Cán bộ “vào vòng chung kết” mà thiếu tiêu chuẩn cũng bị gạt ra

Theo trung tướng Trần Việt Khoa, công tác cán bộ được làm rất chặt chẽ, quy trình nhiều bước. Thậm chí, người vào đến "vòng chung kết" rồi mà không đủ tiêu chuẩn cũng bị gạt ra.
 

Sáng 27/11, các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 1 (đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội) tiếp xúc cử tri 3 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ, nhằm thông báo kết quả kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Do có lịch làm việc của Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không tham dự buổi tiếp xúc cử tri.
Chống tham nhũng phải thận trọng
Thay mặt tổ đại biểu Quốc hội tiếp thu ý kiến của các cử tri, trung tướng Trần Việt Khoa (Giám đốc Học viện Quốc phòng) chia sẻ về “may mắn” của đoàn đại biểu Quốc hội TP khi có Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ là Ủy viên Bộ Chính trị và ông là Ủy viên Trung ương.
Vì vậy, các ý kiến của cử tri không chỉ được truyền tải ở nghị trường Quốc hội mà còn được nêu ở các cuộc họp của Trung ương, được thông tin đến các lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Đại biểu Trần Việt Khoa cho biết sẽ ghi nhận ý kiến của cử tri và trước mắt sẽ trao đổi ở kỳ họp Trung ương sắp tới, hoặc có thể gửi công văn đến các bộ trưởng để có câu trả lời cho cử tri.
Can bo “vao vong chung ket” ma thieu tieu chuan cung bi gat ra
 Trung tướng Trần Việt Khoa (Giám đốc Học viện Quốc phòng) khẳng định công tác cán bộ được làm rất chặt chẽ. Ảnh: N. Thắng

Liên quan đến vấn đề tham nhũng, trung tướng Trần Việt Khoa khẳng định vừa qua chúng ta làm rất tốt với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, làm đến trước cả Đại hội.

“Nhưng làm thế nào cũng phải thận trọng, ‘đánh chuột nhưng không để vỡ bình’, nếu đánh chuột vỡ bình thì không giải quyết được gì”, ông Khoa nhấn mạnh.

Trong xây dựng hệ thống pháp luật, tướng Khoa thừa nhận qua 75 năm nhưng hệ thống pháp luật chưa thể hoàn chỉnh vì chúng ta liên tục phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Và việc xây dựng luật nhưng sau đó còn bất cập và phải bổ sung là điều đương nhiên.

Ông nhấn mạnh tính cần thiết khi lấy ý kiến nhân dân để luật đi vào cuộc sống, luật chưa đi vào cuộc sống thì phải dừng lại. “Như vừa rồi 2 luật của Bộ Công an chưa được đồng thuận là phải dừng lại”, ông Khoa dẫn chứng.

Về hoạt động giám sát, ông Khoa khẳng định Quốc hội giám sát theo chuyên đề và làm rất kỹ. Theo ông, các tư lệnh ngành, kể cả Thủ tướng, phó thủ tướng trả lời chất vấn trước Quốc hội cũng lo lắm, bởi “trả lời không trúng thì mệt lắm, lại sắp Đại hội đến nơi rồi”.

“Là tư lệnh ngành phải trả lời vào lòng dân, thể hiện hiện đúng đường lối của Đảng và thấy được lòng dân, thật không đơn giản. Tôi là Ủy viên Trung ương, Giám đốc Học viện Quốc phòng cũng thấy khó thật”, ông Khoa chia sẻ.

Nói với những cử tri băn khoăn về công tác cán bộ, ông Khoa khẳng định công tác cán bộ hiện nay làm rất chặt chẽ với quy trình nhiều bước.

“Thậm chí vào đến ‘vòng chung kết’ rồi mà không đủ tiêu chuẩn cũng bị gạt ra. Không chỉ lo làm sao để dân tin, dân bầu, mà còn lo mình có đủ năng lực làm được hay không”, tướng Khoa chia sẻ.

