Cận cảnh quá trình thu nọc độc rắn để chế huyết thanh

Chất độc được thu hoạch từ những con rắn được dùng để sản xuất chất kháng nọc độc, cứu sống những nạn nhân bị rắn độc cắn. Tuy nhiên quá trình này diễn ra vô cùng nguy hiểm và kỳ công. 

Can canh qua trinh thu noc doc ran de che huyet thanh
Các nhà khoa học tại Viện Butantan ở Sao Paulo có một công việc vô cùng kỳ lạ và nguy hiểm khiến ai nghe qua cũng sẽ rùng mình. Đó là thu hoạch chất độc từ rắn.
Can canh qua trinh thu noc doc ran de che huyet thanh-Hinh-2
Tại đây, các nhà khoa học nuôi nhốt hàng trăm con rắn, sau đó thu hoạch chất độc để sản xuất chất kháng nọc độc sẽ cứu sống những người bị rắn độc cắn.
Can canh qua trinh thu noc doc ran de che huyet thanh-Hinh-3
 Quy trình thu hoạch nọc độc rắn này diễn ra vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Nắm chặt con rắn chết người đằng sau hàm của nó, các nhà khoa học sẽ mát-xa tuyến nọc độc để vắt kiệt những giọt chất lỏng.
Can canh qua trinh thu noc doc ran de che huyet thanh-Hinh-4
De Souza và các đồng nghiệp của cô tại Viện Butantan ở Sao Paulo đã vô cùng quen thuộc với công việc này. Sử dụng một cây gậy có móc, de Souza cẩn thận nhấc một trong những sinh vật bò sát ra khỏi hộp nhựa của nó và điều khiển nó vào một cái trống chứa carbon dioxide.
Can canh qua trinh thu noc doc ran de che huyet thanh-Hinh-5
 Trong vòng vài phút, con rắn ngủ thiếp đi. "Nó làm cho con vật bớt căng thẳng", de Souza giải thích. Con rắn sau đó được đặt trên băng ghế dài bằng thép không gỉ trong phòng nơi nhiệt độ dao động khoảng 27 độ C.
Can canh qua trinh thu noc doc ran de che huyet thanh-Hinh-6
De Souza có vài phút để rút nọc độc một cách an toàn trước khi con rắn bắt đầu cựa quậy. Những con rắn được cho ăn chuột được nuôi tại viện nghiên cứu.  
Can canh qua trinh thu noc doc ran de che huyet thanh-Hinh-7
 Sau khi ép nọc, de Souza ghi lại trọng lượng và chiều dài của con rắn trước khi đặt nó trở lại vào thùng chứa. Chất kháng nọc độc được tạo ra bằng cách tiêm một lượng nhỏ chất độc vào ngựa được Butantan giữ trong trang trại để kích hoạt phản ứng miễn dịch tạo ra kháng thể chống độc tố tấn công.
Can canh qua trinh thu noc doc ran de che huyet thanh-Hinh-8
 Nọc sau đó được chiết xuất từ con vật và các kháng thể được thu hoạch để tạo ra loại huyết thanh sẽ được dùng cho những nạn nhân bị rắn cắn. Viện đang tạo ra tất cả chất kháng nọc độc của Brazil - khoảng 250.000 lọ 10-15 ml mỗi năm. 
Can canh qua trinh thu noc doc ran de che huyet thanh-Hinh-9
 Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 5,4 triệu người bị rắn cắn mỗi năm. 81.000 đến 138.000 người chết do rắn cắn trong khi nhiều người khác bị cắt chi và các khuyết tật vĩnh viễn khác do độc tố.
Can canh qua trinh thu noc doc ran de che huyet thanh-Hinh-10
 Để giảm số người chết và bị thương, WHO đã tiết lộ kế hoạch vào đầu năm nay bao gồm việc thúc đẩy sản xuất các loại chất kháng nọc độc chất lượng. Brazil là một phần của chiến lược đó. 
Can canh qua trinh thu noc doc ran de che huyet thanh-Hinh-11
 Huyết thanh kháng nọc rắn là huyết thanh chứa các globulin kháng độc tố có khả năng trung hòa đặc hiệu một hoặc một số loại nọc rắn, được sản xuất từ huyết thanh động vật khỏe mạnh đã được miễn dịch với loại nọc rắn đó (huyết thanh kháng nọc rắn đơn giá) hoặc với một số loại nọc rắn.
Can canh qua trinh thu noc doc ran de che huyet thanh-Hinh-12
 Các huyết thanh kháng nọc rắn hiện nay chủ yếu có tác dụng với nọc độc của một trong hai hoặc cả hai nhóm: nhóm rắn hổ (Elapids-Elapidae), bao gồm rắn hổ mang, rắn san hô (coral snakes).., và nhóm rắn lục (Vipers-Viperidae) bao gồm cooperhead, rắn đuôi chuông và rắn nước mocassins.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News. 

Rắn lục tre nguy hiểm như thế nào mà khiến bé trai 10 tuổi nguy kịch

Vừa qua, một bé trai 10 tuổi tại Bến Tre đã nhập viện trong tình trạng nguy kịch, máu chảy thành dòng không thể cầm do bị rắn lục cắn. Đây là một loài rắn vô cùng nguy hiểm xuất hiện phổ biến trên cả nước.

Ran luc tre nguy hiem nhu the nao ma khien be trai 10 tuoi nguy kich
Khi đang chơi sau nhà, một bé trai 10 tuổi tại Bến Tre đã bị rắn lục tre cắn vào chân. Phần gót chân trái nhanh chóng sưng nề, máu cháy thành dòng không cầm được.  

5 loài rắc cực độc, hay bò vào nhà cắn người ở Việt Nam

"Anh em" cạp nong- cạp nia, lục đuôi đỏ, hổ mang chúa, hổ mang đất, chàm quạp... là những loài rắn cực độc có "nụ hôn" tử thần, bò vào nhà cắn người, sinh sống phổ biến tại Việt Nam. 

5 loai rac cuc doc, hay bo vao nha can nguoi o Viet Nam
Rắn lục đuôi đỏ (Trimeresurus albolabris): Chúng đứng đầu trong danh sách rắn độc có "nụ hôn" tử thần. Đây là loài duy nhất đẻ con (các loài khác đẻ và ấp trứng). Rắn con ngay khi sinh ra từ bụng mẹ đã rất khỏe mạnh và bản năng hung dữ... Nọc độc của rắn có thể gây tử vong.