Cận cảnh 'Đồi tùng La Hán' quý hiếm đại gia muốn mua nhưng chủ nhân không bán
“Đồi tùng La Hán” là tác phẩm kết hợp nhiều cây tùng có thế độc lạ cùng với tiểu cảnh thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chơi cây cảnh. Nhiều đại gia muốn mua nhưng chủ nhân của tiểu cảnh chưa muốn bán.
Hoàng Minh (tổng hợp)
Xuất hiện tại Triển lãm sinh vật Cảnh Việt Nam (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cách đây 2 năm, tác phẩm "Đồi tùng La Hán" của anh Tùng Hậu (Hải Dương) thu hút sự chú ý của đông đảo khách tham quan. Ảnh: Dân trí
Theo chủ nhân của tác phẩm, “Đồi tùng La Hán” là sự kết hợp của 7 cây tùng La Hán, có tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm. Ảnh: Người đưa tin
Để tạo ra một tổng thể đẹp mắt, chủ nhân phải lựa chọn từ rất nhiều cây tùng khác nhau.
Trong đó, cây cao nhất khoảng 1m đặt ở vị trí chính giữa, sau đó lần lượt sang 2 bên là các cây cao 80cm, 60cm.
Những cây này đều có dáng trực, gốc và cành to, vững chãi, gồm 9 bông tán. Ảnh: Dân Việt
Nhìn từ xa, 7 cây tùng được đặt trong tiểu cảnh gồm đá, hồ nước nhân tạo kết hợp với đèn điện và các chi tiết nhỏ xung quanh.
Được biết, nghệ nhân phải mất gần 1 năm để cân nhắc, lựa chọn và dựng tiểu cảnh cho tác phẩm.
Tùng La Hán vốn mang vẻ đẹp khí phách và bề thế nên khi kết hợp với tiểu cảnh làm tăng giá trị lên gấp đôi.
Nhiều đại gia sẵn sàng "xuống tiền" để sở hữu tác phẩm nhưng chủ nhân vẫn chưa quyết bán.
Cận cảnh cây lộc vừng trị giá 120 tỷ của đại gia miền Tây
Cây lộc vừng trong vườn kiểng của đại gia Trần Hùng Liệt (tỉnh An Giang) có tuổi đời hàng trăm năm, cao 7m, đường kính tán trên 6m và được định giá lên tới 120 tỷ.
Là một người có tiếng trong giới cây cảnh, ông Trần Hùng Liệt (quê An Giang, chủ vườn kiểng Út Bầu) từng gây xôn xao với cây lộc vừng bonsai được định giá lên tới 120 tỷ đồng. Ảnh: VNN