"Ai cũng thích làm cán bộ vì có chức, có quyền..."

Phát biểu ý kiến trước đó, cử tri Nguyễn Thanh Bền (phường Kim Mã) góp ý cần đưa ra nhiều cách làm trong công tác cán bộ để chọn người tài đức thực sự, không để tình trạng cán bộ không gương mẫu. Nhấn mạnh văn hóa từ chức ở Việt Nam còn rất nặng nề, ông Bền cho rằng ai cũng thích làm cán bộ vì có chức, có quyền và có tất cả.

Cử tri Ngô Xuân Điểm (phường Thụy Khuê) thì nhắc đến sai phạm của cựu Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Theo cử tri, ông Chung nguyên là thiếu tướng, Giám đốc Công an Hà Nội nhưng lại phạm tội chủ mưu chiếm đoạt tài liệu mật quốc gia. “Một con người ở vị trí cao như vậy mà có hành động rất nguy hiểm và được đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ là không hợp lý”, ông Điểm nêu quan điểm.

Can bo “vao vong chung ket” ma thieu tieu chuan cung bi gat ra-Hinh-2
 Buổi tiếp xúc cử tri của tổ bầu cử số 1 - đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội sáng 27/11. Ảnh: Minh Châu

Hay như cựu cán bộ Cục CSĐT Nguyễn Hoàng Trung trong vụ án này đã đánh trộm chìa khóa và 5 lần vào phòng lãnh đạo chụp trộm tài liệu mật, đó là hành vi không thể có yếu tố giảm nhẹ.

Cử tri Hoàng Như Huyên (phường Cửa Nam) ghi nhận chất lượng làm việc của Quốc hội ngày càng tiến bộ. Theo ông, phát biểu của một số đại biểu Quốc hội gây chú ý dư luận nhưng nặng về phê bình tư lệnh ngành thay vì làm tròn bổ phận của đại biểu đóng góp xây dựng pháp luật.

“Chúng tôi cũng áy náy với tư cách của đại biểu Quốc hội khóa này khi hơn 4 năm qua có 9 đại biểu bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, thậm chí có đại biểu bị khởi tố hình sự. Điều này cho thấy chất lượng tuyển chọn ứng cử đầu vào còn nhiều kẽ hở”, ông Huyên nêu quan điểm.

Đánh giá cao kết quả tích cực của công tác PCTN khi nhiều vụ án kinh tế lớn được xử lý, thu hồi tài sản cho Nhà nước, ông Huyên còn ghi nhận việc chúng ta đã phát hiện nhiều sâu mọt trong đội ngũ cán bộ, trong đó hàng chục người là lãnh đạo trung ương, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, tướng lĩnh trong các lực lượng công an, quân đội.

“Chính nhóm người này đã làm giảm sút sức chiến đấu của Đảng, làm hao mòn lòng tin của nhân dân với Đảng. Chúng ta vui mừng vì thành công của cuộc chiến PCTN nhưng đau buồn vì tổn thất của lực lượng cán bộ đã được Đảng thử thách, bồi dưỡng, rèn luyện, nhân dân tin tưởng nhưng lại bị sa ngã dưới sự cám dỗ của vật chất”, ông Huyên chia sẻ.

Góp ý cho công tác cán bộ, cử tri cho rằng cần lựa chọn những người có quan điểm chính trị rõ ràng, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.

“Tìm cán bộ phải biết ‘đãi cát tìm vàng’, trước hết phải tìm người có đạo đức, không nên chỉ chú ý bằng cấp mà tạo khe hở cho việc mua bằng để hợp thức hóa hồ sơ, tạo cơ hội cho những kẻ cơ hội, phản đội chui sâu, leo cao”, ông Huyên nêu quan điểm.

