Cận cảnh ba pho tượng cổ quý giá nhất ba miền Bắc - Trung - Nam

Cận cảnh ba pho tượng cổ quý giá nhất ba miền Bắc - Trung - Nam

Được công nhận là Bảo vật quốc gia, những bức tượng này mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, đại diện cho những nền văn hóa lớn hiện diện ở ba miền Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.

Xem toàn bộ ảnh
 1. Miền Bắc: Tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh). Chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh) là nơi lưu giữ tác phẩm điêu khắc cổ được đánh giá là tinh xảo bậc nhất Việt Nam. Đó là  Bảo vật quốc gia Tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn.
1. Miền Bắc: Tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh). Chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh) là nơi lưu giữ tác phẩm điêu khắc cổ được đánh giá là tinh xảo bậc nhất Việt Nam. Đó là Bảo vật quốc gia Tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn.
Có niên đại vào năm 1656, tác phẩm làm bằng gỗ phủ sơn với chiều cao là 3,7 mét, tạo hình Quan Âm trong tư thế ngồi thiền định trên tòa sen với 42 cánh tay lớn và 952 cánh tay nhỏ. Trong các tay lớn, hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi, các tay lớn còn lại có tư thế đa dạng với bàn tay trong tư thế ấn quyết.
Có niên đại vào năm 1656, tác phẩm làm bằng gỗ phủ sơn với chiều cao là 3,7 mét, tạo hình Quan Âm trong tư thế ngồi thiền định trên tòa sen với 42 cánh tay lớn và 952 cánh tay nhỏ. Trong các tay lớn, hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi, các tay lớn còn lại có tư thế đa dạng với bàn tay trong tư thế ấn quyết.
Ở phía sau, hàng trăm cánh tay nhỏ tạo thành nhiều lớp vòng hào quang tỏa ra xung quanh pho tượng. Trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt, tượng trưng cho sự giác ngộ.
Ở phía sau, hàng trăm cánh tay nhỏ tạo thành nhiều lớp vòng hào quang tỏa ra xung quanh pho tượng. Trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt, tượng trưng cho sự giác ngộ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, bức tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp là tác phẩm điêu khắc xuất sắc hàng đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung của Việt Nam thế kỷ 17 còn được lưu giữ đến nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia, bức tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp là tác phẩm điêu khắc xuất sắc hàng đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung của Việt Nam thế kỷ 17 còn được lưu giữ đến nay.
 2. Miền Trung: Tượng nữ thần Tara (Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng). Được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng, Bảo vật quốc gia Tượng nữ thần Tara là một kiệt tác của nền nghệ thuật Champa cổ. Bức tượng được phát hiện vào năm 1978 tại di tích Phật viện Đồng Dương ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
2. Miền Trung: Tượng nữ thần Tara (Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng). Được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng, Bảo vật quốc gia Tượng nữ thần Tara là một kiệt tác của nền nghệ thuật Champa cổ. Bức tượng được phát hiện vào năm 1978 tại di tích Phật viện Đồng Dương ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Tượng có niên đại vào thế kỷ 9, đầu thế kỷ 10, được đúc bằng đồng, cao 129,3 cm, thể hiện hình ảnh người phụ nữ ngực trần, toát lên một phong cách mỹ thuật rất phóng khoáng. Bầu ngực tượng nữ thần được thể hiện tròn căng đầy sức sống phồn thực, ẩn chứa mong muốn về một cuộc sống no đủ, bình yên và hạnh phúc.
