Cận cảnh lễ thượng cờ tàu ngầm Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu
9h sáng nay 28/2, Quân chủng Hải quân tổ chức trọng thể lễ thượng cờ cấp quốc gia tàu ngầm 186 Đà Nẵng và 187 Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo An Bình/Zingnews
Xem toàn bộ ảnh
Nghi thức thượng cờ lên tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu số hiệu 187. Ảnh: Zingnews.
Lễ thượng cờ tàu ngầm 187 Bà Rịa - Vũng Tàu và 186 Đà Nẵng diễn ra vào lúc 9h sáng 28/2 tại Quân cảng Cam Ranh. An ninh chung quanh khu vực được thắt chặt. Ảnh: Zingnews.
Tàu ngầm Kilo 636 được trang bị tên lửa chống hạm Club, tăng khả năng tấn công từ xa, bên cạnh thuỷ lôi và mìn biển. Tàu có lượng giãn nước 3.000 - 3.950 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 m. Ảnh: Zingnews.
Tàu ngầm Đà Nẵng 186 là chiếc thứ 5 trong hợp đồng 6 tàu Kilo 636 do Nga đóng cho Việt Nam. Ảnh: Zingnews.
Tàu ngầm 186 Đà Nẵng về đến Quân cảng Cam Ranh vào tháng 2/2016, sau thời gian kiểm tra, đến hôm nay 28/2, mới được chính thức được làm lễ thượng cờ và vào biên chế của Hải quân Việt Nam. Ảnh: Zingnews.
Sự kiện này đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hiện đại hóa, nâng cao khả năng sức mạnh chiến đấu cũng như sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa Tổ quốc; nâng tầm uy lực của Hải quân Việt Nam. Trong hình là biên đội tàu tên lửa. Ảnh: Zingnews.
Biên đội máy bay săn ngầm tham gia lễ thượng cờ. Ảnh: Zingnews.
Trước đó, vào ngày 31/12/2013, tàu ngầm Kilo đầu tiên về đến Việt Nam là 182 Hà Nội. Tiếp đến là các tàu 183 TP.HCM (tháng 3/2014), 184 Hải Phòng (28/1/2015), 185 Khánh Hòa (tháng 6/2015) và 186 Đà Nẵng (tháng 2/2016). Ảnh: Zingnews.
Tàu ngầm 187 Bà Rịa - Vũng Tàu là chiếc cuối cùng trong lô 6 tàu ngầm lớp Varshavyanka 636.1 (Kilo) mà Việt Nam đặt mua của Nga, theo hợp đồng được ký ngày 15/12/2009. Tàu được cắt thép đóng ngày 28/5/2014, hạ thủy ngày 28/09/2015. Tàu về đến vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) vào sáng 20/1, sau hành trình hơn 41 ngày, kể từ khi rời Cảng Saint Petersburg (Nga). Ảnh: Zingnews.
Phát biểu tại lễ thượng cờ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đường lối quốc phòng của Việt Nam là hòa bình, là tự vệ. Việc hiện đại hóa quân đội, trong đó có phát triển lực lượng tàu ngầm hiện đại là việc làm bình thường của quốc gia có biển, không phải chạy đua vũ trang, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào, mà để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa. Ảnh: Zingnews.
Lãnh đạo Quân chủng Hải Quân Việt Nam trao cờ cho chỉ huy 2 tàu ngầm 186 Đà Nẵng và 187 Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Zingnews.
Các sĩ quan hải quân tham gia lễ thượng cờ tàu ngầm tại Căn cứ quân sự Cam Ranh. Ảnh: Zingnews.