tòa án chưa tuyên án người chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ sát hại Nozaki. Cảnh sát nghi ngờ Takashi Kondo, một mafia thuộc nhóm Goto-gumi, là một trong ba hung thủ nhưng ai đó đã ám sát hắn tại Thái Lan trước khi cảnh sát ban lệnh truy nã.
Nghi phạm Tadamasa Goto buộc phải rời băng đảng Yamaguchi-gumi vào năm 2010 mặc dù không bằng chứng nào cho thấy hắn ra lệnh cho thuộc hạ giết Nozaki. Cảnh sát gọi Goto là “cha đẻ của luật chống tội phạm có tổ chức Nhật Bản” bởi ông ta sẵn sàng sai người tấn công dân thường hay những người dám chống lại Yakuza. Mặc dù Goto không còn là người của Yamaguchi-gumi nhưng ông ta vẫn đang điều hành một băng nhóm tội phạm dưới tên “Doanh nghiệp Goto”.
Cảnh sát Nhật Bản thừa nhận họ chưa bao giờ điều tra hình sự ông trùm hiện tại của Yamaguchi-gumi, Tsukasa vì lực lượng hành pháp cho rằng Tsukasa không bao giờ ra lệnh giết người hay cho phép thuộc hạ thủ tiêu kẻ thù khi hắn đang ngồi tù. Hoạt động duy nhất của ông trùm trong tù là đồng ý trục xuất Goto ra khỏi băng nhóm.
Một thành viên cao cấp của Yamaguchi-gumi cho rằng vụ kiện lần này không công bằng. “Ngài Tsukasa không bao giờ tha thứ cho việc giết một thường dân. Dưới thời của ngài, băng Yamaguchi-gumi cấm kinh doanh ma túy, trộm cắp, cướp giật và hành động bạo lực với một dân thường. Tuy nhiên, một trong những lý do để ngài đuổi Goto khỏi nhóm vì hắn ta vi phạm liên tục những tiêu chuẩn đạo đức của chúng tôi. Sau 6 năm, chúng tôi vẫn đang dọn dẹp mỡ hỗn độn mà chúng tôi từng gây ra”.
Goto không đồng ý trả các hóa đơn cho Tsukasa mặc dù Tsukasa đã từng là cha đỡ đầu của hắn. “Chúng mày nghĩ ai là người trả tiền bảo lãnh cho ông già đó vào năm 2005? Chính tao đã trả 10 triệu USD tiền mặt để cứu ông ta nhưng lão già vẫn chưa trả tao số tiền đó và đuổi tao ra khỏi tổ chức", Goto giải thích.
Cảnh sát đã rất nỗ lực để tiếp cận Goto nhưng không thành. Theo một nguồn tin từ thân cận của Goto, hắn đã trốn sang Campuchia và chờ đến khi vụ kiện lắng xuống.
Trong khi đó, nhiều người không thể cảm thông với Tsukasa. Mặc dù 2 triệu USD giống như giọt nước trong xô tài sản của các chúa tể băng đảng ở Nhật Bản nhưng với số tiền bảo lãnh từ 10 đến 15 triệu USD, các Yakuza khẳng định họ cảm thấy khó sống phi pháp trong xã hội thời nay.

Tiết lộ thân thế những Yakuza Nhật Bản khét tiếng thế giới

Yakuza Nhật Bản ra đời từ cách đây 400 năm, được xếp ngang như những đặc trưng văn hóa của đất nước này.

Mời quý độc giả xem video:

"Những bố già lịch sự” trong thế giới ngầm tàn đời vì băng MS-13

Yakuza đang kiểm soát một mạng lưới rộng khắp các sòng bạc phi pháp, lôi cuốn đến 30 triệu lượt con bạc thường niên.

