Cận cảnh siêu tên lửa Hwasong-15 bắn tới Mỹ của Triều Tiên

Cận cảnh siêu tên lửa Hwasong-15 bắn tới Mỹ của Triều Tiên

(Kiến Thức) - Sáng hôm nay các hãng thông tấn lớn của Triều Tiên đều đồng loạt đăng tải hình ảnh buổi phóng thử tên lửa Hwasong-15 mới nhất của nước này.

Xem toàn bộ ảnh
Tờ Rodong Sinmun - nhật báo chính thức của đảng Lao động Triều Tiên sáng nay đã cho đăng tải loạt ảnh quá trình chuẩn bị cũng như triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15 mới nhất của nước trong buổi phóng thử được thực hiện vào lúc 2h48 rạng sáng 29/11. Toàn bộ quá trình trên được đích thân nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Chủ tịch Kim Jung Un giám sát. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Tờ Rodong Sinmun - nhật báo chính thức của đảng Lao động Triều Tiên sáng nay đã cho đăng tải loạt ảnh quá trình chuẩn bị cũng như triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15 mới nhất của nước trong buổi phóng thử được thực hiện vào lúc 2h48 rạng sáng 29/11. Toàn bộ quá trình trên được đích thân nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Chủ tịch Kim Jung Un giám sát. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Hình ảnh Chủ tịch Kim Jung Un của Triều Tiên bên cạnh bệ phóng di động của  tên lửa Hwasong-15 trong buổi phóng hôm 29/11, thiết kế của Hwasong-15 cũng giới chuyên gia phân tích nhận định “khác biệt” hơn hẳn so với các mẫu ICBM từng được Triều Tiên công bố. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Hình ảnh Chủ tịch Kim Jung Un của Triều Tiên bên cạnh bệ phóng di động của tên lửa Hwasong-15 trong buổi phóng hôm 29/11, thiết kế của Hwasong-15 cũng giới chuyên gia phân tích nhận định “khác biệt” hơn hẳn so với các mẫu ICBM từng được Triều Tiên công bố. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Ví dụ điển hình nhất cho nhận định này chính là hình dáng của Hwasong-15 khác biệt hẳn so với Hwasong-14, theo đó mẫu ICBM mới của Triều Tiên được trang bị đầu đạn thoi hơn thay vì mũi nhọn như Hwasong-14. Đây cũng là thiết kế tiêu chuẩn của các dòng ICBM phổ biến trên thế giới. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Ví dụ điển hình nhất cho nhận định này chính là hình dáng của Hwasong-15 khác biệt hẳn so với Hwasong-14, theo đó mẫu ICBM mới của Triều Tiên được trang bị đầu đạn thoi hơn thay vì mũi nhọn như Hwasong-14. Đây cũng là thiết kế tiêu chuẩn của các dòng ICBM phổ biến trên thế giới. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Hiện tại Triều Tiên vẫn chưa công bố chi tiết thông số kỹ thuật của Hwasong-15 nhưng với những gì mà mẫu ICBM này thể hiện hôm 29/11 ít nhiều đã cho thấy được sự tiến bộ vượt bậc của chương trình phát triển tên lửa Triều Tiên. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Hiện tại Triều Tiên vẫn chưa công bố chi tiết thông số kỹ thuật của Hwasong-15 nhưng với những gì mà mẫu ICBM này thể hiện hôm 29/11 ít nhiều đã cho thấy được sự tiến bộ vượt bậc của chương trình phát triển tên lửa Triều Tiên. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Đích thân Chủ tịch Kim Jung Un hướng dẫn đưa tổ hợp phóng di động Hwasong-15 ra bãi phóng ở vùng lân cận Pyongsong, tỉnh Nam Pyongan rạng sáng 29/11. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Đích thân Chủ tịch Kim Jung Un hướng dẫn đưa tổ hợp phóng di động Hwasong-15 ra bãi phóng ở vùng lân cận Pyongsong, tỉnh Nam Pyongan rạng sáng 29/11. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Theo tuyên bố thông tin được các hãng thống tấn lớn của Triều Tiên đăng tải, nước này xem Hwasong-15 là đích đến cuối cùng cho chương trình phát triển tên lửa của Bình Nhưỡng và là mẫu ICBM mạnh nhất từ trước tới nay của Triều Tiên. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Theo tuyên bố thông tin được các hãng thống tấn lớn của Triều Tiên đăng tải, nước này xem Hwasong-15 là đích đến cuối cùng cho chương trình phát triển tên lửa của Bình Nhưỡng và là mẫu ICBM mạnh nhất từ trước tới nay của Triều Tiên. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Hình ảnh tổ hợp phóng di động của Hwasong-15 được triển khai sẵn sàng cho lần phóng thử đầu tiên của mình hôm 29/11, với việc sử dụng các bệ phóng di động đặt trên các khung gầm đặc chủng ICBM của Triều Tiên sẽ có khả năng tác chiến cơ động hơn nhiều so các mẫu ICBM được triển khai trong bộ phóng ngầm từ silo. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Hình ảnh tổ hợp phóng di động của Hwasong-15 được triển khai sẵn sàng cho lần phóng thử đầu tiên của mình hôm 29/11, với việc sử dụng các bệ phóng di động đặt trên các khung gầm đặc chủng ICBM của Triều Tiên sẽ có khả năng tác chiến cơ động hơn nhiều so các mẫu ICBM được triển khai trong bộ phóng ngầm từ silo. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Dù vậy quá trình triển khai Hwasong-15 mất khá nhiều thời gian và cần được đặt trên địa hình bằng phẳng do xe phóng di động của nó không thể giữa nổi tên lửa trong giai đoạn phóng, và nó chỉ có nhiệm vụ chuyên chở và triển khai tên lửa Hwasong-15 đến vị trí phóng. