TP Thủ Đức tìm chủ của 3 lô đất giải tỏa để làm dự án đường Vành Đai 3

Những trường hợp chủ đất chưa xuất hiện, TP Thủ Đức sẽ thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu vẫn không liên lạc được với chủ đất thì sẽ tạm thời giao về cho phường đứng tên.

UBND TP Thủ Đức vừa có thông báo tìm chủ sử dụng đất đối với ba hồ sơ thuộc ranh thu hồi để thực hiện dự án thành phần 1A của dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, giai đoạn 1, thuộc đường Vành đai 3, tại phường Long Trường, TP Thủ Đức.
Ba trường hợp nêu trên là các thửa đất đều đã được UBND quận 9 (cũ) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình cụ thể. Tổng diện tích của ba trường hợp này là hơn 3.000m2.
Theo TP Thủ Đức, trong quá trình thực hiện công tác đo đạc, kiểm đếm để phục cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, chính quyền địa phương đã chưa tìm được chủ sử dụng đất để thực hiện các thủ tục có liên quan.
Theo TP Thủ Đức, hiện nay địa phương này đã hoàn tất việc thu thập pháp lý các thửa đất. Trong đó, có 15 hồ sơ chưa được kiểm đếm do chưa liên hệ được với chủ đất.
TP Thủ Đức cho biết, thời gian qua, địa phương này đã đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Fanpage Chính quyền TP Thủ Đức để tìm chủ sử dụng đất của các thửa đất chưa liên hệ được với chủ đất.
Trong trường hợp chủ sử dụng đất vẫn chưa đến liên hệ thì TP Thủ Đức sẽ giao về để phường tạm đứng tên. Nếu sau này chủ đất xuất hiện thì phường sẽ bàn giao lại cho chủ đất.
Đường Vành đai 3 đi qua địa phận TP Thủ Đức có gần 600 trường hợp bị ảnh hưởng. TP Thủ Đức đã chuẩn bị 239 nền đất tại khu tái định cư Long Trường - Long Thạnh Mỹ dành cho các trường hợp đủ điều kiện tái định cư và 150 căn chung cư C8 thuộc phường Tăng Nhơn Phú A dành cho các trường hợp không đủ điều kiện tái định cư. Tổng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP Thủ Đức theo khái toán vào khoảng 8.455 tỉ đồng.
Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường cũng vừa ký quyết định ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ và mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất đối với dự án thành phần 1A thuộc dự án thành phần 1A của dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, giai đoạn 1, thuộc đường Vành đai 3, tại phường Long Trường, TP Thủ Đức.
Dự án thành phần 1A có chiều dài gần 4km với diện tích thu hồi đất khoảng 11ha, có 59 hộ dân và 31 thửa đất; kéo dài từ rạch Trau Trảu, theo đường Nguyễn Văn Tăng, đường Nguyễn Xiển đến đường số 4.

Xem xét nhiều nội dung cấp bách trong kỳ họp Quốc hội bất thường

Sáng 28/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến một số vấn đề về việc tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội.

Xem xét 5 nội dung quan trọng tại kỳ họp bất thường
Sáng 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 17 (phiên họp thường kỳ tháng 11/2022).
Xem xet nhieu noi dung cap bach trong ky hop Quoc hoi bat thuong
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: QH.
Liên quan tới nội dung xem xét tổ chức kỳ họp bất thườngChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay, về nguyên tắc, kỳ họp bất thường chỉ thực hiện theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, hoặc 2/3 đại biểu Quốc hội kiến nghị. Tại kỳ họp bất thường cũng chỉ xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đã chín, đã rõ, được sự đồng thuận, thống nhất cao.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội 5 nội dung đưa ra tại kỳ họp bất thường lần thứ 2.

Cụ thể:

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch;

Xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi);

Xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XV (Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách phòng, chống COVID- 19);

Xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách, gồm giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT; việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan năm 2021; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2021; điều chỉnh vốn vay lại của các địa phương năm 2022.

Cuối cùng, Quốc hội sẽ cho ý kiến về ba dự án: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.

