Cảm niệm tri ân Sư ông Làng Mai

Bài học đầu tiên mà Sư ông hướng dẫn chúng con cân bằng cảm xúc bằng lời nói nhẹ nhàng, từ ái “Về thở đi con”.

Cảm niệm tri ân Sư ông Làng Mai
Suốt 62 năm qua Sư ông đã liên tục trao truyền những kinh nghiệm, những thao thức và hoài vọng của Sư ông cho chúng con, qua cách Thầy nói năng, đi đứng, ăn uống và chấp tác trong chánh niệm...
“Pháp của Phật khai nguồn tuệ giác
Ánh hào quang rạng tỏa Bồ đề
Ân điển thầy truyền pháp Như Lai
Cứu nhân loại thoát vòng tham ái”
Những lời dạy quý giá của Sư ông Làng Mai giúp cho các bạn trẻ chuyển hóa, hòa giải và chữa lành, từ đó chúng con có thể vượt thoát những vấn đề khó khăn bế tắc của người trẻ trong xã hội hiện đại. Có thể con chưa đủ duyên đặt chân đến Làng Mai ở Thesnac, Aquitaine, Pháp để được vấn an Sư ông và trải nghiệm tu tập, vậy mà Diệu Pháp Âm Làng Mai vẫn vang vọng trong tâm thức của con, không chỉ vậy mà còn đến với đông đảo những người yêu mến đạo Phật trên toàn thế giới.
Nhờ đó, mỗi lần gặp những điều bất công, những phiền não trong cuộc sống, con đã biết tìm về những lời dạy giản dị mà thanh khiết cao quý từ Sư ông và Tăng thân làng Mai. Diệu Pháp Âm làng Mai thánh thiện như tiếng chuông gió ngân nga trước cửa Thiền. Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe, tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.
Khi lắng nghe những lời đạo từ khuyến khích hàng đệ tử rằng “về thở đi con”, "mỉm cười đi, con đẹp lắm”, vậy là con biết rằng mình luôn được đón nhận trong ánh mắt và nụ cười ấm áp đôn hậu của Sư ông dù chỉ trong suy nghĩ, vì con chưa đủ duyên được gặp và đỉnh lễ Sư ông. Bởi vì:
“Chánh niệm là đài gương
Gương soi hình tứ đại
Đẹp nhất là tình thương
Và cái nhìn rộng rãi”
Đến với kho tàng giáo lý từ làng Mai, con được an trú trong vương quốc của giây phút hiện tại, hòa mình trong sự bao dung yêu thương vô bờ của Phật Bảo và Tăng Bảo, để rồi từ đó con được trở lại chính mình, biết mình là chiếc lá hạnh phúc giữa rừng cây, biết mình luôn được nhẹ nhõm và an yên trong tình thương bao la của Sư ông và Tăng thân làng Mai.
Con trẻ tìm đến Sư ông mang theo trong lòng những hờn giận trách móc cuộc sống, để được Sư ông dạy bảo và vỗ về. Bài học đầu tiên mà Sư ông hướng dẫn chúng con cân bằng cảm xúc bằng lời nói nhẹ nhàng, từ ái “Về thở đi con”. Sư ông muốn chúng con tự chữa lành vết thương nội tâm, tự ôm lấy nỗi đau của mình một cách trìu mến bằng hơi thở chính niệm.
Thầy đã dạy chúng con, nếu thực sự biết ơn và quý kính thầy, hãy chân thật tiếp nối Thầy trong từng hơi thở và bước chân, để có thể sống cho có hạnh phúc, hãy đi đứng, nói cười và tiếp xử với nhau cho có hạnh phúc. Bởi nhờ đau khổ ít, ta nuôi dưỡng được mình bằng niềm vui và hạnh phúc thì ta sẽ có khả năng giúp được cho những người xung quanh mình.
Những hơi thở chính niệm là chất liệu của sự sống và tỉnh thức, vì nó giúp mình bình tâm trở lại. Khoa học đã chứng minh cho thấy, khi giận hay lo sợ thì hơi thở ngắn, dồn dập, phẩm chất của hơi thở trở nên yếu kém; nếu biết sử dụng hơi thở vào, ra có ý thức thì chỉ trong vài phút, hơi thở sẽ êm dịu, điều hòa và tâm thần cũng trở nên lắng dịu, từ đó ta mới tỉnh táo để suy nghĩ rốt ráo về những lời dạy sâu sắc của thầy, để tỉnh thức và mở lòng đồng cảm yêu thương.
Bởi vì nỗi đau chỉ có thể xoa dịu bởi sự đồng cảm và yêu thương giữa người và người. Đứa trẻ càng đau đớn, khó chịu thì càng khóc nhiều, cũng vậy con người ta nếu gặp nhiều phiền não càng trở nên sân hận, sân hận vì bị tổn thương. Những lời dạy của Sư ông Làng Mai hướng cho chúng con biết mở lòng mình rộng rãi để chuyển hóa, hòa giải, chữa lành nỗi đau của mình và người:
“Nếu ai đó nói gì hay làm gì gây tổn thương cho con, làm con đau đớn, đó là vì thẳm sâu trong tâm người đó cũng đang đau đớn, và nỗi đau đó đang vượt ngoài tầm kiểm soát, nỗi đau lan tràn ra bên ngoài hành động và lời nói. Cái họ cần không phải là sự trừng phạt, ghét bỏ, xa lánh mà là sự đồng cảm và giúp đỡ”.
Lời dạy của Sư ông xóa tan bao lầm mê trong tâm hồn chúng con, giúp chúng con tỉnh thức để nhận ra rằng, người làm con buồn phiền và tổn thương đó lại là người đang bị đau vì vấp ngã, thấy người ngã thì phản ứng của con sẽ là đến bên nâng người đó dậy, xoa dịu vết đau của người.
Lời dạy của Sư ông cho con được trở về làm đứa trẻ vô ưu và sống tình cảm, đang chơi đùa với chúng bạn, thấy một bạn bị ngã và đau thì mình đỡ bạn dậy. Sự bao dung thực sự chỉ đơn giản như vậy thôi.
Diệu Pháp Âm làng Mai giúp con hiểu một chân lý rằng “Tâm bình, thế giới bình”. “Một tâm niệm an lành được phát khởi có thể soi sáng cho cả thế giới Sa Bà. Sự an lạc của thế giới này tùy thuộc vào sự an lạc của chúng ta trong giờ phút này” ( Sư ông làng Mai).
Suốt 62 năm qua Sư ông đã liên tục trao truyền những kinh nghiệm, những thao thức và hoài vọng của Sư ông cho chúng con, qua cách Thầy nói năng, đi đứng, ăn uống và chấp tác trong chánh niệm, qua những cuốn sách Thầy đã viết, qua những lời Thầy thuyết giảng, hoặc trước quần chúng đông đảo, hoặc cho từng nhóm nhỏ, hoặc cho từng người.
Đó là công đức lớn lao của vị Thầy kính yêu để lan tỏa thông điệp hòa bình, từ bi và trí tuệ của đạo Bụt đến với nhân sinh, Thầy vĩ đại là vậy nhưng trong tâm con, thầy giản dị và gần gũi như thể hàng ngày con vẫn thường được ở làng Mai học hỏi thầy. Không một ngôn từ nào có thể nói hộ cho tình thầy trò trong con lúc này. Con không biết nói gì hơn, ngoài việc tinh tấn học thở, học mỉm cười, học thiền định hàng ngày...

