Cắm sạc liên tục khi không sử dụng lãng phí bao nhiêu điện?

Ngày nay, để tiện lợi nhiều người thường cắm sạc liên tục vào ổ điện liên tục 24 giờ mỗi ngày. Vậy thói quen này có tốn nhiều tiền điện hoặc gây hại gì hay không?

Hiện nay, mỗi người thường sử dụng nhiều hơn một thiết bị điện tử và có nhiều bộ sạc riêng để tiện sử dụng khi cần. Dù không sạc thiết bị nhưng những bộ sạc này vẫn tiêu thụ một lượng điện năng nhất định, chưa kể một số cốc sạc lại có thêm đèn LED báo đầy pin. Vậy chính xác mỗi ngày những bộ sạc này “ngốn” bao nhiêu điện? Và chúng ta có nên rút phích cắm các loại sạc hay không?
Một phóng viên của ZDNet đã làm một số thử nghiệm để xác minh. Loại đồng hồ điện được chọn để đo điện năng tiêu thụ là WattsUp. Đây là máy đo chuyên dụng, có thể đo mức năng lượng cụ thể mà thiết bị đang sử dụng. Tất nhiên, nếu cần thử nghiệm, người dùng có thể mua bất kỳ thiết bị đo điện nào trên thị trường.
Cam sac lien tuc khi khong su dung lang phi bao nhieu dien?
 
Điện tính bằng kilowatt giờ (KWh, hoặc 1.000W), tức 3,6 triệu joules năng lượng. Một thiết bị có công suất 1.000W chạy trong 1 giờ sẽ sử dụng 1KWh, tương tự một thiết bị có công suất 100W sẽ mất 10 giờ để tiêu thụ 1KWh.
Về chi phí, theo biểu giá bán lẻ điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, giá bán lẻ điện sinh hoạt dao động từ 1.678 đến 2.927 đồng/KWh.
Thử nghiệm đã lấy một bộ sạc 5W chính hãng của iPhone 11 và cắm điện mà không sạc gì trong vài ngày. Tất nhiên, kết quả là bộ sạc vẫn tiêu thụ điện dù không cắm bất kỳ thiết bị nào.
Kết quả thử nghiệm cho thấy bộ sạc iPhone có công suất 135W một tháng, tương đương 1,5KWh một năm. Thực tế, con số này không nhiều, và số tiền điện tiết kiệm được không thể sánh với sự tiện lợi khi ghim sạc khắp nơi trong nhà và có thể cắm thiết bị vào sạc bất cứ lúc nào cần thiết. nếu bạn có 10 bộ sạc hoạt động 24/7 trong 365 ngày, bạn chỉ tốn từ 25.000 đến 44.000 đồng/năm.
Tuy nhiên, đây là một số điều đáng lưu ý: có tổng cộng bao nhiêu bộ sạc bạn cắm vào ổ điện mỗi ngày? Một? Năm? Một chục? Và theo thử nghiệm, bộ sạc không chính hãng sẽ tiêu thụ năng lượng nhiều gấp 10 đến 20 lần. Mặt khác, việc cắm những bộ sạc rẻ tiền liên tục trong ổ điện mỗi ngày lại tiềm ẩn một số rủi ro cháy nổ.
Ngoài ra, bạn hãy suy nghĩ một chút về tác động môi trường của việc giữ nguyên sạc trong ổ điện 24/7. Hàng triệu bộ sạc được cắm điện liên tục trong 365 ngày sẽ lãng phí hàng triệu KWh mỗi năm. Mỗi KWh lại tương đương với một lượng khí CO2 thải vào môi trường.
Vì thế, có lẽ chúng ta nên thay đổi thói quen rút phích cắm bộ sạc khi không sử dụng. Để tiện lợi hơn, mọi người có thể chọn những loại ổ điện có công tắc để dễ tắt khi không sử dụng. Nếu đang sử dụng các thiết bị của Apple và Alexa, ổ cắm thông minh cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc.

iPhone 8 Plus phát nổ sau 3 phút cắm sạc

Wu cắm sạc chiếc iPhone 8 Plus của mình và chỉ sau 3 phút cắm sạc, chiếc điện thoại bất ngờ “phát nổ”.

iPhone 8 Plus phat no sau 3 phut cam sac
iPhone 8 Plus phát nổ sau 3 phút cắm sạc. 
Theo thông tin từ truyền thông Đài Loan thì một người phụ nữ họ Wu, sống tại thành phố Đài Trung (Đài Loan) đặt mua một chiếc iPhone 8 Plus phiên bản 64GB vào hôm 23/9 vừa qua.

iPhone 8 cháy khét lẹt khi cô gái cắm sạc qua đêm

Vô tư sạc điện thoại trước khi đi ngủ, cô gái chắc chắn sẽ không nghĩ đến sự cố khủng khiếp này có thể xảy ra.

Theo tờ Eastday, một phụ nữ đến Chengdu, Trung Quốc tên Luo đã mua một chiếc iPhone 8 Plus 64GB vào ngày 27 tháng 2 năm 2018 từ một nhà bán lẻ và rất vui khi được sử dụng điện thoại mới của mình. Tuy nhiên, sau 1 thời gian ngắn sử dụng, Luo nhận thấy rằng điện thoại của cô rất dễ bị nóng máy khi sạc pin. Sau khi lên mạng kiểm tra thì Luo nhận thấy rằng đây là một vấn đề hết sức phổ biến nên không tìm hiểu thêm nữa. Vào ngày 23 tháng 3, chỉ chưa đầy một tháng sau khi mua điện thoại, Luo đi ngủ vào 9 giờ tối sau khi cắm sạc và để điện thoại ở cạnh giường.

Tin mới