Campuchia kỷ niệm 40 năm ngày lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ

Sáng 7/1, tại sân vận động Olympic ở thủ đô Phnom Penh, hàng nghìn người dân Campuchia mang cờ hoa rực rỡ cùng đại diện Chính phủ hoàng gia tưng bừng kỷ niệm 40 năm Chiến thắng 7/1 (7/1/1979 - 7/1/2019) lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
 

Campuchia ky niem 40 nam ngay lat do che do diet chung Khmer Do
 Thủ tướng Hun Sen và Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin chào mừng các đại biểu dự lễ kỷ niệm. 
Tham dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen cùng Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin cùng đại diện các sứ quán, tổ chức quốc tế và khách mời nước ngoài. Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh cũng có mặt tại lễ kỷ niệm long trọng này.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trong bài diễn văn khai mạc lễ kỷ niệm, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh rằng, Chiến thắng 7/1/1979 có được là dựa trên sức mạnh tổng hợp của hai nguồn lực: Tinh thần đoàn kết của người dân Campuchia dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Campuchia, cùng sự hỗ trợ rất lớn lao, kịp thời và hiệu quả của Quân tình nguyện Việt Nam. Người đứng đầu Chính phủ Campuchia khẳng định, nếu không có sự tổng hòa của hai nguồn lực này sẽ không làm nên Chiến thắng 7/1.
Bài diễn văn của Thủ tướng Hun Sen nêu rõ: “Xin đại diện cho người dân Campuchia, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng, Chính phủ, Quân đội và người dân Việt Nam đã đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia trong quá trình đấu tranh để giải phóng đất nước thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ để ngăn chặn sự quay trở lại của chế độ diệt chủng này, mang lại sự hồi sinh cho đất nước Campuchia. Nghĩa cử này mãi được khắc ghi trong lịch sử Campuchia".
Thủ tướng Hun Sen cũng nêu rõ, kể từ sau Chiến thắng vĩ đại ngày 7/1/1979, đất nước Campuchia không chỉ hồi sinh mà còn phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát kinh tế - xã hội trong suốt 40 năm qua. Đặc biệt, môi trường hòa bình, ổn định chính trị trong khoảng 2 thập kỷ qua đã mang lại "thời điểm vàng" mà Campuchia chưa từng có trước đây để đạt được những thành tựu hết sức đáng tự hào. Campuchia nằm trong nhóm quốc gia tăng trưởng kinh tế cao của thế giới, đạt mức trung bình khoảng 7%/năm.
Sau bài phát biểu của Thủ tướng Hun Sen là những màn đồng diễn, múa hát mang đậm tính truyền thống của đất nước Chùa tháp trên sân vận động Olympic; các khối diễu hành rực rỡ đại diện cho các bộ, ban, ngành của Campuchia.
Dưới đây là những hình ảnh tại lễ kỷ niệm:
Campuchia ky niem 40 nam ngay lat do che do diet chung Khmer Do-Hinh-2
 Các đại biểu tại lễ kỷ niệm.
Campuchia ky niem 40 nam ngay lat do che do diet chung Khmer Do-Hinh-3
 Quang cảnh lễ kỷ niệm. 
Campuchia ky niem 40 nam ngay lat do che do diet chung Khmer Do-Hinh-4
 
Campuchia ky niem 40 nam ngay lat do che do diet chung Khmer Do-Hinh-5
 
Campuchia ky niem 40 nam ngay lat do che do diet chung Khmer Do-Hinh-6
 
Campuchia ky niem 40 nam ngay lat do che do diet chung Khmer Do-Hinh-7
 Đoàn diễu hành biểu tượng cho các tỉnh, ngành nghề và các lực lượng diễu hành qua lễ đài. 
Campuchia ky niem 40 nam ngay lat do che do diet chung Khmer Do-Hinh-8
 Điệu múa truyền thống trong chương trình văn nghệ. 
Campuchia ky niem 40 nam ngay lat do che do diet chung Khmer Do-Hinh-9
 Quang cảnh chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng lễ kỷ niệm. 