Ông Trần Lưu Quang: Xin lỗi bà con cử tri

Đại biểu Quốc hội Trần Lưu Quang gửi lời xin lỗi đến cử tri vì giải quyết vấn đề Thủ Thiêm chậm trễ. Ông cho biết chính quyền sẽ hoàn thành việc này trước tháng 6/2021.
 

Chính quyền đô thị là một trong những vấn đề nóng tại buổi tiếp xúc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM với cử tri quận 1, quận 3, quận 4 chiều 20/11. Nhiều cử tri đặt câu hỏi về việc giải quyết các vấn đề Thủ Thiêm trước khi thực hiện chính quyền đô thị, đặc biệt là thành lập thành phố Thủ Đức.
Ong Tran Luu Quang: Xin loi ba con cu tri
Tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị 1 tiếp xúc cử tri. Ảnh: Thu Hằng. 

Bên cạnh đó, trong 17 ý kiến phát biểu tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri cũng đánh giá cao chất lượng của phiên chất vấn tại kỳ họp lần thứ 10 vừa qua vì đã phản ánh đúng những bức xúc của người dân.

Giải quyết dứt điểm vấn đề Thủ Thiêm

Cử tri Nguyễn Hữu Châu (phường 7, quận 3) bày tỏ sự ủng hộ với việc Quốc hội thông qua đề án chính quyền đô thị ở TP.HCM. Dù vậy, ông Châu chia sẻ một số băn khoăn khi đề án này đi vào thực tế.

Thứ nhất, ông Châu nhắc lại đề án chính quyền đô thị của TP.HCM bao gồm việc sáp nhập 3 quận phía đông (quận 2, 9, Thủ Đức) thành TP Thủ Đức. Cử tri cho rằng để thực hiện đề án, bên cạnh việc sáp nhập hệ thống chính quyền, quy hoạch đô thị, thành phố cần giải quyết dứt điểm tồn tại ở khu đô thị mới Thủ Thiêm để bảo đảm lợi ích hợp pháp cho người dân bị giải tỏa.

Thứ hai, cử tri yêu cầu công khai kết quả tổng kết sau 7 năm thí điểm mô hình chính quyền đô thị, bỏ HĐND quận, phường. Ông Châu cũng cho rằng Trung ương nên lấy những kinh nghiệm sau 7 năm thí điểm bỏ HĐND cấp quận, phường tại TP.HCM để áp dụng tại Hà Nội nhằm tránh những lúng túng khi áp dụng mô hình mới.

Thứ ba, ông Châu đề nghị Quốc hội giám sát việc thực hiện chính quyền đô thị nhằm đảm bảo mô hình này đi vào cuộc sống với tinh thần dân là chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân.

Ong Tran Luu Quang: Xin loi ba con cu tri-Hinh-2
Cử tri Nguyễn Hữu Châu nói về chính quyền đô thị. Ảnh: Thu Hằng. 

Cử tri Nguyễn Văn Phú (quận 1) đặt câu hỏi rằng những khiếu kiện, sai sót liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm có được giải quyết trước khi thành lập thành phố Thủ Đức hay không.

Trong khi đó, dù tán thành việc bỏ HĐND cấp phường, cử tri Nguyễn Xuân Cường (quận 3) lại phản đối việc bỏ HĐND cấp quận. Theo ông Cường, HĐND địa phương giống như Quốc hội ở nơi đó, là đơn vị truyền tải ý kiến của người dân đến với chính quyền. Do đó, cử tri bày tỏ nguyện vọng giữ lại HĐND cấp quận.

Giải quyết cơ bản các vấn đề Thủ Thiêm trước tháng 6/2021

Mở đầu bài phát biểu kết luận hội nghị, ông Trần Lưu Quang, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, đề cập đến vấn đề Thủ Thiêm và gửi lời xin lỗi đến cử tri.

"Trước hết là người lãnh đạo có trách nhiệm của thành phố, xin lỗi bà con cô bác, anh chị cử tri vì làm những việc tiếp theo của Thủ Thiêm rất chậm. Nhưng mong bà con cố gắng chờ đợi một thời gian nữa", ông Quang nói. Phó bí thư Thành ủy cho biết Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã có nghị quyết chuyên đề về Thủ Thiêm.

