(Kiến Thức) - Với chiều rộng sải cánh lên tới hơn 7m, Pelagornis sandersi được công nhận là loài chim bay lớn nhất mọi thời đại.
Mai Anh (theo LS)
Xem toàn bộ ảnh
Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện được một số bộ phận của một loài chim biển khổng lồ sống vào khoảng 25-28 triệu năm trước tại Charleston, phía bắc Carolina, Mỹ và khẳng định đó là “di tích” của loài chim bay lớn nhất thế giới.Theo tính toán, chim Pelagornis sandersi mới được phát hiện này có sải cánh dài từ 6,1-7,3 m - gấp đôi so với loài chim Argentavis magnificens giữ kỷ lục trước đó. Các loài chim hiện đại cũng không thể sánh bằng.Hóa thạch của loài chim khổng lồ này được phát hiện vào năm 1983 khi công nhân xây dựng bắt đầu khởi công nhà ga mới tại sân bay quốc tế Charleston.Loài chim đã tuyệt chủng này là một thành viên mới được biết đến của họ nhà chim biển đã tuyệt chủng Pelagornithid nổi tiếng với bộ răng giả, không có men răng dùng để đâm xuyên con mồi gồm cá và mực ống sống gần bề mặt nước.Hình mô phỏng loài chim bay khổng lồ được dựng lại từ các hóa thạch được phát hiện.So với Pelagornis chilensis, phát hiện ở miền bắc Chile thì xương của Pelagornis sandersi lớn hơn 15 %.Chính nhờ bộ xương đó mà Pelagornis chilensis có thể nâng đỡ được sải cánh to rộng và tự tin bay lượn trên bầu trời cổ đại.
Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện được một số bộ phận của một loài chim biển khổng lồ sống vào khoảng 25-28 triệu năm trước tại Charleston, phía bắc Carolina, Mỹ và khẳng định đó là “di tích” của loài chim bay lớn nhất thế giới.
Theo tính toán, chim Pelagornis sandersi mới được phát hiện này có sải cánh dài từ 6,1-7,3 m - gấp đôi so với loài chim Argentavis magnificens giữ kỷ lục trước đó. Các loài chim hiện đại cũng không thể sánh bằng.
Hóa thạch của loài chim khổng lồ này được phát hiện vào năm 1983 khi công nhân xây dựng bắt đầu khởi công nhà ga mới tại sân bay quốc tế Charleston.
Loài chim đã tuyệt chủng này là một thành viên mới được biết đến của họ nhà chim biển đã tuyệt chủng Pelagornithid nổi tiếng với bộ răng giả, không có men răng dùng để đâm xuyên con mồi gồm cá và mực ống sống gần bề mặt nước.
Hình mô phỏng loài chim bay khổng lồ được dựng lại từ các hóa thạch được phát hiện.
So với Pelagornis chilensis, phát hiện ở miền bắc Chile thì xương của Pelagornis sandersi lớn hơn 15 %.
Chính nhờ bộ xương đó mà Pelagornis chilensis có thể nâng đỡ được sải cánh to rộng và tự tin bay lượn trên bầu trời cổ đại.