Cận cảnh loài cua đậu đặc biệt mới phát hiện ở Việt Nam
Loài cua đậu đã xuất hiện từ lâu trên hành tinh này nhưng lần đầu chúng được ghi nhận có mặt ở biển Việt Nam.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Cua đậu thuộc họ cua đậu - Pinnothethidae. Điểm đặc biệt của các loài này là kích thước rất nhỏ, với độ rộng mai từ 3 - 13mm, và chúng thường sống cộng sinh hoặc kí sinh trong các loài hai mảnh vỏ khác. (Ảnh: Người đô thị)
Cua đậu móng tay (Solenotheres prolixus) có kích thước khoảng 6,6mm và thường được tìm thấy sống trong thân của loài móng tay - Solen corneus ở tỉnh Sóc Trăng. Loài này được mô tả vào năm 2010.
Cua đậu sò đá (Arcotheres palaensis) có kích thước từ 5,5 - 11,4mm và thường sống trong thân của loài sò đá - Arca navicularis ở Vũng Tàu. Loài này được công bố lần đầu vào năm 1895. (Ảnh: Người đô thị)
Cua đậu điệp giấy (Arcotheres placunicola) có kích thước khoảng 7,5 - 10,5mm và thích ứng với việc sống trong cơ thể điệp giấy mỏng. Loài này được mô tả vào năm 2018 và có vùng phân bố mới ở biển Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: Người đô thị)
Cua đậu điệp bay (Amusiotheres obtusidentatus) có kích thước từ 9,2 - 13,0 mm và sống trong cơ thể điệp bay, di chuyển bằng cách đóng mở hai mảnh vỏ để tạo lực đẩy cơ thể theo dòng nước. Loài này được tìm thấy ở biển Côn Đảo và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: Người đô thị)
Cua đậu sò lông (Arcotheres excussus) sống trong thân của loài sò lông - Anadara kagoshimensis và có kích thước khoảng 12,4mm. Loài này mới được phát hiện ở ven biển Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Người đô thị)
Cua đậu sò tai voi (Tridacnatheres whitei) có độ rộng mai 9,5mm và sống trong loài sò tai tượng (Tridacna squamosa). Loài này đã được công bố vào năm 1888 và được tìm thấy ở Vịnh đảo Elphinestone, Bán đảo Mergui, Miến Điện và Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Phát hiện này giúp bổ sung kiến thức về đa dạng động vật biển ở Việt Nam. (Ảnh: Người đô thị)