Dấu hiệu riêng của các thành viên MS-13.
Dấu hiệu riêng của các thành viên MS-13. 
Mạng chân rết chiêu dụ ngoại kiều được giới bố già thiết lập nhan nhản khắp nơi, nhằm mục đích bén rễ để rồi… liên tục phát triển và biến tướng thành những dạng khác mà mức độ tàn nhẫn và nguy hiểm khiến lực lượng công quyền các nước phải e dè.
Ở Nhật Bản, Yakuza bao gồm 2 nghĩa: thứ nhất là dãy chữ số "8 - 9 -3", một phức hợp số căn bản trong một trò chơi Nhật Bản cổ truyền; thứ 2 là "vô ích" hoặc "không cần thiết" theo chữ tượng hình Nhật.
Theo truyền thống sơ khai thì thành viên Yakuza luôn là người đại diện, cũng như đứng ra bênh vực cho những ai yếu thế, góa bụa và côi cút. Do vậy dưới nhãn quan của lớp người Nhật cổ hủ, thì Yakuza chính là phần đối lập "đầy nhân bản" trong xã hội, với tổ chức đội ngũ dựa trên cấu trúc nền tảng của văn hóa dân tộc, luôn tuân thủ các giá trị truyền thống, cũng như đề cao quy tắc quân chủ tuyệt đối trong đường lối hành xử.
Hội viên Yakuza rất được trọng vọng suốt nhiều thế kỷ qua, bởi họ luôn tự cho mình có xuất xứ từ giới võ sĩ đạo Samurai. Còn viên hội trưởng, mà người Nhật gọi là "Oyabhun" có quyền định đoạt sinh mạng của bất cứ ai. Người nào muốn gia nhập tổ chức Yakuza, trước tiên phải tự chặt đứt ngón tay út bên trái để tỏ lòng trung thành tuyệt đối và phục tùng vô điều kiện, rồi bọc ngón tay đó trong miếng vải len trắng dâng lên lễ kết nạp hội viên mới.
Một lễ hội thường niên tại đền thờ Yakuza trong khu Asakusa ở Tokyo.
Một lễ hội thường niên tại đền thờ Yakuza trong khu Asakusa ở Tokyo. 
Điều khác biệt nữa, rằng tuy nổi danh là một tổ chức dạng mafia truyền đời, nhưng lại được đăng ký hoạt động chính thức với nhà chức trách như là một tổ chức hội đoàn chuyên ngành, với tôn chỉ và phù hiệu riêng, cũng như tên tuổi và địa chỉ cụ thể của từng hội viên.
Từng có 2 tổ chức tội phạm cùng tự xưng là Yakuza "chính thống" đã song song tồn tại. Đầu tiên là băng nhóm Yamaguchi-gumi được thành lập vào năm 1915, kiểm soát tới 3/4 các phi vụ buôn lậu hàng quốc cấm ở Nhật. "Siêu bố già" oyabhun Kazuo Taoka (1913-1981) huyền thoại từng cầm đầu tổ chức này trong hàng thập niên ròng, được giới hội viên tôn vinh qua biệt hiệu "Taoka gấu" do bản chất tàn ác của hắn.
Đến giữa năm 1981, "Taoka gấu" bị sát hại bởi bàn tay của một phe nhóm đối nghịch. Còn Masahisa Takenaka (1933-1985), kẻ kế nhiệm của Taoka không đủ trí lực đối phó với các băng đảng cạnh tranh, khiến chưa đầy 3 năm sau tổ chức Yamaguchi-gumi buộc phải tan rã, với cái chết của Takenaka tối hôm 27-1-1985.
"Lấp chỗ trống" là oyabhun Hiroshi Yamamoto cùng đám thuộc hạ khát máu của hắn, với tên gọi trở lại chính thức là Yakuza. Ngay tức thì bùng nổ những cuộc thanh trừng đẫm máu giữa các tổ chức tội phạm thuộc thế giới ngầm Tokyo. Thêm một điều khác biệt nữa là nhân danh sự sủng ái cố hữu với tổ chức của mình, giới Yakuza hiện đại thường công khai cho đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Nhật cái câu lịch thiệp cửa miệng: "Xin đồng bào thứ lỗi về những điều bực mình do chúng tôi tạo ra"(?!).
"Thủ lĩnh" H. Yamamoto tiến vào thống lĩnh thị trường tình dục trong khu Kabukicho ở Tokyo, sau đó thì thâm nhập sang lĩnh vực chuyên doanh nô lệ da trắng. Như trong một bản báo cáo mới đây của FBI cho biết: "Thậm chí đang tồn tại một trường hợp phổ biến bây giờ, là giới nghệ sĩ và vũ nữ Hoa Kỳ nằm trong vòng cương tỏa của mafia Nhật Bản luôn bị buộc phải… bán dâm".
Các trại giam ở Venezuela, Brazil và Bolivia thường nằm dưới sự kiểm soát của các băng MS-13.
Các trại giam ở Venezuela, Brazil và Bolivia thường nằm dưới sự kiểm soát của các băng MS-13. 

Yakuza ăn cắp vặt: Ngày tàn của đế chế tội phạm không còn xa

Cuộc sống của những thành viên băng đảng yakuza khét tiếng Nhật Bản đang ngày càng khó khăn, đến mức một số người đã phải liều lĩnh ăn trộm thực phẩm để sống qua ngày.

Theo Daily Mail, hai thành viên băng đảng yakuza tội phạm ở Nhật mới đây đã bị bắt giữ khi đang tìm cách ăn trộm đồ tạp hóa và thực phẩm trị giá 683 USD. Sự việc xảy ra tại một khu mua sắm ở thành phố Nagoya, miền trung Nhật Bản.

Tin mới