Cận cảnh loài bướm khổng lồ có tên trong Sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loài bướm khổng lồ có tên trong Sách đỏ Việt Nam

Hiện nay, loài bướm này đang đối mặt với nguy cơ mất môi trường sống do đô thị hóa và tàn phá rừng.

Xem toàn bộ ảnh
Bướm khế (Attacus atlas) có kích thước trung bình khoảng 25 - 30cm và diện tích cánh rộng đến 400cm². Đôi cánh sặc sỡ của  bướm khế thường có màu nâu đỏ với hoa văn phức tạp, xen kẽ giữa các đường đen, trắng, hồng và tím. (Ảnh: Flickr)
Bướm khế (Attacus atlas) có kích thước trung bình khoảng 25 - 30cm và diện tích cánh rộng đến 400cm². Đôi cánh sặc sỡ của bướm khế thường có màu nâu đỏ với hoa văn phức tạp, xen kẽ giữa các đường đen, trắng, hồng và tím. (Ảnh: Flickr)
Thân hình của bướm khế nhỏ và được phủ bởi lớp lông. Loài bướm khủng trong Sách đỏ Việt Nam này có một cặp râu lớn trên đầu, với râu của con đực lớn hơn so với con cái.(Ảnh:Worldwide Butterflies)
Thân hình của bướm khế nhỏ và được phủ bởi lớp lông. Loài bướm khủng trong Sách đỏ Việt Nam này có một cặp râu lớn trên đầu, với râu của con đực lớn hơn so với con cái.(Ảnh:Worldwide Butterflies)
Bướm khế không có miệng, nên không ăn thức ăn trong suốt vòng đời của mình mà phụ thuộc vào năng lượng tích trữ từ giai đoạn ấu trùng.(Ảnh:Wikipedia)
Bướm khế không có miệng, nên không ăn thức ăn trong suốt vòng đời của mình mà phụ thuộc vào năng lượng tích trữ từ giai đoạn ấu trùng.(Ảnh:Wikipedia)
Vòng đời của bướm khế kéo dài từ 1 đến 2 tuần, bao gồm giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng và bướm trưởng thành. (Ảnh:Wikimedia Commons)
Vòng đời của bướm khế kéo dài từ 1 đến 2 tuần, bao gồm giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng và bướm trưởng thành. (Ảnh:Wikimedia Commons)
Cá thể cái phát ra pheromone để thu hút bạn tình và đẻ trứng dưới lá cây. Sau khi nở, ấu trùng ăn lá cây và phát triển thành nhộng, trước khi nở ra thành bướm trưởng thành.(Ảnh:Freepik)
Cá thể cái phát ra pheromone để thu hút bạn tình và đẻ trứng dưới lá cây. Sau khi nở, ấu trùng ăn lá cây và phát triển thành nhộng, trước khi nở ra thành bướm trưởng thành.(Ảnh:Freepik)
Bướm khế thường sinh sống ở môi trường rừng nhiệt đới khô, rừng thứ sinh và cây bụi. Chúng phân bố chủ yếu ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, cũng như ở một số tỉnh thành ở Việt Nam.(Ảnh:Amazonian Butterflies)
Bướm khế thường sinh sống ở môi trường rừng nhiệt đới khô, rừng thứ sinh và cây bụi. Chúng phân bố chủ yếu ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, cũng như ở một số tỉnh thành ở Việt Nam.(Ảnh:Amazonian Butterflies)
Hiện nay, bướm khế đang đối mặt với nguy cơ mất môi trường sống do đô thị hóa và tàn phá rừng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp cũng gây ra tác động tiêu cực đến sự sống còn của loài này.(Ảnh:Animalia)
Hiện nay, bướm khế đang đối mặt với nguy cơ mất môi trường sống do đô thị hóa và tàn phá rừng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp cũng gây ra tác động tiêu cực đến sự sống còn của loài này.(Ảnh:Animalia)
Để bảo tồn bướm khế, cần tạo điều kiện cho sinh vật này phát triển và không xua đuổi chúng khỏi môi trường sống tự nhiên của mình. Việc bảo vệ loài động vật này là cần thiết để duy trì sự đa dạng sinh học trong tự nhiên.(Ảnh:Aviary Park)
Để bảo tồn bướm khế, cần tạo điều kiện cho sinh vật này phát triển và không xua đuổi chúng khỏi môi trường sống tự nhiên của mình. Việc bảo vệ loài động vật này là cần thiết để duy trì sự đa dạng sinh học trong tự nhiên.(Ảnh:Aviary Park)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài bướm trong suốt như "thủy tinh biết bay"


GALLERY MỚI NHẤT