Nông dân Campuchia bị đẩy vào cảnh khốn cùng vì biến đổi khí hậu

Lũ lụt và hạn hán tàn phá mùa màng buộc nhiều nông dân Campuchia từ bỏ ruộng đồng, đến làm thuê cho các lò gạch, nơi họ phải vật lộn với công cuộc mưu sinh và rơi vào cảnh nợ nần.

Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau

Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á, Campuchia đang đẩy mạnh ngành công nghiệp xây dựng với hàng loạt các tòa văn phòng, nhà máy, trung tâm mua sắm và khách sạn. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng tăng cao. Tuy nhiên, một báo cáo mới đây đã chỉ ra mặt tối trong bức tranh toàn cảnh của đất nước chùa tháp.

Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau-Hinh-2
Rời khỏi khu đô thị với những tòa nhà chọc chời, có thể thấy nhiều cột khói đen bốc lên từ các lò gạch ở vùng nông thôn Campuchia. Giáo sư Katherine Brickell là một trong những chuyên gia phỏng vấn 80 nhân công của 30 lò gạch tại 3 ngôi làng. Bà đã phân tích kết quả thu được từ 308 hộ nông dân Campuchia phải đến lò nung làm thuê và kết luận: “Biến đổi khí hậu đã đẩy họ vào cảnh nợ nần. Vì vậy đối phó với biến đổi khí hậu là nhu cầu cấp thiết, bởi nó đang tác động xấu tới người dân Campuchia”.
Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau-Hinh-3
Theo Guardian, mới đây các nhà nghiên cứu từ đại học London lần đầu tiên tìm ra mối liên hệ rõ ràng giữa biến đổi khí hậu và tình trạng bóc lột sức lao động, hay còn được coi là chế độ nô lệ thời hiện đại, trong ngành công nghiệp sản xuất gạch nung Campuchia. Những người nông dân làm thuê phải liều mạng để làm ra những viên “gạch máu”, vật lộn với công cuộc mưu sinh và rơi vào cảnh nợ nần.
Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau-Hinh-4
Giống như nhiều nông dân khác, anh Veasna nói rằng mưa nắng thất thường khiến tình trạng sâu bệnh phá hoại mùa màng ngày càng trầm trọng. Trong hai thập kỷ qua, chi phí mua hóa chất như thuốc trừ sâu đã tăng lên nhanh chóng. Chưa kể số tiền đầu tư vào công nghệ tưới tiêu cũng là một khoản vay lớn. Khi vụ mùa không thu được kết quả như mong đợi do hạn hán hoặc lũ lụt, họ buộc phải vào làm việc cho các lò gạch. 
Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau-Hinh-5
Với lời hứa sẽ giúp nông dân trả nợ, các chủ lò gạch sẽ buộc họ phải làm thuê cho tới khi số tiền được hoàn trả hết. Họ phải làm việc trong môi trường luôn rình rập nguy hiểm mặc cho việc ràng buộc người lao động như thế này được luật quốc tế quy thành một hình thức tương đương lao động nô lệ.
Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau-Hinh-6
Trong ảnh, anh Boran, một nông dân làm việc tại lò nung, đang dồn đất sét vào máy đúc gạch. Các loại máy móc thô sơ như thế này rất nguy hiểm, nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác. Gia đình của anh Boran nợ chủ lò gạch 2.500 USD, số tiền nhiều hơn mức thu nhập của họ trong một năm. Chủ lò gạch sẽ “không tính lãi”, nhưng mức lương dành cho người lao động là vô cùng bèo bọt.
Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau-Hinh-7
Giống như nhiều người lao động khác tại đây, bà Leakena được trả lương dựa theo hiệu suất công việc. Vì vậy, bà luôn cố gắng làm nhanh nhất có thể. Bà và nhiều người khác thường bị bệnh đau nửa đầu, chảy máu cam và nhiều bệnh nghiêm trọng hơn. 
Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau-Hinh-8

Quá trình nung gạch kéo dài khoảng 10 ngày. Trong thời gian đó, người lao động thường phải làm đêm để kịp hoàn thành công việc và tranh thủ kiếm tiền. Bởi vào mùa mưa, sản xuất có nguy cơ bị đình trệ vì thời tiết xấu, trong khi chủ lò không cho phép họ đi kiếm việc khác.

Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau-Hinh-9
Hậu quả là lò gạch giờ đây trở thành nơi ở và nơi làm việc của nhiều hộ dân. Người lao động sống trong những khu nhà dựng bằng tôn sắt xập xệ gần lò nung. Đây cũng là không gian cho họ gặp gỡ, ăn uống, giao lưu và là nơi gắn bó với tuổi thơ của trẻ em “xóm gạch”.
Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau-Hinh-10
Những người chủ lò muốn nông dân đưa cả gia đình đến đây vì như vậy sẽ giảm thiểu nguy cơ họ bỏ chạy để trốn nợ. Điều đó có nghĩa là trẻ em hiện trở thành phương thức bảo đảm cho cha mẹ. Một người nông dân nói với Guardian: “Nếu chúng tôi muốn về quê, ông chủ sẽ giữ lại vợ, hoặc để cho người vợ đi nhưng giữ lại bọn trẻ, vì họ muốn đề phòng trường hợp chúng tôi chạy trốn. Ông ấy quá nghiêm và tinh ranh”.
Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau-Hinh-11
Trẻ em từ 10 tuổi trở lên đều vào lò gạch làm việc để nhanh chóng giúp cha mẹ trả nợ. Achriya, một công nhân tại đây, nói: “Khi tôi đến tuổi phải làm việc, chủ lò gạch đã bảo tôi điểm chỉ vào giấy nợ của bố mẹ. Nhưng hiện tại tôi đã có chồng con và khoản nợ ấy vẫn tiếp tục tăng lên. Trong tương lai, có lẽ con tôi cũng sẽ như vậy, điểm chỉ đúng vào nơi có dấu vân tay của mẹ chúng”.
Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau-Hinh-12
Tina Redshaw, đại sứ Anh tại Campuchia, nói với Guardian: “Chế độ nộ lệ thời hiện đại đang ngày càng phổ biến trong những lò gạch tại Campuchia, như một cách thích ứng của người nông dân với biến đổi khí hậu. Do đó hai vấn đề toàn cầu này không tách rời nhau mà cùng là hậu quả trên các khía cạnh kinh tế, sinh thái và xã hội”.
Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau-Hinh-13
Nghiên cứu của đại học London cho thấy biến đổi khí hậu cùng nguồn trợ cấp nông nghiệp hạn chế của chính phủ khiến nông dân ngày càng lâm vào cảnh bấp bênh. 79% dân số Campuchia sống ở khu vực nông thôn. Trong số đó, 42% coi canh tác nông nghiệp là kế sinh nhai. Trong hai thập kỷ qua, chính phủ đã tìm cách tăng quyền sở hữu cũng như bán đất cho mục đích đầu tư.
Nong dan Campuchia bi day vao canh khon cung vi bien doi khi hau-Hinh-14
Nghiên cứu cũng đề xuất nhiều chính sách cho chính phủ Campuchia, bao gồm tăng cường bảo trợ xã hội, hỗ trợ sinh kế cho người dân nông thôn và đẩy mạnh thực thi luật lao động để ngăn chặn tình trạng lao động lệ thuộc vì nợ. 

Cha nhẫn tâm dội nước sôi vào con gái 8 tuổi trừng phạt

Vụ việc được người hàng xóm phát hiện và bé gái được đưa tới bệnh viện với vết bỏng ở một nửa cơ thể. Cảnh sát đang truy lùng người bố mất nhân tính trên.
 
 

Theo NST, sự việc xảy ra khoảng 21h tối 27/12/2018 trong một ngôi nhà ở Air Itam, bang Penang Malaysia.

Tin mới