Căn bệnh cướp đi sinh mệnh của NS Khánh Nam có gì nguy hiểm?

(Kiến Thức) - Thông tin nghệ sĩ Khánh Nam qua đời vì xuất huyết não trong sáng ngày 28/9 khiến nhiều người bàng hoàng. Vậy căn bệnh này nguy hiểm thế nào?

Căn bệnh cướp đi sinh mệnh của NS Khánh Nam có gì nguy hiểm?
Trước thông tin nghệ sĩ Khánh Nam qua đời đột ngột vì căn bệnh xuất huyết não khiến người hâm mộ cảm thấy bàng hoàng. Vậy căn bệnh này nguy hiểm thế nào?
Bệnh xuất huyết não hay còn gọi là chảy máu não chiếm 40% tai biến mạch máu não. Đây chưa kể đến xuất huyết não hệ trọng hơn cả trong tai biến mạch máu não vì tử vong cao gấp đôi. Bệnh khởi phát rất đột ngột và dữ dội, có thể ngay sau lúc gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc đang làm việc, sinh hoạt bình thường mà đột ngột ngã gục xuống, hôn mê, liệt nửa người; thậm chí căn bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay khi vừa thức dậy.
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh khởi phát rất đột ngột và dữ dội, nếu bệnh nặng máu chảy vào não nhiều sẽ gây hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim, phần lớn tử vong trong vòng 48 giờ. Những bệnh nhân còn sống sau xuất huyết não nặng thường bị di chứng nặng nề.có thể ngay sau lúc gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc đang làm việc, sinh hoạt bình thường mà đột ngột ngã gục xuống, hôn mê, liệt nửa người; thậm chí căn bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay khi vừa thức dậy.
>>> Mời độc giả xem video: "Điều gì xảy ra với não bộ khi bạn thiếu ngủ" tại đây. Nguồn Zing News.
Khi xảy ra vỡ động mạch não, máu động mạch bị đẩy mạnh ra mô (tổ chức) não ở xung quanh, thành ổ chảy máu đường kính thường lớn hơn 1,5cm ở thân não và hơn 3cm nếu ở đại não. Máu đông lại thành cục máu tụ. Khi có máu tụ sẽ gây ra những tác hại như: choán chỗ và chèn ép những vùng não lân cận làm hoại tử hoặc thiếu máu cục bộ mô não; làm phát triển trạng thái phù trong mô não; tiếp tục lấn chiếm và choán chỗ những khu vực trống, dễ xâm nhập, có thể đến tận vùng nền não thất IV...
Can benh cuop di sinh menh cua NS Khanh Nam co gi nguy hiem?
 Vị trí xuất huyết não. 
Biểu hiện lâm sàng rõ ràng nhận thấy nhất như:
Đang đi hoặc đang làm gì đó bỗng nhiên nhức đầu dữ dội, thường lấy tay ôm đầu, bủn rủn chân tay và ngã chúi xuống một bên; tự nhiên nói khó hẳn đi hoặc cấm khẩu; cả một tay và một chân cùng bên tự nhiên yếu hơn rồi bại dần hoặc nặng hơn thì liệt hẳn (bán thân bất toại) kèm theo liệt nửa mặt, vật vã, đái dầm, đại tiện không tự chủ, tăng tiết đờm dãi và mồ hôi (bên liệt), nhịp thở không đều, rối loạn nhịp tim và huyết áp, sốt.
Tri giác vẫn còn hoặc lú lẫn (bất tỉnh nhân sự) ở 50% hoặc hôn mê sâu ở 25%, hoặc xen kẽ lúc tỉnh lúc mê ở 25%. Còn nếu như hồi phục nhanh chóng hoặc hoàn toàn thì không phải xuất huyết não mà chỉ là co thắt mạch não - là hội chứng thiếu máu cục bộ não thoảng qua.
Nguy cơ tử vong cao và rất nhanh
Bệnh nhẹ thường có rối loạn ý thức, lú lẫn... Nếu bệnh nặng chảy máu vào não nhiều, bệnh nhân hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim, phần lớn tử vong trong vòng 48 giờ. Những bệnh nhân còn sống sau chảy máu não nặng thường bị di chứng nặng nề, nhiều trường hợp ở trong tình trạng sống thực vật và sẽ chết do bội nhiễm, suy kiệt. Tỷ lệ tử vong của xuất huyết não rất cao, trong vòng 30 ngày là 50%, trong đó một nửa số bệnh nhân tử vong trong 2 ngày đầu tiên. Trong những trường hợp sống sót, chỉ có khoảng 1/5 số bệnh nhân có thể sống tự lập tại thời điểm 1 năm sau xuất huyết não.
Có nhiều loại chảy máu khác nhau, nguy hiểm nhất là chảy máu bán cầu đại não ở sâu, y học gọi lụt não thất. Biểu hiện ra bên ngoài là hôn mê sâu, kèm co cứng toàn thân, cơn co giật, đôi khi có “nôn chất đen” và sốt. Nếu phát hiện muộn và không cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao (81%). Xuất huyết não có xu hướng tái phát mạnh.

Bệnh nhân chơi đàn trong khi được mổ não

Trong khi các bác sĩ đang mổ não cho Abhishek Prasad (Ấn Độ) ông ôm đàn guitar và gảy những khúc nhạc yêu thích. Hiện ông đã bình phục và được ra viện.

Bệnh nhân chơi đàn trong khi được mổ não
Theo BBC ngày 21/7, Abhishek Prasad là một nhạc sĩ, thế nhưng ông mắc chứng bệnh thường được gọi là "loạn trương lực cơ ở nhạc sĩ" - chứng bệnh gây mất kiểm soát cơ khiến người bệnh không thể cử động như ý muốn và phải tiến hành mổ não.

Không muốn tốn tiền, bỏ mạng thì nên bắt đầu bằng việc nhỏ này

Một ca điều trị sốt xuất huyết biến chứng có thể tiêu tốn 30-40 triệu đồng.

Không muốn tốn tiền, bỏ mạng thì nên bắt đầu bằng việc nhỏ này
Chiều 24.7, tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ và sốt xuất huyết, PGS-TS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến giữa tháng 7.2017, cả nước đã có gần 59.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 17 ca tử vong. Số ca mắc ngày càng tăng ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, điểm nóng vẫn tập trung tại một số thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội…

Vì sao dịch sốt xuất huyết diễn biến bất thường?

Trong 7 tháng đầu năm, nước ta đã có gần 60.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, 17 người tử vong.

Vì sao dịch sốt xuất huyết diễn biến bất thường?
Sáng 26/7, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho hay năm nay, dịch sốt xuất huyết đến sớm hơn mọi năm.

Tin mới