Ông khẳng định chính quyền thành phố đang từng bước xử lý việc đền bù bổ sung cho bà con ở khu vực 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch Thủ Thiêm. Đồng thời, trả lời dứt khoát người dân về việc 5 khu phố 4 phường có nằm trong quy hoạch Thủ Thiêm hay không.

Phó bí thư Thường trực Thành ủy thông tin việc bồi thường cho người dân sẽ được hoàn thành cuối năm nay. Còn những vấn đề còn lại sẽ cơ bản hoàn thành trước tháng 6/2021.

Ong Tran Luu Quang: Xin loi ba con cu tri-Hinh-3
 Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang trả lời chất vấn cử tri. Ảnh: Thu Hằng.

Ông Quang cho rằng những khúc mắc tại Thủ Thiêm và việc thành lập chính quyền đô thị là 2 vấn đề tách biệt, phải song song thực hiện.

Về mặt lợi ích, ông Quang cho biết mô hình chính quyền đô thị không tổ chức HĐND cấp quận, phường giúp TP.HCM tiết kiệm gần 1.200 tỷ đồng chi thường xuyên trong 5 năm. Bên cạnh đó, các chi phí liên quan đến trụ sở, phương tiện làm việc, hệ thống cơ quan HĐND cấp quận, phường cũng giảm.

Bên cạnh đó, người dân cũng thoải mái hơn khi dịch vụ hành chính công được đơn giản hóa. Nhiều vấn đề chủ tịch UBND có thể trực tiếp giải quyết, không cần đến HĐND.

"Chúng tôi tin tưởng rằng không có HĐND cấp quận, phường, chúng ta vẫn hoạt động tốt. Bà con, doanh nghiệp thoải mái hơn và thành phố sẽ có bước tiến trong thời gian tới", Phó bí thư Thành ủy khẳng định.

Nên để cán bộ nghỉ hưu vững chuyên môn tham gia Quốc hội

Cử tri Lê Minh Số (quận 1) cho rằng Quốc hội cần bổ sung thêm nội dung giám sát kết quả giải quyết vấn đề của từng bộ, ngành sau mỗi kỳ chất vấn. Từ đó, người dân mới thấy được sự thay đổi, cải thiện của các bộ ngành trong hành động thực tế thay vì chỉ qua lời nói.

"Chất vấn một kỳ họp rồi lại đến kỳ họp tới, nhưng người được chất vấn đã giải quyết, xử lý vấn đề thế nào phải báo cáo cho cử tri biết", ông Số yêu cầu.

Bên cạnh đó, ông kiến nghị trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa XV, các đơn vị cần giới thiệu các đại biểu chất lượng ra ứng cử đại biểu Quốc hội, tránh lặp lại một số trường hợp không đóng góp tích cực trong nhiệm kỳ vừa qua. Cử tri đề xuất nên có thêm các cán bộ nghỉ hưu, vững chuyên môn tham gia Quốc hội.

Chưa ai xác nhận việc ông Phạm Phú Quốc bỏ 2,5 triệu USD mua quốc tịch

Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang cho biết như trên trong buổi tiếp xúc với cử tri TP.HCM.

Chiều 20/11, Đoàn ĐBQH khóa XIV, đơn vị số 1, TP.HCM do Phó Bí thư Thành ủy Trần Lưu Quang chủ trì đã có buổi tiếp xúc với cử tri ba quận, gồm quận 1, quận 3 và quận 4. 

Chua ai xac nhan viec ong Pham Phu Quoc bo 2,5 trieu USD mua quoc tich

Cử tri Nguyễn Hữu Châu yêu cầu làm rõ vụ ông Phạm Phú Quốc bỏ 2,5 triệu USD mua quốc tịch

Tin mới