Cam Cao Phong được mùa chín rộ, người dân nô nức thu hoạch

Cam Cao Phong được mùa chín rộ, người dân nô nức thu hoạch

Nhờ thực hiện mô hình tái canh, nông dân vùng trồng cam Cao Phong ở Hoà Bình phấn khởi bởi cam năm nay được mùa, được giá, chất lượng và sản lượng vượt trội.

Xem toàn bộ ảnh
Những ngày cuối năm, người nông dân ở vùng trồng cam Cao Phong phấn khởi bởi cam năm nay được mùa, được giá.
Những ngày cuối năm, người nông dân ở vùng trồng cam Cao Phong phấn khởi bởi cam năm nay được mùa, được giá.
Những quả cam sạch được trồng hữu cơ có mẫu mã bắt mắt tại các vườn cam ở Hoà Bình.
Những quả cam sạch được trồng hữu cơ có mẫu mã bắt mắt tại các vườn cam ở Hoà Bình.
Nhanh tay cắt những quả cam đường canh chín mọng để kịp cho thương lái đến lấy, bà Trần Thị Quế (thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong) chia sẻ: "Nhà tôi trồng 3000m theo mô hình cam hữu cơ. Vì là năm đầu tiên trồng nên đây là lứa đầu, hiện tại đã thu khoảng 5 tấn. Trung bình với giá 40.000 - 65.000 đồng/kg, so với giá hàng năm thì cam được mùa, được giá. "Đầu mùa được giá, vườn cam của gia đình mới thu hoạch khoảng 2 tấn. Năm nay, sản lượng ổn, giá và thị trường ổn định nên người dân cũng đỡ nhọc nhằn", bà Quế bộc bạch.
Nhanh tay cắt những quả cam đường canh chín mọng để kịp cho thương lái đến lấy, bà Trần Thị Quế (thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong) chia sẻ: "Nhà tôi trồng 3000m theo mô hình cam hữu cơ. Vì là năm đầu tiên trồng nên đây là lứa đầu, hiện tại đã thu khoảng 5 tấn. Trung bình với giá 40.000 - 65.000 đồng/kg, so với giá hàng năm thì cam được mùa, được giá.
"Đầu mùa được giá, vườn cam của gia đình mới thu hoạch khoảng 2 tấn. Năm nay, sản lượng ổn, giá và thị trường ổn định nên người dân cũng đỡ nhọc nhằn", bà Quế bộc bạch.
Hiện nay, tỉnh đang triển khai Mô hình cánh đồng mẫu tái canh cây cam tại huyện Cao Phong với quy mô 13,98 ha, với 32 hộ tự nguyện tham gia thực hiện mô hình.
Hiện nay, tỉnh đang triển khai Mô hình cánh đồng mẫu tái canh cây cam tại huyện Cao Phong với quy mô 13,98 ha, với 32 hộ tự nguyện tham gia thực hiện mô hình.
Mô hình áp dụng các giải pháp kỹ thuật xử lý, cải tạo đất, tạo quỹ đất an toàn phục vụ trồng tái canh cây cam. Các hộ tham gia được tập huấn về kỹ thuật xử lý đất, kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng bệnh, đảm bảo đầu ra chuẩn VietGAP cho sản phẩm.
Mô hình áp dụng các giải pháp kỹ thuật xử lý, cải tạo đất, tạo quỹ đất an toàn phục vụ trồng tái canh cây cam. Các hộ tham gia được tập huấn về kỹ thuật xử lý đất, kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng bệnh, đảm bảo đầu ra chuẩn VietGAP cho sản phẩm.
Mô hình cánh đồng mẫu về tái canh cây cam huyện cao phong được kỳ vọng sẽ là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cho loại cây có múi này.
Mô hình cánh đồng mẫu về tái canh cây cam huyện cao phong được kỳ vọng sẽ là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cho loại cây có múi này.
Chất lượng và sản lượng vượt trội của cam Cao Phong năm nay.
Chất lượng và sản lượng vượt trội của cam Cao Phong năm nay.
Cam đang độ chín rộ, người người, nhà nhà nô nức thu hoạch.
Cam đang độ chín rộ, người người, nhà nhà nô nức thu hoạch.
Trong những năm qua, người dân Cao Phong đã tích cực đầu tư thâm canh, thực hiện hàng loạt các giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm phục vụ việc mở rộng thị trường xuất khẩu; tỉnh tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của đề án tái canh cây ăn quả có múi.
Trong những năm qua, người dân Cao Phong đã tích cực đầu tư thâm canh, thực hiện hàng loạt các giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm phục vụ việc mở rộng thị trường xuất khẩu; tỉnh tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của đề án tái canh cây ăn quả có múi.
Theo ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Hoà Bình, toàn huyện Cao Phong có 1800 ha cây có múi cả cam và bưởi, quýt, chanh, chiếm phần lớn là cây cam với diện tích 1500 ha. Trong năm 2024, địa phương duy trì sản lượng trên 105 nghìn tấn. "Trong vòng 2 năm trở lại đây có nhiều diện tích tại địa phương đã được tái canh và đang ổn định, có xu hướng phát triển. Mục tiêu 1500 ha đến hết 2025 là hoàn toàn đạt được với những cánh đồng mẫu với quy mô của cái vườn nó thuần loài", ông Yến nhận định.
Theo ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Hoà Bình, toàn huyện Cao Phong có 1800 ha cây có múi cả cam và bưởi, quýt, chanh, chiếm phần lớn là cây cam với diện tích 1500 ha. Trong năm 2024, địa phương duy trì sản lượng trên 105 nghìn tấn.
"Trong vòng 2 năm trở lại đây có nhiều diện tích tại địa phương đã được tái canh và đang ổn định, có xu hướng phát triển. Mục tiêu 1500 ha đến hết 2025 là hoàn toàn đạt được với những cánh đồng mẫu với quy mô của cái vườn nó thuần loài", ông Yến nhận định.
Theo thông tin của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Hoà Bình, sau 40 năm, Hòa Bình mới tái xuất khẩu lại được 7 tấn cam sang thị trường Anh. Riêng trong năm 2024, địa phương đang có kế hoạch xuất khẩu 25 tấn sản phẩm để chào thị trường Malaysia.
Theo thông tin của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Hoà Bình, sau 40 năm, Hòa Bình mới tái xuất khẩu lại được 7 tấn cam sang thị trường Anh. Riêng trong năm 2024, địa phương đang có kế hoạch xuất khẩu 25 tấn sản phẩm để chào thị trường Malaysia.

GALLERY MỚI NHẤT