Cận cảnh lăng mộ giữa phố phường Hà Nội của vua Phùng Hưng

Cận cảnh lăng mộ giữa phố phường Hà Nội của vua Phùng Hưng

(Kiến Thức) - Khu lăng mộ và đền thờ Phùng Hưng được bao quanh bởi những khối nhà cao tầng của một khu dân cư hiện đại giữa quận Ba Đình. Theo sử sách, đây là một chốn rất linh thiêng...

Xem toàn bộ ảnh
Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng (761-802) là một trong những nhân vật lịch sử lỗi lạc, tiêu biểu cho tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết rằng nơi an nghỉ của ông tọa lạc ngay giữa phố phường sầm uất ở trung tâm Hà Nội.
Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng (761-802) là một trong những nhân vật lịch sử lỗi lạc, tiêu biểu cho tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết rằng nơi an nghỉ của ông tọa lạc ngay giữa phố phường sầm uất ở trung tâm Hà Nội.
Nằm trong ngõ 2 Giảng Võ, cạnh bến xe Kim Mã, khu  lăng mộ và đền thờ Phùng Hưng được bao quanh bởi những khối nhà cao tầng của một khu dân cư hiện đại. Ấn tượng đầu tiên về công trình là hai trụ biểu uy nghiêm, chỉ dấu về một địa điểm tâm linh tôn nghiêm.
Nằm trong ngõ 2 Giảng Võ, cạnh bến xe Kim Mã, khu lăng mộ và đền thờ Phùng Hưng được bao quanh bởi những khối nhà cao tầng của một khu dân cư hiện đại. Ấn tượng đầu tiên về công trình là hai trụ biểu uy nghiêm, chỉ dấu về một địa điểm tâm linh tôn nghiêm.
Sau hai trụ biểu là tấm bình phong có khắc nổi hàng chữ “Lăng Vương Đại Phùng”, nghĩa là lăng mộ của vị Đại vương họ Phùng. Hai bên bình phong có hình rồng chầu, hổ phục và hai trụ cột có các câu đối chữ Nho.
Sau hai trụ biểu là tấm bình phong có khắc nổi hàng chữ “Lăng Vương Đại Phùng”, nghĩa là lăng mộ của vị Đại vương họ Phùng. Hai bên bình phong có hình rồng chầu, hổ phục và hai trụ cột có các câu đối chữ Nho.
Phía sau tấm bình phong là mộ phần Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng. Trước mộ có hương án được tạc bằng đá khá công phu. Phía sau có bức bình phong hậu với dòng chữ: "Lăng Bố Cái Đại Vương".
Phía sau tấm bình phong là mộ phần Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng. Trước mộ có hương án được tạc bằng đá khá công phu. Phía sau có bức bình phong hậu với dòng chữ: "Lăng Bố Cái Đại Vương".
Ngôi mộ Bố Cái Đại Vương có hình chữ nhật hai tầng, được ghép bằng đá xanh. Hai bên mộ trang trí hình rồng, nghê. Toàn bộ khu mộ nằm dưới tán lá xanh mát của những cây si có tuổi đời vài chục năm.
Ngôi mộ Bố Cái Đại Vương có hình chữ nhật hai tầng, được ghép bằng đá xanh. Hai bên mộ trang trí hình rồng, nghê. Toàn bộ khu mộ nằm dưới tán lá xanh mát của những cây si có tuổi đời vài chục năm.
Nằm cạnh khu lăng mộ là đền thờ Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng. Đền có quy mô nhỏ nhưng được xây dựng khang trang, không gian thờ tự được bài trí nghiêm cẩn.
Nằm cạnh khu lăng mộ là đền thờ Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng. Đền có quy mô nhỏ nhưng được xây dựng khang trang, không gian thờ tự được bài trí nghiêm cẩn.
Ngược dòng lịch sử, Phùng Hưng vốn là con nhà hào phú ở đất Đường Lâm, nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Ông là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Đường, đuổi được người phương Bắc và xưng làm vua, cai trị được một thời gian.
Ngược dòng lịch sử, Phùng Hưng vốn là con nhà hào phú ở đất Đường Lâm, nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Ông là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Đường, đuổi được người phương Bắc và xưng làm vua, cai trị được một thời gian.
Sự nghiệp chưa thành thì Phùng Hưng qua đời khi mới ngoài 40 tuổi. Ông được suy tôn làm Bố Cái Đại Vương, được nhân dân dựng lăng và đền thờ ở Tây Nam thành Tống Bình, nơi ông giành chiến thắng quyết định trước quân nhà Đường, chính là vị trí lăng mộ hiện tại.
Sự nghiệp chưa thành thì Phùng Hưng qua đời khi mới ngoài 40 tuổi. Ông được suy tôn làm Bố Cái Đại Vương, được nhân dân dựng lăng và đền thờ ở Tây Nam thành Tống Bình, nơi ông giành chiến thắng quyết định trước quân nhà Đường, chính là vị trí lăng mộ hiện tại.
Trải qua hơn 1.000 năm thăng trầm của lịch sử, đến thế kỷ 20 thì đền thờ Phùng Hưng đã mất, còn khu lăng mộ chỉ giữ lại được một bệ thờ nằm trên mảnh đất hoang.
Trải qua hơn 1.000 năm thăng trầm của lịch sử, đến thế kỷ 20 thì đền thờ Phùng Hưng đã mất, còn khu lăng mộ chỉ giữ lại được một bệ thờ nằm trên mảnh đất hoang.
Vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, lăng mộ và đền thờ Bố Cái Đại Vương – Phùng Hưng đã được tái dựng trên diện tích 400 mét vuông. Kể từ đó, hoạt động thờ tự đã được nối lại ở nơi đây.
Vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, lăng mộ và đền thờ Bố Cái Đại Vương – Phùng Hưng đã được tái dựng trên diện tích 400 mét vuông. Kể từ đó, hoạt động thờ tự đã được nối lại ở nơi đây.
Theo sử sách, khu lăng mộ và đền thờ Phùng Hưng là một chốn rất linh thiêng. Tác giả Lý Tế Xuyên trong tập Việt điện u linh đã viết: "Bố Cái Đại vương sau khi mất rất hiển linh. Dân các làng thường nghe có tiếng xe, ngựa đi ầm ầm trên nóc nhà hoặc trên các cây cổ thụ...”.
Theo sử sách, khu lăng mộ và đền thờ Phùng Hưng là một chốn rất linh thiêng. Tác giả Lý Tế Xuyên trong tập Việt điện u linh đã viết: "Bố Cái Đại vương sau khi mất rất hiển linh. Dân các làng thường nghe có tiếng xe, ngựa đi ầm ầm trên nóc nhà hoặc trên các cây cổ thụ...”.
“...Trong làng hễ có việc gì xảy ra thì về đêm thấy có một dị nhân báo cho người hào trưởng ở làng biết trước, ai cũng phải lấy làm lạ, mới cùng đến lập đền thờ vương. Người đến lễ rất đông, hương khói không lúc nào dứt...”.
“...Trong làng hễ có việc gì xảy ra thì về đêm thấy có một dị nhân báo cho người hào trưởng ở làng biết trước, ai cũng phải lấy làm lạ, mới cùng đến lập đền thờ vương. Người đến lễ rất đông, hương khói không lúc nào dứt...”.
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.