Cận cảnh sầu riêng cầu vồng “gây sốt” cho 800 quả mỗi cây
Sầu riêng cầu vồng được ưa chuộng bởi màu sắc bắt mắt và độ hiếm trên thị trường. Ngoài ăn tươi, sầu riêng cầu vồng còn được chế biến thành nước ép, sinh tố và đồ uống trái cây, hoặc thái lát ăn cùng xôi.
Hoàng Minh (tổng hợp)
Xem toàn bộ ảnh
Bên cạnh giống sầu riêng cơm vàng thường thấy, trên thị trường còn xuất hiện sầu riêng cầu vồng quý hiếm. Đó là giống sầu riêng Pelangi giàu dinh dưỡng. Ảnh: Botani Seed IPB
Sầu riêng Pelangi là loại quả lớn, dài trung bình từ 20 đến 30 cm. Vỏ sầu riêng rất cứng có màu từ xanh lá cây, vàng, đến nâu với một vài đường sọc. Ảnh: Getty
Thịt quả sầu riêng Pelangi có nhiều màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào từng cây, từ màu trắng, vàng nhạt, hồng, cam, đến đỏ. Ảnh; Getty
Múi sầu riêng Pelangi khá dày, đặc, hơi dính và sệt như kem, hạt dẹt, kích thước vừa phải, vị ngọt và cay nồng. Ảnh: Shopee
Sầu riêng Pelangi có nguồn gốc từ Manokwari, nằm ở phía đông tỉnh Papua (Indonesia). Ngày nay có những cây sầu riêng cầu vồng đã hơn trăm năm tuổi. Ảnh: TanamanMart
Sầu riêng Pelangi được tạo ra từ ba loài sầu riêng khác biệt. Chính sự lai tạo phức tạp này tạo ra thịt quả có màu rực rỡ. Ảnh: BorobudurNews
Sầu riêng sầu vồng có thể được trồng ở nhiều vùng khí hậu và có thời gian bảo quản kéo dài, giữ tươi từ 6 đến 7 ngày so với thời hạn sử dụng trung bình 2 đến 3 ngày của sầu riêng truyền thống. Ảnh: BorobudurNews
Đặc biệt, cây sầu riêng Pelangi cũng cho năng suất rất cao, đậu quả 2 lần trong năm, có thể cho thu hoạch tới 800 quả mỗi cây. Ảnh: Blibli
Sầu riêng Pelangi đang được thử nghiệm như một giống thương mại mới của Indonesia với hy vọng cạnh tranh với các giống sầu riêng nổi trội có nguồn gốc từ Malaysia và Thái Lan. Ảnh: Flickr
Sầu riêng cầu vồng hiện được một số trang trại trên khắp Indonesia trồng và bán thông qua các chợ địa phương như một đặc sản. Ảnh: Flickr