Tượng có niên đại vào thế kỷ 9, đầu thế kỷ 10, được đúc bằng đồng, cao 129,3 cm, thể hiện hình ảnh người phụ nữ ngực trần, toát lên một phong cách mỹ thuật rất phóng khoáng. Bầu ngực tượng nữ thần được thể hiện tròn căng đầy sức sống phồn thực, ẩn chứa mong muốn về một cuộc sống no đủ, bình yên và hạnh phúc.
Hai cánh tay của bức tượng được tạo dáng đang đưa về phía trước như đang nâng đỡ hai đồ vật, có thể là một vỏ ốc tù và ở bàn tay trái và đóa sen ở tay phải – những biểu tượng thiêng liêng trong văn hóa Chăm Pa.
Hai cánh tay của bức tượng được tạo dáng đang đưa về phía trước như đang nâng đỡ hai đồ vật, có thể là một vỏ ốc tù và ở bàn tay trái và đóa sen ở tay phải – những biểu tượng thiêng liêng trong văn hóa Chăm Pa.
Theo các nhà nghiên cứu, nữ thần Tara là một dạng Bồ tát Quan âm đặc biệt phát triển trong giáo phái Phật vùng Nam Hymalaya, nơi các bộ tộc nguyên thủy bản địa tôn sùng các lễ nghi phồn thực và đa phần sống theo chế độ mẫu hệ.
Theo các nhà nghiên cứu, nữ thần Tara là một dạng Bồ tát Quan âm đặc biệt phát triển trong giáo phái Phật vùng Nam Hymalaya, nơi các bộ tộc nguyên thủy bản địa tôn sùng các lễ nghi phồn thực và đa phần sống theo chế độ mẫu hệ.
 3. Miền Nam: Tượng Phật Bình Hòa (Bảo tàng Lịch sử TP HCM). Bảo vật quốc gia Tượng Phật Bình Hòa được tìm thấy ở Bình Hòa, Long An, có niên đại từ thế kỷ 3-4 SCN. Đây là một trong những tượng Phật bằng gỗ cổ nhất được tìm thấy ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
3. Miền Nam: Tượng Phật Bình Hòa (Bảo tàng Lịch sử TP HCM). Bảo vật quốc gia Tượng Phật Bình Hòa được tìm thấy ở Bình Hòa, Long An, có niên đại từ thế kỷ 3-4 SCN. Đây là một trong những tượng Phật bằng gỗ cổ nhất được tìm thấy ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Về tổng thể, tượng được tạc từ một khối gỗ bằng lăng, có chiều cao 134 cm, thể hiện hình ảnh Đức Phật đứng trên đài sen, dáng thanh mảnh, mang những nét đặc trưng của tạo hình tượng Phật trong văn hóa Óc Eo. Tay trái của tượng nắm lấy vạt áo. Tay phải trong tư thế ban phúc.
Về tổng thể, tượng được tạc từ một khối gỗ bằng lăng, có chiều cao 134 cm, thể hiện hình ảnh Đức Phật đứng trên đài sen, dáng thanh mảnh, mang những nét đặc trưng của tạo hình tượng Phật trong văn hóa Óc Eo. Tay trái của tượng nắm lấy vạt áo. Tay phải trong tư thế ban phúc.
Khuôn mặt tượng mang đầy vẻ an nhiên tự tại, tóc dạng xoắn ốc, đỉnh đầu có unisa (nhục khấu). Trong các tượng Phật gỗ của văn hóa Óc Eo được công nhận là Bảo vật quốc gia, đây là tượng có khuôn mặt nguyên vẹn nhất.
Khuôn mặt tượng mang đầy vẻ an nhiên tự tại, tóc dạng xoắn ốc, đỉnh đầu có unisa (nhục khấu). Trong các tượng Phật gỗ của văn hóa Óc Eo được công nhận là Bảo vật quốc gia, đây là tượng có khuôn mặt nguyên vẹn nhất.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, tượng Phật Bình Hòa là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng trong văn hóa Óc Eo thế kỷ 3-4, mang giá trị lịch sử nghệ thuật đặc biệt của khu vực Nam Bộ.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, tượng Phật Bình Hòa là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng trong văn hóa Óc Eo thế kỷ 3-4, mang giá trị lịch sử nghệ thuật đặc biệt của khu vực Nam Bộ.

GALLERY MỚI NHẤT