Căn bệnh lạ của “nữ hoàng gợi cảm” HyunA nguy hiểm ra sao?
(Kiến Thức) - Vào ngày 28/11 vừa qua, "nữ hoàng gợi cảm" HyunA có đăng tải lên trang cá nhân một bài chia sẻ. Trong đó cô nói về cảm xúc cũng như nỗ lực để giải quyết căn bệnh tâm lý mà mình mắc phải.
Thảo Nguyên (TH)
Theo lời tâm sự của HuynA, cô là dạng người cứ thấy cơ thể mệt mỏi thì uống thuốc nên khi được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng u uất và rối loạn hoảng sợ, cô đã không tin vào điều đó. Hiện, nữ ca sĩ phải gặp bác sĩ 2 lần/tuần để điều trị dứt điểm.
Rối loạn hoảng sợ là một chứng bệnh của nhóm rối loạn lo âu. Cơn hoảng sợ là tình trạng tâm lý, là cảm giác sợ hãi cực độ và lo sợ điều tồi tệ sắp xảy ra. Cơn hoảng sợ thường ngắn và đột ngột và gây ra các phản ứng dữ dội ở cơ thể.
Rối loạn hoảng sợ là tình trạng những cơn hoảng loạn và sợ hãi xuất hiện thường xuyên mặc dù không có nguyên nhân cụ thể nào. Chúng xuất hiện ở bất cứ nơi nào, tại bất kì thời điểm nào mà không hề có dấu hiệu báo trước. Do đó, người bệnh có xu hướng tránh xa những nơi mà cơn hoảng sợ xảy ra. Trong một số trường hợp, nỗi sợ lấn át người bệnh, khiến họ không thể rời khỏi nhà.
HuynA được chẩn đoán mắc chứng u uất và rối loạn hoảng sợ.
Rối loạn hoảng sợ thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên, nhưng phổ biến ở lứa tuổi 18-19 và tỷ lệ nữ giới bị bệnh cao hơn nam giới.
Những triệu chứng của bệnh rối loạn hoảng sợ bao gồm:
Nhịp tim và huyết áp tăng
Đau ngực và dạ dày
Chóng mặt, thở gấp, khó thở hoặc yếu người
Toát mồ hôi lạnh
Cảm giác lo lắng, tuyệt vọng và suy nghĩ tới các vấn đề xấu xảy ra
Cảm giác sắp xảy ra nguy hiểm, sợ mất kiểm soát hoặc tử vong
Bồn chồn, đứng ngồi không yên, nói rất nhanh
Có thói quen như gỡ ngón tay hoặc ngón chân, siết chặt tay
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn hoảng sợ, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Rối loạn hoảng sợ cũng có thể gây ra nhồi máu cơ tim. Vì vậy, bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Bạn hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
HuynA phải gặp bác sĩ 2 lần/tuần để điều trị dứt điểm bệnh tâm lý.
Ngoài ra, HuynA còn gặp những triệu chứng lạ như hay bị ngất, đột nhiên mất thị giác, chỉ nhìn thấy màu trắng rồi bất tỉnh. Đến khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán HyunA bị ngất do chứng thần kinh phế vị (Vasovagal). Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngất, trạng thái xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mạnh, chẳng hạn như khi nhìn thấy máu hoặc đau khổ về tình cảm.
Video "Người Việt trầm cảm ở mức độ nào". Nguồn: VTC.
Ngất do thần kinh phế vị thường không gây hại và không cần điều trị. Tuy nhiên, có thể làm tổn thương chính mình khi ngất. Bác sĩ có thể giúp xác định lý do gây ra ngất và thảo luận về cách có thể tránh chúng. Ngoài ra, nếu có trải nghiệm ngất do thần kinh phế vị thường xuyên đủ để ảnh hưởng chất lượng sống, bác sĩ cũng có thể kê thuốc cho bệnh nhân.
11 loại thuốc phổ biến có nguy cơ gây trầm cảm cao
(Kiến Thức) - Nghiên cứu chỉ ra nhiều loại thuốc phổ biến như thuốc dùng điều trị trào ngược dạ dày, thuốc chẹn beta cho bệnh cao huyết áp hay thuốc giảm đau... có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở người dùng.
Omeprazole là một trong những loại thuốc phổ biếndùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và loét dạ dày tá tràng. Theo nghiên cứu, các chất ức chế bơm proton trong loại thuốc này có thể gây trầm cảm.
Metoprolol là một loại thuốc chẹn beta dùng điều trị các trường hợp huyết áp cao và các bệnh liên quan đến suy tim. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng người dùng thuốc này có nguy cơ cao bị trầm cảm.
Hầu hết các loại thuốc tránh thai nội tiết tố chứa ethinyl estradiol được dùng trong điều trị các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ lớn tuổi. Theo nghiên cứu, thuốc này cũng làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm.
Hydrocodone là thuốc giảm đau opioid có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Sertraline được sử dụng để điều trị một số hình thức lo âu và rối loạn hoảng sợ. Thuốc này có thể gây tác dụng phụ cho người dùng như những ý nghĩ tự sát nảy sinh và hành vi tiêu cực ở trẻ em và thanh niên độ tuổi 25.
Alprazolam được sử dụng để điều trị rối loạn hoảng sợ và lo lắng.
Gabapentin dùng điều trị các tình trạng như co giật, đau thần kinh và động kinh. Năm 2008, Mỹ cảnh báo việc sử dụng gabapentin có thể tạo ra rủi ro về tự tử.
Thuốc chống trầm cảm Citalopram được cảnh báo là có tác dụng phụ như gây ra ý nghĩ tự tử và thái độ xấu đặc biệt là ở trẻ em và thanh niên ở độ tuổi 25.
Atenolol là một loại thuốc chẹn beta điều trị các vấn đề huyết áp cao và đau thắt ngực.
Một số loại thuốc tránh thai có hocmon estrogen. Estradiol là một hormone estrogen có mặt ở hầu như tất cả các loại thuốc tránh thai.
Bupropion thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm norepinephrine-dopamine reuptake (NDRI). Tuy nhiên, thuốc này cũng gây tác dụng phụ như tạo ra ý nghĩ tự tử ở trẻ em và thanh niên ở độ tuổi 25. Ảnh: Internet.
Video "Những bài thuốc trị nhức xương khớp cực hay từ cây nhà là vườn". Nguồn: Cuộc sống hạnh phúc.
8 thực phẩm vàng giúp xoa dịu chứng trầm cảm theo mùa
(Kiến Thức) - Ngày đang ngắn dần với những tháng đông ảm đạm khiến bạn bắt đầu cảm nhận những dấu hiệu của chứng trầm cảm theo mùa. Những thực phẩm này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tâm thần và thúc đẩy tâm trạng của bạn.
Acorn squash: còn gọi là bí mùa đông, là một cây họ bí ngô, là một thực phẩm yêu thích vào mùa thu ở Mỹ. Nó có tác dụng bảo vệ tế bào, chống lão hóa trong cơ thể và bộ não.