Đối với nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (thay thế Nghị quyết 54/2017), Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Chính phủ đề nghị chưa đưa nội dung này vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2 do chưa chuẩn bị kịp và chưa có kết luận của Bộ Chính trị.

Hai phương án họp
Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất hai phương án tổ chức kỳ họp bất thường. Theo đó, phương án 1: Đối với trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường chưa kịp xem xét đủ điều kiện trong tháng 12/2022, sẽ tổ chức họp sau Tết Nguyên đán (trong tháng 2/2023). Hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Phương án 2 thực hiện trong trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường được xem xét xong trong tháng 12/2022 và đủ điều kiện trình, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị tổ chức họp trước Tết Nguyên đán (đầu tháng 1-2023). Hình thức họp trực tuyến kết hợp họp tập trung. Trong đó, họp trực tuyến để thảo luận, cho ý kiến, còn họp tập trung để biểu quyết các nội dung.

Tuy nhiên, theo ông Cường, nếu việc đi lại dịp Tết khó khăn thì có thể họp trực tuyến cả kỳ. Ngoài ra, để phù hợp với thời điểm các địa phương phải tập trung vào việc triển khai công tác năm 2023 và các hoạt động trước Tết Nguyên đán.

Dự kiến Quốc hội sẽ làm việc 4 ngày, hoặc 6,5 ngày nếu xem xét cả nội dung số 5. 
Mời quý độc giả xem video: "Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nói về việc cần có quỹ bình ổn giá xăng dầu". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Trảng Bom (Đồng Nai): Cty Hùng Phi và Cty Đại Đại Hùng là những “ông trùm” dự thầu đầu tư công?

(Vietnamdaily) - Ban Quản lý Dự án huyện Trảng Bom xác định cty Hùng Phi phải chịu trách nhiệm cho tuyến đường nội đồng xã Quảng Tiến hư hỏng mặt đường nhiều lần. Tuy nhiên, bất chấp việc thi công chất lượng kém, cty Hùng Phi vẫn liên tiếp trúng thầu nhiều dự án tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, nhiều vấn đề liên quan đến sự cần thiết của dự án, tiêu chí hồ sơ dự thầu không đồng nhất giữa các gói thầu tương tự đang khiến dư luận thắc mắc.

Trang Bom (Dong Nai): Cty Hung Phi va Cty Dai Dai Hung la nhung “ong trum” du thau dau tu cong?
Ông Trần Đình Trung – Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án huyện Trảng Bom đi thực tế dự án đường nội đồng xã Quảng Tiến ngày 04/11/2022 cùng báo chí, ngày 05/11 cty Hùng Phi tiếp tục sửa đường ít nhất là lần thứ 2 sau khi bàn giao từ tháng 08/2022.

Theo thông tin phản ánh từ bạn đọc, các dự án đầu tư công xây dựng, cải tạo sửa chữa các tuyến đường nông thôn tại huyện Trảng Bom có nhiều vấn đề liên quan đến sự cần thiết của dự án như đường chỉ cần sửa chữa thì xây dựng mới nhưng thi công thì không xây dựng mới đồng bộ mà chỉ sửa chữa và làm mới nhằm đẩy nhanh quá trình giải ngân vốn đầu tư công. Tiêu chí hồ sơ dự thầu không đồng nhất giữa các gói thầu tương tự như áp dụng phân cấp doanh nghiệp, liên danh chỉ nhằm đủ điều kiện trúng thầu… nhiều dự án đầu tư công chỉ loanh quanh một vài nhà thầu mặc dù chất lượng thi công không tốt phải sửa nhiều lần sau khi đưa vào sử dụng, những nhà thầu khi cần đủ điều kiện lại liên danh đang khiến dư luận thắc mắc việc có hay không chuyện sắp xếp đấu thầu, người dân mong muốn cơ quan chức năng sớm thành lập đoàn kiểm tra để minh bạch thông tin và đảm bảo chất lượng công trình đầu tư công. Tuy nhiên, những thông tin phản ánh này rất cần được kiểm chứng từ phía cơ quan chức năng.