Hàng ngàn người thiền tập với nhà sư Phật giáo

Hàng ngàn người vừa cùng thực tập thiền với Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại quảng trường Copley Square Sunday, Mỹ.

Hàng ngàn người thiền tập với nhà sư Phật giáo
The Boston Globe- một trong những tạp chí nổi tiếng tại Mỹ vừa thực hiện một phóng sự ảnh về cảnh tượng hàng ngàn người cùng thực tập thiền với Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại quảng trường Copley Square Sunday với những lời chú thích rất trân trọng. Trong ảnh là nhà hoạt động hòa bình quốc tế, nhà văn, Thiền sư Phật giáo Thích Nhất Hạnh thiền tập tại quảng trường Copley Square Sunday - Ảnh: Pat Greenhouse/Globe Staff.
 The Boston Globe- một trong những tạp chí nổi tiếng tại Mỹ vừa thực hiện một phóng sự ảnh về cảnh tượng hàng ngàn người cùng thực tập thiền với Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại quảng trường Copley Square Sunday với những lời chú thích rất trân trọng. Trong ảnh là nhà hoạt động hòa bình quốc tế, nhà văn, Thiền sư Phật giáo Thích Nhất Hạnh thiền tập tại quảng trường Copley Square Sunday - Ảnh: Pat Greenhouse/Globe Staff.
Thiền sư thực hành thiền trước đám đông với 2000 người - Ảnh: Pat Greenhouse/Globe Staff.
 Thiền sư thực hành thiền trước đám đông với 2000 người - Ảnh: Pat Greenhouse/Globe Staff.

5 sự bố thí không được phước

Bố thí là một trong những pháp hành phổ biến của người đệ tử Phật. 

5 sự bố thí không được phước
Hãy cho đi một phần những gì mình có để tạo phước cho hiện tại và mai sau. Dĩ nhiên, người con Phật bố thí luôn hướng đến mục tiêu lợi mình, lợi người, lợi cả hai. Cho đi để mình và người đều lợi ích, an lạc mới được gọi là bố thí đúng nghĩa.

Kinh Gậy Thúc Ngựa trích từ Đại Tạng Kinh

Hạng người cuối cùng nói đến những người không chịu hối tiếc cho đến khi bị ốm nặng và đang trên bờ vực của cái chết. 

Kinh Gậy Thúc Ngựa trích từ Đại Tạng Kinh
Lúc đó họ mới mong muốn có một cơ hội để sửa chữa những lỗi lầm đã mắc phải trong cuộc đời để có một sự khởi đầu mới người đó mới giác ngộ được.
1. Có bốn loài ngựa hiền thiện thuần thục này, này các Tỳ - khưu, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Tin mới