Camera dưới đáy Nam Cực phát hiện bất ngờ tại nghĩa địa cá voi

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Công nghệ Auckland (New Zealand) không ngờ lại có thể quay được cảnh tượng này ở nghĩa địa cá voi dưới đáy Nam Cực.

Theo nhóm nghiên cứu, đứng đầu là giáo sư sinh thái học Kathrin Bolstad tại ĐH Công nghệ Auckland (New Zealand), việc bắt gặp nghĩa địa cá voi là hoàn toàn tình cờ trong một chuyến thám hiểm vào năm 2017. Nhận thấy đây là phát hiện hiếm gặp, nên nhóm nghiên cứu đã dùng camera ghi lại thước phim có độ phân giải cao để sau đó tiến hành phân tích.

Hóa ra nơi họ quay được chính là nghĩa địa cá voi tự nhiên ở xa xích đạo nhất từng được phát hiện. Kết quả quan sát đã được các nhà nghiên cứu công bố trên tạp chíPolar Biology.

Theo nhóm nghiên cứu, nghĩa địa cá voi này nằm ở độ sâu 945m, ngoài khơi bán đảo Tây Nam Cực. Tuy nhiên, địa điểm này khiến phát hiện trở nên khác thường hơn. Bởi phần lớn khu vực nghĩa địa cá voi nằm ở bắc Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển California và Nhật Bản. Trên thực tế có chưa tới 5% nghĩa địa cá voi nằm ở gần vùng cực.

Camera duoi day Nam Cuc phat hien bat ngo tai nghia dia ca voi

Xác cá voi được tìm thấy đang trong quá trình phân hủy. Ảnh: NHK

Xác cá voi ở nghĩa địa này có kích thước khổng lồ. Chỉ riêng hộp sọ đã dài khoảng 2 m. Các nhà nghiên cứu xác định con vật thuộc loài cá voi minke ở Nam Cực. Theo Cục Khảo sát Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), đây là loài cá voi có thể dài tới 10,7 m.

Camera duoi day Nam Cuc phat hien bat ngo tai nghia dia ca voi-Hinh-2

Xác cá voi trở thành nguồn thức ăn của nhiều sinh vật biển trong nhiều năm. Ảnh: NHK

Theo các chuyên gia, xác cá voi sau khi rơi xuống đáy biển thường trải qua 4 giai đoạn phân hủy. Trong trường hợp này, xác con cá voi trong video đang ở cuối giai đoạn 2. Trong giai đoạn này, phần lớn mô mềm đã bị các loài ăn xác thối lớn tiêu hóa, nhưng bộ xương của nó vẫn còn một ít mô sót lại và thu hút động vật nhỏ hơn. Thước phim đặc biệt này đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn về quá trình phân hủy liên tục với nhiều loài khác nhau cùng sinh tồn.

Thực tế vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu về các nghĩa địa cá voi, bao gồm cả nhiều loài mà khoa học chưa biết đến. Tuy nhiên, cơ hội để thực hiện những chuyên lặn dưới nước ở Nam Cực là rất ít. Do đó, việc phát hiện ra bữa tiệc xung quanh xác cá voi là một điều rất hiếm gặp.

Sợ “xanh mặt” trước cảnh cá voi sát thủ rình bắt người

Khi đang đánh bắt cá bằng súng bắn lao ở gần bờ tại vịnh Mathesons, New Zealand, thợ lặn Deonette De Jongh và chú cún cưng của mình đã được một phen “sợ xanh mặt” khi bị bầy cá voi sát thủ tấn công.

Sợ “xanh mặt” trước cảnh cá voi sát thủ rình bắt người

Cá voi sát thủ chơi đùa cùng cá mặt trời

Được ghi hình tại ngoài khơi bờ biển ở Mexico, Cristobal Alvarez đã cho chúng ta thấy một bộ mặt khác của loài cá voi sát thủ - một kẻ săn mồi đỉnh cao ngoài đại dương.

Cá voi sát thủ có tên khoa học là "Orcinus orca" hay còn được gọi là cá hổ kình, săn mọi thứ từ cá đến hải cẩu, sư tử biển, chim cánh cụt, mực, rùa biển, cá mập và thậm chí cả các loài cá voi khác đều nằm trong thực đơn của chúng.

Tùy thuộc vào mùa và nơi sinh sống, chế độ ăn uống của chúng cũng thay đổi – một số ăn nhiều cá và mực, những số khác chủ yếu ăn hải cẩu và chim cánh cụt. Nhưng ở bất cứ đại dương nào trên thế giới thì một con cá voi cỡ trung bình có thể tiêu thụ khoảng 227 kg thức ăn mỗi ngày!

Tin mới