Cận cảnh nhà tái định cư ở Hà Nội không người ở, cỏ mọc um tùm

2 khu nhà tái định cư Trần Phú, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội được xây dựng xong từ nhiều năm nay nhưng trong tình trạng không có dân đến ở, cỏ mọc um tùm.

Can canh nha tai dinh cu o Ha Noi khong nguoi o, co moc um tum
Khu nhà tái định cư Trần Phú nằm trên ngõ 587 Tam Trinh (phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội) ngay phía sau khu đô thị Gamuda Garden.
Can canh nha tai dinh cu o Ha Noi khong nguoi o, co moc um tum-Hinh-2

Ghi nhận của phóng viên, công trình đến nay đã hoàn thiện các hạng mục hạ tầng từ nhiều năm trước nhưng chưa bố trí dân cư vào ở.

Can canh nha tai dinh cu o Ha Noi khong nguoi o, co moc um tum-Hinh-3
Do không có người ở khu nhà tái định cư cỏ mọc um tùm.
Can canh nha tai dinh cu o Ha Noi khong nguoi o, co moc um tum-Hinh-4
Cây cỏ dại phủ đầy lối ra vào toà nhà. 
Can canh nha tai dinh cu o Ha Noi khong nguoi o, co moc um tum-Hinh-5
Một lối đi khác cây tiểu cảnh chăm sóc mọc phủ kín cửa. 
Can canh nha tai dinh cu o Ha Noi khong nguoi o, co moc um tum-Hinh-6
Khu vực bể nước phòng cháy chữa cháy.
Can canh nha tai dinh cu o Ha Noi khong nguoi o, co moc um tum-Hinh-7
2 toà nhà tái định cư Trần Phú hạ tầng kỹ thuật cơ bản đầy đủ. 
Can canh nha tai dinh cu o Ha Noi khong nguoi o, co moc um tum-Hinh-8
Lối lên xuống hầm toà nhà chưa sẵn sàng để đón phương tiện.
Can canh nha tai dinh cu o Ha Noi khong nguoi o, co moc um tum-Hinh-9
Khu nhà tái định cư Trần Phú được UBND thành phố giao quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư tại thời điểm năm 2010, dự án có tổng kinh phí 761 tỷ đồng với quy mô dự kiến 4 cụm nhà chung cư cao tầng (từ 9 đến 15 tầng) có chức năng là nhà ở với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh. Đại diện quận Hoàng Mai cho biết, hiện nhà tái định cư Trần Phú đang được các đơn vị chức năng khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để bàn giao cho Sở Xây dựng phục vụ quỹ nhà tái định cư của Hà Nội.

Tân Hoàng Minh góp phần giải quyết bài toán giao thông tĩnh Q. Hai Bà Trưng

(Kiến Thức) - Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, thu nhập, đời sống nhân dân được nâng cao đã thúc đẩy nhu cầu sở hữu phương tiện đi lại cá nhân, bên cạnh đó, mức tăng trưởng nhanh chóng về mặt dân số đã góp phần không nhỏ dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông nội đô, trong đó có giao thông tĩnh.

Giao thông tĩnh bao gồm bến bãi và điểm đỗ xe công cộng là một bộ phần của kết cấu hạ tầng giao thông đô thị. Đây cũng là 1 trong những vấn đề nan giải nhiều năm trở lại đây khi nhu cầu đỗ xe trong nội đô ngày càng tăng cao. Tính đến 2020, Hà Nội có hơn 550.000 ô tô, khoảng 6 triệu xe máy và hơn 1,2 triệu phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên lưu thông trên địa bàn. Trong khi đó, quỹ đất nội đô khan hiếm, thiếu quy hoạch cụ thể, rất ít bãi đỗ xe được xây dựng hiện đại, có khuôn viên để quản lý.
Trước thực trạng trên, TP Hà Nội đã có nhiều định hướng và quyết sách góp phần giải quyết bài toán giao thông đô thị tĩnh, cải thiện cảnh quan, môi trường. Tuy nhiên, thực tế triển khai đối mặt nhiều thách thức do quỹ đất hạn hẹp, việc đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe ngầm tốn kém chi phí nhưng cơ chế thu hồi vốn chậm, “bỏ tiền chẵn thu tiền lẻ” và đặc biệt, quy trình hoàn tất các thủ tục pháp lý trong đó có công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) gặp nhiều khó khăn, khiến các nhà đầu tư đủ tiềm lực “không mặn mà”.

Hà Nội dừng hoạt động toàn bộ chốt kiểm soát tại các cửa ngõ

UBND TP Hà Nội yêu cầu Công an TP Hà Nội dừng hoạt động của các chốt kiểm soát tại cửa ngõ ra vào thành phố sau hơn 3 tháng.

Chiều 20/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành công điện 22 về việc triển khai các biện pháp tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn thành phố.

Tin mới