Cận cảnh loài cây ăn 3 lá là đứt ruột mà chết

Lá ngón còn có tên gọi khác là đoạn trường thảo (đoạn là đứt, trường là ruột). Người ta cho rằng uống vị này sẽ bị đứt ruột mà chết.

Thấy nhóm khách “phượt” mượn rổ để lên đồi hái rau rừng, anh nông dân người Mông Cư Văn Thủy - chủ nhân Đảo Xanh (xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) hỏi ngay: “Có ai trong nhóm biết cái lá ngón chưa?”. Cả nhóm lắc đầu ngơ ngác, anh Thủy nói luôn, thôi, để tôi hướng dẫn. Nhai nhầm vài lá là chết luôn đấy!
Can canh loai cay an 3 la la dut ruot ma chet
Lá ngón to bằng 3 ngón tay. 
Anh Thủy cho biết, vùng Tây Bắc ai cũng biết lá ngón. Trẻ con biết đi, người lớn đã dạy phân biệt lá ngón để không bị ăn nhầm. Chỉ có con dê ăn lá ngón không chết, loài vật khác thì không ăn, còn con người, chỉ cần ăn ba lá ngón chứ không cần đến một nắm là có thể tử vong.
Loại cây này còn có tên gọi khác là đoạn trường thảo (đoạn là đứt, trường là ruột). Người ta cho rằng uống vị này sẽ bị đứt ruột mà chết. Cho đến nay, đông y vẫn cho rằng cây lá ngón được coi là loại cây độc nhất ở nước ta, chỉ cần ăn 3 lá là đủ độc tố để chết người.
Can canh loai cay an 3 la la dut ruot ma chet-Hinh-2
Lá ngón chịu mát nên mọc khắp nơi dưới các tán cây. 
Về đặc điểm, đây là một loại dây mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7-12 cm, rộng từ 2,5-5,5 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Quả là một nang, màu nâu hình thon, dài 1 cm, rộng 0,5 cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt.
Can canh loai cay an 3 la la dut ruot ma chet-Hinh-3
Độc chất nằm nhiều nhất ở phần lá non. 
Cây lá ngón phân bố khá phổ biến ở miền rừng núi nước ta. Các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang đều có. Ngoài ra, một số nước vùng nhiệt đới và á đới châu Á cũng có loại cây độc này. Riêng ở Trung Quốc, ngoài việc dùng để đầu độc, người ta lại hay dùng rễ và bán tại các hiệu thuốc để chữa hủi hay nấm ở tóc.
“Dân vùng núi ai cũng biết lá ngón, nó mọc khắp nơi. Trừ những trường hợp tự tử cố tình ăn lá ngón, chứ chúng tôi thì không lầm được. Các bạn ở miền xuôi, đa số không biết loại lá này, nên ai tới đảo vui chơi, tôi cũng dẫn các bạn ra xem cây lá ngón để còn biết mà phân biệt, vì nó rất dễ lẫn với các loại rau rừng mọc hoang ở vùng núi” - anh Thủy nói.

Những loại lá cây “nhấm” vào là tắc thở

(Kiến Thức) - Lá xoan, lá ngón, mã tiền… là những loại cây, cỏ mọc tự nhiên quanh nhà. Độc tố của những loại cây này rất lớn, nó có thể giết người chỉ trong nháy mắt.

Lá xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được. Ngày xưa nhựa cây và tinh dầu cất từ lá và thân cây khi pha loãng được sử dụng để làm giãn tử cung. Thậm chí, hoa xoan không hấp dẫn đối với các loài ong bướm.
 Lá xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được. Ngày xưa nhựa cây và tinh dầu cất từ lá và thân cây khi pha loãng được sử dụng để làm giãn tử cung. Thậm chí, hoa xoan không hấp dẫn đối với các loài ong bướm.
Nhìn chung, tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định; hàm lượng cao nhất chứa trong quả.
 

Nhìn chung, tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định; hàm lượng cao nhất chứa trong quả. 

Mẹo giết sâu bọ trừ bệnh tật trong ngày Tết Đoan ngọ

(Kiến Thức) - Để phòng trừ bệnh tật, dân gian Việt Nam có nhiều mẹo giết sâu bọ trong ngày Tết Đoan ngọ cực kỳ thú vị mà người hiện đại có thể tham khảo. 

Meo giét sau bọ trù bẹnh tạt trong ngày Tét Doan ngọ

Tháng 5 Âm lịch hàng năm là giai đoạn chuyển mùa, thay đổi thời tiết nên rất dễ phát sinh dịch bệnh. Theo quan niệm của người xưa, sâu bọ là nguyên nhân khiến lan truyền bệnh tật. Nếu mọi nhà cùng nhau “giết sâu bọ” vào sáng sớm ngày Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, sâu bọ sẽ hoảng hốt, trốn chạy. Ảnh: Internet.

Tin mới