Xem toàn bộ ảnh
Đó là những nhận xét của Tổng biên tập tờ Tổng quan quân sự độc lập Victor Litovkin về tàu hộ tống tên lửa Project 12418 Molniya được Nga xuất khẩu cho Việt Nam. Gần đây, 2 tàu loại này đã được biên chế chính thức cho Lữ đoàn Tàu pháo – Tên lửa 167 mới thành và ra mắt ngày 14/10. Đơn vị này thuộc Vùng 2 Hải quân làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và cơ động lực lượng chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ. Ảnh: Người Lao Động |
Project 12418 Molniya có lượng giãn nước toàn tải 549 tấn, dài hơn 56m, rộng 10,5m. Tàu tuy nhỏ nhưng sức hủy diệt của nó thì không nhỏ, con tàu trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E được lắp lên 4 bệ, mỗi bệ 4 ống bố trí 2 sườn tàu. Ảnh: Người Lao Động |
Tên lửa Kh-35 Uran-E trang bị cho tàu có thể đạt tầm bắn đến 130km, lắp đầu đạn nặng 145kg. Theo nhà sản xuất, Kh-35 Uran-E đủ sức để đánh chìm một tàu cỡ 4.000-5.000 tấn. Ảnh: Người Lao Động |
Dù cho một phát bắn không làm gì được tàu cỡ lớn nhưng với nhiều phát bắn trúng đích thì con tàu hoàn toàn đủ khả năng diệt tàu chiến vài nghìn tấn. Ảnh: Người Lao Động |
Ngoài tên lửa, “muỗi độc” còn trang bị hệ thống pháo hải quân tự động AK-176 (tốc độ bắn 60-120 phát/phút, tầm bắn 15km); 2 ụ pháo phòng không cao tốc AK-630 và tên lửa đối không Igla. Ảnh: Người Lao Động |
Trong ảnh là bệ phóng mồi bẫy nhiệt – bức tường phòng thủ cuối cùng trên tàu. Ảnh: Người Lao Động |
Tàu được trang bị hệ thống điều khiển, hệ thống trinh sát, phát hiện hiện đại. Ảnh: Người Lao Động |
Hiện nay, Việt Nam đã bắt đầu đóng tàu Molniya trong nước theo giấy phép của Nga, và chiếc đầu tiên sẽ sớm gia nhập lực lượng hải quân vào cuối năm nay. |