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Dù vậy quá trình triển khai Hwasong-15 mất khá nhiều thời gian và cần được đặt trên địa hình bằng phẳng do xe phóng di động của nó không thể giữa nổi tên lửa trong giai đoạn phóng, và nó chỉ có nhiệm vụ chuyên chở và triển khai tên lửa Hwasong-15 đến vị trí phóng. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Cận cảnh tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên sẵn sàng cho lần phóng thử đầu tiên của mình ngày 29/11. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Cận cảnh tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên sẵn sàng cho lần phóng thử đầu tiên của mình ngày 29/11. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Chủ tịch Kim Jung Un Triều Tiên bên cạnh bệ phóng rời của Hwasong-15. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Chủ tịch Kim Jung Un Triều Tiên bên cạnh bệ phóng rời của Hwasong-15. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia phân tích quân sự, sau hơn 70 ngày hoãn thử tên lửa nhiều khả năng Triều Tiên đã đạt được bước tiến lớn trong việc hoàn thiện công nghệ tên lửa của mình, đặc biệt là vật liệu cách nhiệt được bọc xung quanh thân tên lửa giúp bảo vệ nó trong quá trình quay trở lại trái đất từ trên quỹ đạo. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia phân tích quân sự, sau hơn 70 ngày hoãn thử tên lửa nhiều khả năng Triều Tiên đã đạt được bước tiến lớn trong việc hoàn thiện công nghệ tên lửa của mình, đặc biệt là vật liệu cách nhiệt được bọc xung quanh thân tên lửa giúp bảo vệ nó trong quá trình quay trở lại trái đất từ trên quỹ đạo. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Theo đó trong đợt thử nghiệm Hwasong-15, tên lửa Triều Tiên đã đạt tới độ cao xấp xỉ 4.500km cao nhất từ trước tới nay và hành trình bay của Hwasong-15 kéo dài tới 53 phút trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản. Trong khi đó hành trình bay của Hwasong-15 chỉ đạt khoảng 960km. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Theo đó trong đợt thử nghiệm Hwasong-15, tên lửa Triều Tiên đã đạt tới độ cao xấp xỉ 4.500km cao nhất từ trước tới nay và hành trình bay của Hwasong-15 kéo dài tới 53 phút trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản. Trong khi đó hành trình bay của Hwasong-15 chỉ đạt khoảng 960km. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Dựa trên các dữ liệu có mà Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản thu được, tầm bắn của Hwasong-15 ước tính có thể đạt tới 13.000km đủ khả năng bay tới toàn bộ vùng bờ tây nước Mỹ và vùng biển Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Dựa trên các dữ liệu có mà Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản thu được, tầm bắn của Hwasong-15 ước tính có thể đạt tới 13.000km đủ khả năng bay tới toàn bộ vùng bờ tây nước Mỹ và vùng biển Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Cần phải nói thêm là Triều Tiên là nước thứ 6 trên thế giới sở hữu các tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn trên 10.000km, bất chấp những hạn chế về mặt công nghệ dẫn đường hay đầu đạn của nước này. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Cần phải nói thêm là Triều Tiên là nước thứ 6 trên thế giới sở hữu các tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn trên 10.000km, bất chấp những hạn chế về mặt công nghệ dẫn đường hay đầu đạn của nước này. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Cận cảnh tên lửa Hwasong-15 rời khỏi bệ phóng vào lúc 2h48 rạng sáng 29/11, ta có thể thấy xe đặc chủng mang theo tên lửa đã được đưa ra khỏi bãi phóng và tên lửa Hwasong-15 được phóng đi từ một bệ phóng cố định. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Cận cảnh tên lửa Hwasong-15 rời khỏi bệ phóng vào lúc 2h48 rạng sáng 29/11, ta có thể thấy xe đặc chủng mang theo tên lửa đã được đưa ra khỏi bãi phóng và tên lửa Hwasong-15 được phóng đi từ một bệ phóng cố định. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Chủ tịch Kim Jung Un vui mừng bên cạnh các tướng lĩnh và nhà khoa học Triều Tiêu sau khi phóng thành công tên lửa Hwasong-15 và đạt tới giới hạn độ cao mà nước này đề ra trước đó. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Chủ tịch Kim Jung Un vui mừng bên cạnh các tướng lĩnh và nhà khoa học Triều Tiêu sau khi phóng thành công tên lửa Hwasong-15 và đạt tới giới hạn độ cao mà nước này đề ra trước đó. Nguồn ảnh: Rodong Sinmun.
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, Hwasong-15 đã bay xa 960 km trong thời gian 53 phút và đạt tới độ cao 4.475 km, tức gấp 10 lần độ cao của Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, Hwasong-15 đã bay xa 960 km trong thời gian 53 phút và đạt tới độ cao 4.475 km, tức gấp 10 lần độ cao của Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).
Mời độc giả xem video: Quá trình Triều Tiên triển khai tên lửa Hwasong-15 hôm 29/11. (Nguồn YTN News)

GALLERY MỚI NHẤT